MODULE 1 THPT: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HỌC SINH THPT
Có thể bạn quan tâm
- Lý thuyết cơ bản của Module
Tâm lí học phân chia toàn bộ quá trình phát triển tâm lí cá nhân thành các thời kì mỗi giai đoạn được xác định bởi các dấu mốc tương đối về thời gian, cách phân chia phổ biến hiện nay;
– Tuổi hài nhi: 0 – 1 tuổi
– Tuổi ấu nhi: 1 – 3 tuổi
– Tuổi mẫu giáo: 3-6 tuổi.
– Tuổi nhi đồng: 6 – 11, 12 tuổi.
– Tuổi thiếu niên: 11, 12- 13, 14.
– Tuổi thanh niên: 14, 15-25.
HS trung học phổ thông nằm trong độ tuổi vị thành niên và là giai đoạn cuối cửa tuổi vị thành niên và giai đoạn giữa của tuổi thanh niên.
Theo cách xác định phổ biến và được thừa nhận trong tâm lí học, tuổi thanh niên được xác định từ 15 đến 25 tuổi, với hai thời kì: (15 – 19 và 19 – 25)
Đặc trưng lớn nhất của hoàn cảnh xã hội của sự phát triển ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là các quan hệ có tính mở và sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội. Đặc trưng này đuợc thể hiện cụ thể như sau:
– Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các mối quan hệ ít tính mâu thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha me, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn. Tuy vậy, tính chất ít xác định về quan hệ xã hội vẫn còn. Một mặt học sinh đã có những sự độc lập nhất định trong tư duy, trong hành vi ứng xử, mặt khác học sinh lại chưa có đuợc sự độc lập về kinh tế do vẫn phụ thuộc vào gia đình.
– Quan hệ với phụ huynh. Trong gia đình, học sinh có thể có được quan hệ tương đối dân chủ hơn, được tôn trọng và lắng nghe. Học sinh có thể tự quyết định một sổ vấn đề của bản thân hoặc được tham gia vào việc ra các quyết định đó như lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm. Việc can thiệp trực tiếp theo kiểu “ra lệnh”, “ép buộc” của cha mẹ với trẻ không phù hợp và cũng không thể hiệu quả nữa. Sự tôn trọng và trò chuyện của phụ huynh với học sinh có thể tạo được mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. Sụ tin cậy, thẳng thắn từ phía phụ huynh giúp các em có thể nhanh chóng trưởng thành theo chiều hướng tích cục. Mức độ đồng nhất hoá của học sinh với cha mẹ ở tuổi này thấp hơn ở trẻ nhỏ. Do vậy, việc phụ huynh áp đặt các hành vi và cách suy nghĩ của mình có thể gây ra phản ứng của các em. Học sinh lớn chủ yếu mong muốn cha mẹ là những người bạn, người “cổ vấn”. Những người cha me tốtvẫn là những khuôn mẫu hành vi quan trọng đối với trẻ. Nếu thiếu sự định hướng và những khuôn mẫu hành vi từ phía cha mẹ, các em có thể tìm kiếm các khuôn mẫu khác ngoài môi trường gia đình để làm theo bởi các mối quan hệ xã hội và khả năng tiếp xúc với những người khác đã mở rộng hơn.
– Trong quan hệ với bạn bè, học sinh trung học phổ thông có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn đa dạng hơn. Nhóm bạn có các định hướng giá trị rõ rệt hơn và cỏ điều kiện tồn tại lâu dài hơn. Đặc điểm này không rõ ở học sinh trung học cơ sở. Học sinh trung học phổ thông có thể vừa tham gia vào các nhóm có tổ chức như lớp học, chi đoàn vừa tham gia vào các nhóm bạn bè tự phát, trong đó có những nhóm thường xuyên, ổn định và các nhóm tạm thời tình huống. Các nhóm thường xuyên có sự phân hoá vai trò ổn định hơn và một số trường hợp có sự đoàn kết.
Tuổi đầu thanh niên là tuổi của những người đang lớn nhưng chưa thành người lớn, những người thu nhận thông tin nhưng không phải là người uyên bác, những người ham mê nhưng không phải say mê.
Còn về đặc điểm nhận thức và phát triển trí tuệ ở HS THPT: nhận thức, hiểu biết rộng và phong phú hơn. Cụ thể:
– Tính độc lập và sáng tạo thể hiện rõ nét.
– Sự phân hóa hứng thú nhận thức rõ nét và ổn định hơn.
– Sự phát triển trí tuệ đạt đến đỉnh cao. Sự phát triển trí tuệ gắn liền với năng lực sáng tạo. Sự phát triển nhận thức và trí tuệ không giống nhau ở mỗi cá nhân, đặc biệt phụ thuộc nhiều vào cách dạy học. Vì vậy, dạy học theo kiểu áp đặt không hiệu quả cao, nhưng dạy học khuyến khích phát triển tư duy thì hiệu quả cao. Vì vậy, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá rất quan trọng.
Tuy gắn với trí tuệ phát triển thì đời sống tình cảm và ý chí của học sinh cũng có nhiều thay đổi như có tính phân hóa sâu,tính tự chủ và được điều tiết tốt hơn. Những tình cảm như tính thẩm mỹ, tình bạn, tình yêu bộc lộ một cách rõ ràng. Tình yêu ở thời HS THPT học sinh dễ “hiệu ứng nhiễm sắc” – chỉ nhìn thấy nét đẹp của người yêu và hiệu ứng “hiệu ứng phi cá tính hóa” – dễ dàng từ bỏ cái tôi của bản thân để làm đẹp lòng người yêu.
Tuy nhiên, ở độ tuổi HS THPT thì ý chí của HS thể hiện rõ ở chọn nghề trong tương lai. Tuy nhiên có học sinh có ý chí kiên định chọn rõ và có thành tích, bên cạnh đó có học sinh còn chưa phát huy hết khả năng của bản thân.
Về đặc điểm nhân cách của HS THPT: đặc điểm nổi bật trong nhân cách của HS thể hiện ở tự ý thức và cái tôi.
– Tự ý thức là khả năng học sinh tự tách ra khỏi bản thân mình làm đối tượng của nhận thức, để đánh giá. Tự đánh giá là một khả năng được hình thành trong suốt quá trình phát triển nhân cách và được coi là dấu hiệu cơ bản để nhận biết mức độ trưởng thành của nhân cách. Ở HS THPT tự đánh giá thể hiện ở một số đặc điểm nổi bật sau:
+ Đối chiếu bản thân với chuẩn mực xã hội
+ Sự đánh giá có tính phê phán và đòi hỏi cao ở bản thân
+ Tự đánh giá có chiều sâu và khái quát hơn
+ Tự đánh giá thể hiện theo 3 cách: So sánh mức độ kì vọng với kết quả của bản thân; đối chiếu so sánh với ý kiến của người khác về bản thân; sự thành thạo trong công việc, sự hấp dẫn trong tình yêu và tình bạn thân.
+ đánh giá mang tính chủ quan và có chút cao hơn so với hiện thực
Tuy nhiên, quá trình hình thành nhân cách bao gồm cả việc hình thành “cái tôi”. Cái tôi hay hình ảnh về cái tôi có nhiều nội dung và nhiều mức độ như cái tôi thể chất, cái tôi hiện thực, cái tôi lí tưởng.. Khi ở độ tuổi này, HS rất quan tâm đến thân thể của mình trong con mắt người khác. Hình ảnh cái tôi được đánh giá qua nhiều tiêu trí khác nhau: tính bền vững, tính tương phản, mức độ rõ ràng.
– Sự cường điệu tính độc đáo riêng của mình là đặc điểm của nhiều học sinh.
– Cái tôi của nữ và nam có sự khác biệt. Nữ giới nhạy cảm và có xu hướng hướng nội hơn.
Định hướng giá trị được hiểu là thái độ, sự lựa chọn của cá nhân với giá trị vật chất hay tinh thần. Định hướng giá trị có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người vì nó quyết định mục đích hoạt động mà con người hướng tới; nó thúc đẩy con người hoạt động thực hiện để hướng tới giá trị đó; nó đóng vai trò tiêu chuẩn, nguyên tắc của hành vi.
Về phân loại có thể chia các loại khác nhau:
– Căn cứ vào ý nghĩa xã hội: định hướng giá trị xã hội và định hướng giá trị cá nhân
– Căn cứ vào đối tượng có đinh hướng giá trị vật chất và định hướng giá trị tinh thần
– Căn cứ vào tính chất và ý nghĩa: định hướng giá trị tích cực và định hướng giá trị tiêu cực.
Định hướng giá trị của HS THPT thể hiện qua các hoạt động và các mỗi quan hệ xã hội.
Nét nổi bật của tuổi thanh niên là xác định kế hoạch cuộc đời. điều này là do: sự trưởng thành nhất định về nhân cách; sự cụ thể hóa ít nhiều có tính hiện thực các ước mơ. Ở HS THPT khái niệm chọn nghề dựa vào khái quát kinh nghiệm có được từ người xung quanh, tuy nhiên chưa đầy đủ. Chọn nghề là quá trình phức tạp và lâu dài. Tuy nhiên, HS ở độ tuổi này thể hiện tính tích cự xã hội cũng rất rõ nét. Tính tích cực xã hội của HS THPT được thúc đẩy bởi các yếu tố sau: Nhu cầu tìm hiểu, nắm bắt thông tin; các hứng thú liên quan đời sống xã hội.
Ở độ tuổi THPT thì tâm lí của HS về tính dục, căng thẳng tâm lí, lạm dụng chất…HS THPT đang hình thành về sinh lí và hoàn chỉnh hơn về nhân cách. Đối với vẫn đề tính dục thì có 3 mặt chúng ta cần quan tâm: hành vi tính dục, tâm thế tính dục, các cảm nghiệm và ảo tưởng tính dục. Hiện tượng tính dục gắn với việc lĩnh hội vai trò giới
Một thực trạng nữa ở HS THPT đó là lạm dụng các chất kích thích do bản thân muốn chứng minh là người lớn hoặc dễ bị lôi kéo, hoặc học giảm sút, gia đình không tin tưởng, thất tình và có thể tò mò. Ở HS THPT cũng hay bị căng thẳng do mâu thuẫn hoặc xung đột với người lớn, ngoài ra do tâm lí đến việc thi đại học và chọn nghề. Ngoài ra sự kì vọng quá nhiều của những người thân làm căng thẳng cho HS.
Khi căng thẳng quá và dẫn đến trầm cảm thì HS THPT rất dễ tự sát để kết thúc bản thân mình.
- Vận dụng
Qua tìm hiểu về kiến thức của module bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình dạy học của mình như sau:
– Giáo dục học sinh kĩ năng sống thông qua bộ môn Sinh học, bản thân nâng cao ý thức phát triển chuyên môn
– Phân tích cho HS hiểu và phân biệt tình bạn và tình yêu. Tham gia tư vấn cho HS.
– Định hướng tu vấn nghề nghiệp cho học sinh khi có thể và trong lớp chủ nhiệm.
– Tham gia giáo dục học sinh qua bộ môn và phân tích giáo dục nhận thức và nhân cách của HS để giúp phần giáo dục học sinh thành công.
– Tìm hiểu, phối kết hợp với các ban ngành trong nhà trường và phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh tốt hơn.
Tóm lại, tâm lí học sinh ở độ tuổi thanh thiếu niên có những đặc điểm đặc trưng, bản thân mỗi giáo viên cần tìm hiểu nắm được và vận dụng trong quá trình dạy học để đạt hiệu quả cao nhất.
Share this:
Từ khóa » đặc điểm Của Học Sinh Lớp 10
-
Đặc điểm Tâm Sinh Lý Của Học Sinh Lớp 10 THPT
-
Top 15 đặc điểm Của Học Sinh Lớp 10
-
Đặc điểm Tâm Sinh Lí Lứa Tuổi Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
-
10 đặc điểm Của Học Sinh Tuyệt Vời - Táo Trường Học
-
Đặc điểm Tâm Lý Học Sinh Lớp 10
-
Đặc điểm Nhân Cách Của Học Sinh THPT - Học Tốt
-
10 đặc điểm Và Thói Quen Của Học Sinh Giỏi Mà Bạn Có Thể Học Tập
-
THAM LUẬN BAN TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
-
THPT1: Đặc điểm Tâm Lý Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông
-
ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS, LỚP 6 7 8 9
-
Quy Chế Tuyển Sinh Của Trường Vinschool
-
Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Tổng Thể Môn Lịch Sử
-
10 đặc điểm Của Học Sinh Giỏi