Mọc Răng Khôn: Bác Sĩ Giải đáp 9 Câu Hỏi Quan Trọng Nhất

Mọc răng khôn: bác sĩ giải đáp 9 câu hỏi quan trọng nhất Nội dung bài viết ẩn 1. Mọc răng khôn có lợi hay có hại? 2. Mọc răng khôn có nguy hiểm không? 3. Biểu hiện (dấu hiệu) của mọc răng khôn như thế nào? 4. Bao nhiêu tuổi sẽ mọc răng khôn? Ai cũng mọc răng khôn hay sao? 5. Đau do mọc răng khôn kéo dài trong bao lâu? 6. Làm gì khi mọc răng khôn? 7. Nhổ răng khôn: Nên hay Không Nên? 8. Nhổ răng khôn có đau hay không? Có nguy hiểm không? 9. Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

Chủ quan và sai lầm khi mọc răng khôn không chỉ là sự đau nhức dai dẳng mà sẽ còn tai hại hơn nhiều với những biến chứng nguy hiểm hơn, sự hư hại các răng kế cận, sự xô lệch răng trên toàn hàm,… Bài viết này, bác sĩ Đặng Hoàng Cương (hệ thống nha khoa Peace Dentistry) sẽ giải đáp 9 câu hỏi quan trọng nhất về mọc răng khôn và đây cũng là 9 vấn đề mà phần lớn chúng ta vẫn mắc sai lầm.

1. Mọc răng khôn có lợi hay có hại?

Răng khôn (răng số 8) là răng mọc trong cùng trên cung hàm và cũng mọc trễ nhất (thường là từ 15 – 25 tuổi). Răng khôn có lợi hay có hại?

(4 răng khôn mọc với 4 hình thái khác nhau do không đủ chỗ trên cung hàm – Film Xray của 1 khách hàng tại Peace Dentristry)

Răng khôn có tác dụng gì với hoạt động ăn nhai không?

Răng chúng ta nếu không tính răng khôn thì thông thường có 28 chiếc (14 răng ở hàm trên + 14 răng ở hàm dưới), với 28 răng này đã hoàn toàn đầy đủ chức năng ăn nhai. Việc xuất hiện thêm 4 răng khôn sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào thêm cho ăn nhai.

Răng khôn có tác dụng với thẩm mỹ răng hoặc khuôn mặt không?

Răng khôn mọc sâu trong cùng nên cũng hoàn toàn không có tác dụng gì với thẩm mỹ răng hay khuôn mặt cả.

Tóm lại: Răng khôn về cơ bản là không có lợi ích gì nhưng ngược lại mang đến rất nhiều điều nguy hại mà phần lớn chúng ta không thể ngờ tới.

2. Mọc răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn do mọc trễ khi chúng ta đã trưởng thành, cấu trúc xương hàm gần như rất ít phát triển vào lúc này, do đó răng khôn mọc lên thường là không đủ không gian. Từ đó, việc mọc răng khôn sẽ gây nên những tai hại sau:

Viêm lợi trùm khi mọc răng khôn: Đây là dạng viêm nướu gây đau nhức kinh hoàng và dai dẳng. Không chỉ vậy, viêm lợi trùm do mọc răng khôn còn có thể biến chứng: viêm mở rộng sang các vùng răng khác, viêm lâu ngày gây áp xe chân răng và hư các răng kế cận, đặc biệt là răng số 7…

Gây xô lệch nhiều răng trên hàm, đặc biệt là các răng cửa, răng nanh:

Răng khôn (dù mọc thẳng, mọc lệch, mọc ngầm) đều có thể gây chèn ép mạnh lên răng số 7 và gây áp lực dây chuyền lên toàn hàm từ đó làm di chuyển dần các răng dẫn đến xô lệch răng. Đây là hiện tượng phổ biến và đó là lý do nhiều người không hiểu vì sao “răng đang đều lại tự nhiên xô lệch dần và rất kém thẩm mỹ”.

Răng khôn mọc lệch, ngầm gây đau đớn và hư răng số 7:

Răng khôn mọc lệch, ngầm cũng rất phổ biến. Việc này gây đau đớn triền miên và làm hư hại răng số 7, và cũng làm xô lệch răng khác.

Mọc răng khôn là nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu cho răng hàm:

Răng khôn khi mọc kết hợp với răng số 7 tạo thành các khe tích tụ thức ăn, vi khuẩn lý tưởng từ đó gây nên hiện tượng sâu răng, viêm tủy, viêm nướu và mất răng số 7.

(4 hình thái mọc răng khôn phổ biến, hình thái nào cũng mang lại những tai hại nghiêm trọng)

3. Biểu hiện (dấu hiệu) của mọc răng khôn như thế nào?

Nếu răng khôn mọc thẳng, đủ vị trí để mọc bình thường thì biểu hiện (dấu hiệu) của mọc răng khôn đó là bạn bị đau nhức nhẹ tại xung quanh vị trí răng khôn trong 5 – 7 ngày, bạn thấy nướu tại vị trí này nhô lên, rồi sau đó răng khôn sẽ nhú lên. Sau đó, hiện tượng đau nhức không còn.

Nếu răng khôn mọc không đủ vị trí (mọc chèn ép răng số 7, mọc lệch, mọc ngầm) thì biểu hiện như sau: Đau nhức ngày càng rõ rệt và tăng lên, nướu sưng (sưng lợi) rồi sau đó có thể viêm và có thể có dịch mủ, bạn có thể bị sốt nhẹ. Và triệu chứng này kéo dài, có khi chấm dứt nhưng chắc chắn rồi sẽ bị lại và tái đi tái lại nhiều lần.

Biểu hiện mọc răng khôn và bị viêm lợi trùm: nướu sưng lên quá nhiều, sưng nướu lan sang các răng khác, có dịch mủ, đau nhức nhiều thì đó có thể là bạn đã bị viêm lợi trùm do mọc răng khôn.

(Biểu hiện của mọc răng khôn bất thường)

4. Bao nhiêu tuổi sẽ mọc răng khôn? Ai cũng mọc răng khôn hay sao?

Không phải bất kỳ ai cũng mọc răng khôn, có những người cả cuộc đời không mọc răng khôn (khoảng 25% – 35% người không mọc răng khôn).

Tuổi mọc răng khôn sẽ dao động từ 15 – 28 tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 17 tuổi – 25 tuổi. Và lưu ý, lúc này cấu trúc xương hàm đã tương đối ổn định, phát triển rất ít nên răng khôn thường không đủ chỗ trên cung hàm.

5. Đau do mọc răng khôn kéo dài trong bao lâu?

Nếu răng mọc đủ vị trí thì đau nhẹ từ 5 – 7 ngày.

Nếu răng mọc không đủ vị trí (mọc chèn ép, mọc lệch, ngầm) thì cơn đau sẽ tái đi tái lại, dai dẳng. Có thể đau vài ngày, uống kháng sinh giảm đau có thể hết nhưng rồi lại bị đau và sưng viêm trở lại.

Xem thêm: Đau do mọc răng khôn – có nguy hiêm hay không và giải pháp

6. Làm gì khi mọc răng khôn?

Có 3 vấn đề mà các bạn tuyệt đối phải nhớ khi mọc răng khôn:

– Một là tuyệt đối đừng chủ quan. Chủ quan với mọc răng khôn là trường hợp rất phổ biến dẫn đến rất nhiều bệnh về răng và đặc biệt là hiện tượng “tự nhiên răng đang đều, đẹp lại trở nên lệch lạc kém thẩm mỹ”.

– Đừng uống thuốc dù là giảm đau, kháng sinh, kháng viêm khi chưa có hoạt động thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Hãy đến ngay nha sĩ, phòng nha uy tín để chụp film Xray, film này sẽ khảo sát vùng răng – hàm và cho biết là răng khôn đang ở trạng thái nào (lệch, ngầm, chèn ép răng số 7) và bác sĩ cũng sẽ xem xét các hiện tượng viêm lợi, viêm lợi trùm…

7. Nhổ răng khôn: Nên hay Không Nên?

Câu trả lời mà bất kỳ nha sĩ nào cũng sẽ khuyên bạn đó là: nên nhổ răng khôn. Lý do vì sao?

Như đã nêu ở phần 2 thì răng khôn không mang lại lợi ích gì nhưng những tác hại khôn lường mà nó gây ra lại rất nhiều: viêm lợi, viêm lợi trùm, hư răng số 7, hiện tượng răng tự nhiên lệch lạc, đau nhức triền miên và tái đi tái lại, sâu răng… Với các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì chắc chắn bạn phải nhổ bỏ.

8. Nhổ răng khôn có đau hay không? Có nguy hiểm không?

Nếu bác sĩ thực hiện đúng các điều này thì hoàn toàn không nguy hiểm. Nhưng khi thực hiện không đúng có thể gây nên các hiện tượng: chảy máu nhiều và lâu cầm máu, vết thương chậm hồi phục và những vấn đề khác nghiêm trọng hơn.

Nhổ răng khôn khi được thực hiện đúng: gây tê đúng, tiểu phẫu đúng kỹ thuật, bác sĩ có kinh nghiệm với kỹ năng tốt, bệnh nhân tuân thủ liệu trình sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh thì sẽ không gây quá nhiều đau nhức. Dĩ nhiên nói không đau là hoàn toàn không chính xác.

(Răng khôn nhiều trường hợp sẽ mọc lệch/ngầm nên cần lưu ý khi nhổ)

9. Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

Quy trình nhổ răng khôn phải tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, và đây là quy trình áp dụng tại Hệ thống nha khoa Peace Dentistry:

(Chụp phim Panorex là không thể thiếu khi quyết định nhổ răng khôn, phim có chi phí 80.000 – 100.000đ tại Peace Dentistry Tp.HCM)

Bước 1: Khám tổng quát, chụp phim, phân tích phim Xray

Bước 2: Chuẩn bị phòng tiểu phẫu nhổ răng khôn: Vô trùng phòng tiểu phẫu bằng hệ thống cực tím, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tiểu phẫu sau khi đã được vô trùng trong lò vô trùng, thuốc tê…

Bước 3: Gây tê và thử cảm giác răng vùng tiểu phẫu. Việc này đảm bảo khách hàng không bị đau trong quá trình tiểu phẫu.

Bước 4: Tiểu phẫu nhổ răng khôn một cách triệt để, không để sót bất kỳ mẩu chân răng dù là nhỏ nhất. Khâu vết thương.

Bước 5: Kê toa thuốc và dặn dò chăm sóc răng sau nhổ răng khôn.

Xem thêm: Dịch vụ nhổ răng khôn tại Nha khoa Peace Dentistry

KHÁCH HÀNG TẠI PEACE DENTISTRY

"Hình ảnh đã được sự đồng ý của khách hàng"

(Bọc 20 răng sứ Zirconia Ceramill Zolid cho răng tối màu, bảo hành IPDI 10 năm (**))

(Bọc 20 răng sứ Cercon cho răng tối màu, bảo hành IPDI 10 năm (**))

(Trồng 2 trụ implant Neodent và răng sứ Zirconia khôi phục 2 răng cửa (Phục hình tức thì) (**))

(Tẩy trắng răng Plasma (**))

Xem thêm hình ảnh khách hàng

Xem thêm hình ảnh khách hàng tại Peace Dentistry

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

"Chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ 24/7"

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC HỖ TRỢ TƯ VẤN

(Để lại thông tin và vấn đề về răng của bạn, Nha khoa sẽ gọi lại tư vấn ngay)

Chọn chi nhánh điều trị 563-565 Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Quận 1, TP.HCM 147 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3, TP.HCM 56 Nguyễn Thị Thập, KĐT Him Lam, P.Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM 855 Phạm Văn Đồng, P.Linh Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM 328 Nguyễn Chí Thanh, Phường 5, Quận 10, TP.HCM 298 Đống Đa, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Từ khóa » Cho Hỏi Răng Khôn Là Gì