- Home
- Giới thiệu
- Phê bình
- Nghiên cứu
- Tạp văn
- Hỏi đáp
- Đánh bắt Ẩm thực
- Ngôn ngữ
- Thường thức
MỌC ĐUÔI TÔM hay VỌC NIÊU TÔM ?
|
Gà giai đoạn mọc đuôi tôm. |
HOÀNG TUẤN CÔNG Câu tục ngữ "Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm"không xa lạ với người Việt. Trong khi hầu hết mọi người đều hiểu đúng, dùng đúng theonghĩa bóng,thìnghĩa đencủa nó lại làm tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu.Cái đuôi tôm của con gà liên quan gì đến ông chủ, mà khiến nó phải đợi“vắng chủ nhà”mới“mọc”ra? Sự vô lý ngự trị câu tục ngữ khiến người ta nghi ngờ tính chính xác của văn bản. Một số nhà nghiên cứu đã ngả theo hướng thay đổi hình thức câu tục ngữ thành:Vắng chủ nhà gàvọc niêu tôm,sục niêu tômhoặcvọc niêu cơm, mọc râu tôm, vọc mang tôm...để nghe cho có lý: -“Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”,nhóm Vũ Dung giải thích:“Vắng chủ nhà gà sục niêu tôm. x. Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm (vọc: thò tay, chân vào vào quấy, bới) không người cai quản, dễ làm bậy, tha hồ tự do thoải mái; Không người cầm chịch, quản lý, mọi việc đều lộn xộn lung tung”. -“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”GS Nguyễn Lân viết:“Chúa vắng nhà gà vọc niêu tôm(hoặc gà mọc đuôi tôm) Chê những kẻ làm liều khi không có người cai quản”. -“Từ điển tục ngữ Việt”của Nguyễn Đức Dương sau khi đưa ra bản:"Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm”,hướng dẫnxem “Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm”và chú thích:"Chắc là vọc niêu chứ chẳng phải mọc đuôi, nhưng đã bị chép lầm". -“Thành ngữ tục ngữ lược giải”của Nguyễn Trần Trụ:“Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm: Chủ nhà đi vắng thì việc trông coi cửa nhà sơ sót khiến cho gà vào tận trong nhà vọ niêu tôm mà ăn. Ý nói chủ nhà đi vắng thì đầy tớ, người trong nhà làm càn, phá phách”. -“Tục-ngữ lược giải” (Lê Văn Hoè): “Vắng chúa nhà gà mọc đuôi tôm: Vắng chúa nhà đến con gà không được yên ổn, bọn đầy tớ nghịch-ngợm đem đuôi tôm chắp vào đuôi con gà. Ý nói chủ đi vắng thì đầy tớ làm tướng. Cũng có người bảo câu này nói sai. Chính ra là: “Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm”, nghĩa là chủ nhà đi vắng thì việc trông coi nhà cửa sơ sót, khiến cho gà vào tận trong nhà vọc niêu tôm mà ăn”. -Trong“Tục ngữ Việt Nam”nhóm Chu Xuân Diên ghi nhận cả hai dị bản:“Vắng chúa nhà, gà vọc niêu tôm(hoặcmọc đuôi tôm)”. Vì sách chỉ sưu tầm, tập hợp nên nhóm biên soạn không giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. -"Tục ngữ Mường Thanh Hóa"-Cao Sơn Hải đưa ra dị bản: "Vắng chủ nhà gà vọc mang tôm" (mang tôm là phần đầu hồi, giáp với nóc của chái nhà) Nhìn chung, khi chưa tìm được lời giải cho"mọc đuôi tôm"thì "vọc niêu tôm"hoặc“vọc niêu cơm”, "vọc mang tôm",có thể tạm chấp nhận được. Và thực tế, các nhà ngữ học gần như đã thống nhất với dị bản và cách giải thích này. Tuy nhiên,suy cho kỹ, các kiểu "vọc", "sục" nói trên đều không ổn. Niêu tôm không phải là thứ mồi gà ưa thích, mở nắp xoong cũng không phải là lối kiếm ăn của loài gia cầm. Nếu có, chỉ là tình cờ chúng nhảy lên rồi làm đổ, lật úp nồi niêu xuống đất mà thôi. Với dị bản "niêu cơm"cũng vậy. Con gà đã làm bật được nắp niêu cơm ra, nó đâu dừng ở“vọc”,mà mổ ăn cho bằng hết, hoặc canh tung tóe. Trong khi chữ "vọc"lại hoàn toàn không miêu tả động tác mổ, bới của con gà. Người ta chỉ nói "chuột vọc", (chuột dùng chân hoặc răng nhấm thử), có khi không ăn mà chỉ làm mất dấu đĩa thức ăn. "Việt Nam tự điển": "Vọc: vầy, mó. Vọc tay vào, vọc bùn; đồ ma vọc. (Văn liệu :Hoài hồng ngâm cho chuột vọc, Hoài hạt ngọc cho ngâu vầy)". Như vậy, "vọc" là động tác nhẹ nhàng, không mang nghĩa phá phách. Chữ "sục" lại chỉ mõm con chó ăn vụng, vục đầu, sục mõm vào nồi chứ không phải gà. Với dị bản "Vọc mang tôm" cũng vậy, chữ "vọc" không chỉ động tác con gà canh, bới chỗ đầu chái nhà. Hơn nữa, với một chỗ khuất lấp như vậy, kể cả ông chủ ở nhà, thì con gà nó vẫn canh bới được như thường. Vậy bây giờ phải hiểu như thế nào? Chúng tôi cho rằng, hình thức đúng của câu tục ngữ vẫn là“Vắng chủ nhà; gà mọc đuôi tôm”. Xưa kia, nông dân thường nuôi gà ổ. Sau khi nở, gà con theo mẹ kiếm ăn. Khoảng thời gian này, mẹ gà chăm sóc đàn con rất cẩn thận. Vì đàn con, gà mẹ sẵn sàng liều mình chống lại những mối đe dọa, như chó, mèo, diều hâu, quạ...Mẹ gà dạy đàn con biết cách tìm mồi, nhận biết những mối nguy hiểm; vừa bới đất, vừa nghe ngóng, nếu thấy nguy hiểm, lập tức phát tín hiệu cố..ố...qu..ác...qu...ác báo động, rồi tục...tục "thu quân". Gà con dù đang mải mê ở đâu, nghe tiếng cảnh báo cũng chạy vội, chui hết vào đôi cánh gà mẹ. Có chú gà nào đùa nghịch chọi nhau, liền bị gà mẹ mổ nhẹ cho vài cái "nhắc nhở" thế là "giải tán" ngay. Lỡ chú nào lạc mẹ, thì nháo nhác, tiếng kêu dài chiếp....chiếp rất thảm thiết, chừng nào tìm được mẹ mới thôi (thành ngữ Nháo nhác như gà lạc mẹ). Cứ thế, cả gia đình gà quây quần ấm áp bên nhau thật bình yên, trật tự. |
Gà con chưa mọc đuôi tôm, luôn được gà mẹ che chở Ảnh sưu tầm trên mạng |
Khoảng hơn một tháng sau nở, lông cánh gà con phát triển đã phủ gần kín hai bên hông. Cái đuôi nhú lên tí xíu hôm nào, nay cũng đã dài, chìa ra, khum khum hệt cái đuôi (con) tôm. Khi gà con mọc đuôi tôm cũng là lúc (theo bản năng), gà mẹ xua đuổi, bắt đàn con phải tự lập, để gà mẹ chuẩn bị bước vào lứa sinh đẻ mới. Trước kia, gà mẹ săn sóc, bảo vệ, yêu thương đàn con bao nhiêu, thì bây giờ, nó dửng dưng, vô tình bấy nhiêu. Nếu con nào (do thói quen) vẫn chạy theo, sẽ bị mẹ gà đánh đuổi, mổ thật lực, kêu choe chóe. |
Gà mới bắt đầu nhú đuôi tôm, vẫn theo mẹ, nhưng chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ sống hoàn toàn tự lập và dĩ nhiên, sẽ không còn trật tự nữa Ảnh st trên mạng |
Thế là, anh em nhà gà con bắt đầu cuộc sống tự lập: đi kiếm ăn mà không có gà mẹ theo kèm. Sau vài ngày đầu nháo nhác, đàn gà con bắt đầu mạnh dạn hơn. Chúng vẫn giữ thói quen đi ăn theo bầy và rất hiếu động. Cả bầy chui luồn mọi xó xỉnh, hết ngoài vườn đến trong nhà; từ gầm giường, xó tủ đến bồ thóc, thúng gạo đều bị chúng bới móc, vừa chạy nhảy vừa kêu chiêm chiếp, ăn một phá phách mười, làm cho mọi thứ đảo lộn tứ tung lên. Ăn, chơi chán thì chúng quay ra đánh chọi nhau chí chóe mà chẳng có mẹ gà nào can thiệp. (Câu "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau" chính là nói gà con thời kỳ này). |
Gà mọc đuôi tôm gây gổ, đánh lộn nhau Ảnh ST trên mạng |
Như vậy, lũ trẻ con khi vắng chủ nhà, (chủ gia đình-bố mẹ ) và gà mọc đuôi tôm, gà mới tách mẹ đều có điểm giống nhau: nghịch ngợm, phá phách, tha hồ trêu chọc, đánh đấm nhau mà không bị ai trách mắng, quở phạt. Đây cũng là nhận thức tâm lý bọn trẻ và lũ gà con mới lớn theo kinh nghiệm của dân gian. |
Loại gà mọc đuôi tôm này mà phá thì phải biết Ảnh ST trên mạng |
Từ trước tới nay, câu “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm”, bị hiểu lầm có mối quan hệ nhân quả theo kiểu: "Vắng chủ nhà, (thì, nên) gà mọc đuôi tôm"; "Vắng chủ nhà, (thì, nên) mà vọc niêu cơm/tôm"; “Vắng chủ nhà, (thì, nên) gà bới bếp”; Tuy nhiên, theo chúng tôi, câu tục ngữ đang xét lại có mối quan hệ so sánh: bọntrẻvắng chủ nhà cũng (nghịch ngợm phá phách) giống như lũ gà con mọc đuôi tôm (khi tách mẹ). Đây là kết cấu theo kiểu: "Cơm chín tới, cải vòng (ngồng-ngòng) non, gái một con, gà nhảy ổ đẻ", hay "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò"; "Gái một con, thuốc ngon nửa điểu". Ấy chính là những giai đoạn đặc biệt của các sự vật, hiện tượng được tục ngữ đặt cạnh nhau để dùng cái này liên tưởng, so sánh với cái kia. Như vậy "Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm" được diễn giải: Tình trạng (trẻ) vắng chủ nhà (thì cũng giống như) gà con (giai đoạn) mọc đuôi tôm, và hiểu là: Trẻ con phá phách nghịch ngợm nhất là lúc vắng chủ nhà, bố mẹ; gà con hiếu động, quấy phá nhất là lúc mọc đuôi tôm, tách mẹ. Về sau, câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nhằm ám chỉ tất cả những hành động, việc làm quá tự do phóng túng, khi không có sự hiện diện, cai quản của người đứng đầu./. Hoàng Tuấn Công/2014 BÌNH LUẬN
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest NHÃN Hoàng Tuấn Công, Hỏi đáp 1 nhận xét:
- Unknownlúc 04:48 10 tháng 12, 2020
Giải thích này phù hợp nhất
Trả lờiXóaTrả lờiTrả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
Người theo dõi Blog
Hoàng Tuấn CôngEmail: tuancongthuphong@gmail.com
SỐ LƯỢT XEM TỪ 9/2013
Tìm kiếm Blog này
ĐỌC NHIỀU TRONG TUẦN
- “VIỄN VÔNG” hay “VIỂN VÔNG” ?
- MỌC ĐUÔI TÔM hay VỌC NIÊU TÔM ?
- “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ” SAI CHÍNH TẢ! (kỳ 1)
- MƠ HỒ TÍT BÁO
- "ĐẦU" TRONG "TÂM ĐẦU Ý HỢP" NGHĨA LÀ GÌ?
- THỔ ÂM THỔ NGỮ THANH HÓA
- “CÀN” TRONG “ĂN BẬY NÓI CÀN” NGHĨA LÀ GÌ?
- “TẾT SUM VẦY”, HAY “TẾT XUM VẦY”?
- CÁCH VẬN DỤNG TỪ NGỮ, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CỦA GS. NGUYỄN LÂN (P5)
- "THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT..."
TÌM BÀI THEO MỤC
- Cà kê chuyện chữ nghĩa (28)
- Cao Bồi Già (6)
- Đánh bắt Ẩm thực (11)
- Địa danh làng biển Thanh Hoá (1)
- GS Trần Ngọc Thêm (3)
- GS Vũ Khiêu (7)
- GS. Nguyễn Văn Khang (8)
- Hà Quang Năng (5)
- Hoàng Tuấn Công (255)
- Hoàng Tuấn Phổ (61)
- Hỏi đáp (19)
- Hồi ký Hoàng Tuấn Phổ (45)
- LÀNG CỔ XỨ THANH (7)
- Lê Xuân Đức (11)
- Nghiên cứu (24)
- Ngôn ngữ (7)
- Nguyễn Công Lý (3)
- Nguyễn Cừ (4)
- Nguyễn Đức Dương (5)
- Nguyễn Lân (27)
- Nguyễn Quang Lập (2)
- NXB Đồng Nai (6)
- NXB Thanh Niên (4)
- Phê bình (37)
- Phê bình từ điển (6)
- PV Thanh Hà (2)
- SẦM SƠN (3)
- Tác phẩm & Dư luận (7)
- Tái bản sách Phê bình khảo cứu (7)
- Tản văn (5)
- Tang lễ (3)
- Tạp văn (22)
- THÁI HẠO (2)
- Thanh Hằng (2)
- Thành ngữ bằng tranh (5)
- Tin nhạn (11)
- TỪ ĐIỂN ĐẠO VĂN (2)
- Từ láy (30)
- Văn mẫu (2)
- VTV (3)
- Vua tiếng Việt (3)
TÌM BÀI THEO THÁNG
- tháng 7 2024 (1)
- tháng 6 2024 (2)
- tháng 5 2024 (1)
- tháng 3 2024 (2)
- tháng 2 2024 (2)
- tháng 1 2024 (2)
- tháng 12 2023 (1)
- tháng 11 2023 (3)
- tháng 10 2023 (6)
- tháng 9 2023 (5)
- tháng 8 2023 (4)
- tháng 6 2023 (5)
- tháng 5 2023 (2)
- tháng 4 2023 (4)
- tháng 3 2023 (4)
- tháng 2 2023 (1)
- tháng 1 2023 (7)
- tháng 12 2022 (1)
- tháng 11 2022 (3)
- tháng 10 2022 (1)
- tháng 9 2022 (6)
- tháng 8 2022 (8)
- tháng 7 2022 (3)
- tháng 6 2022 (1)
- tháng 5 2022 (3)
- tháng 4 2022 (3)
- tháng 2 2022 (4)
- tháng 1 2022 (3)
- tháng 12 2021 (6)
- tháng 11 2021 (2)
- tháng 10 2021 (1)
- tháng 9 2021 (5)
- tháng 7 2021 (2)
- tháng 6 2021 (2)
- tháng 5 2021 (5)
- tháng 4 2021 (1)
- tháng 3 2021 (14)
- tháng 2 2021 (1)
- tháng 1 2021 (1)
- tháng 12 2020 (21)
- tháng 11 2020 (4)
- tháng 10 2020 (6)
- tháng 9 2020 (3)
- tháng 8 2020 (5)
- tháng 7 2020 (4)
- tháng 6 2020 (4)
- tháng 5 2020 (2)
- tháng 4 2020 (2)
- tháng 2 2020 (3)
- tháng 1 2020 (4)
- tháng 12 2019 (1)
- tháng 11 2019 (1)
- tháng 10 2019 (4)
- tháng 9 2019 (2)
- tháng 8 2019 (2)
- tháng 7 2019 (4)
- tháng 6 2019 (2)
- tháng 5 2019 (3)
- tháng 4 2019 (2)
- tháng 3 2019 (3)
- tháng 2 2019 (1)
- tháng 1 2019 (3)
- tháng 12 2018 (1)
- tháng 11 2018 (1)
- tháng 10 2018 (2)
- tháng 9 2018 (7)
- tháng 8 2018 (1)
- tháng 7 2018 (2)
- tháng 6 2018 (3)
- tháng 5 2018 (2)
- tháng 4 2018 (1)
- tháng 3 2018 (3)
- tháng 2 2018 (3)
- tháng 12 2017 (2)
- tháng 11 2017 (5)
- tháng 10 2017 (1)
- tháng 9 2017 (4)
- tháng 8 2017 (1)
- tháng 7 2017 (4)
- tháng 6 2017 (2)
- tháng 5 2017 (6)
- tháng 4 2017 (9)
- tháng 3 2017 (9)
- tháng 2 2017 (5)
- tháng 1 2017 (4)
- tháng 12 2016 (2)
- tháng 11 2016 (6)
- tháng 10 2016 (8)
- tháng 9 2016 (7)
- tháng 8 2016 (8)
- tháng 7 2016 (4)
- tháng 6 2016 (4)
- tháng 5 2016 (2)
- tháng 4 2016 (7)
- tháng 3 2016 (3)
- tháng 2 2016 (4)
- tháng 1 2016 (7)
- tháng 12 2015 (2)
- tháng 11 2015 (7)
- tháng 10 2015 (7)
- tháng 9 2015 (9)
- tháng 8 2015 (7)
- tháng 7 2015 (3)
- tháng 6 2015 (5)
- tháng 5 2015 (2)
- tháng 4 2015 (5)
- tháng 3 2015 (3)
- tháng 2 2015 (3)
- tháng 1 2015 (1)
- tháng 12 2014 (1)
- tháng 11 2014 (6)
- tháng 10 2014 (4)
- tháng 9 2014 (6)
- tháng 8 2014 (7)
- tháng 7 2014 (17)
- tháng 6 2014 (12)
- tháng 5 2014 (14)
- tháng 4 2014 (21)
- tháng 3 2014 (8)
- tháng 2 2014 (4)
- tháng 1 2014 (8)
- tháng 12 2013 (4)
- tháng 11 2013 (2)
- tháng 10 2013 (8)
- tháng 9 2013 (12)