Mỗi Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm Có Mục Tiêu, đối Tượng Khác Nhau
Có thể bạn quan tâm
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được cơ sở giáo dục cấp cho người tham gia học tập và hoàn thành chương trình bồi dưỡng nào đó, mỗi chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có mục tiêu khác nhau, dành cho các đối tượng khác nhau.
Từ năm 2013 trở về trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm sau:
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (thay thế Quyết định số 61/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng).
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 6042/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (dành cho giáo viên Tiếng Anh cấp tiểu học và người muốn trở thành giáo viên Tiếng Anh cấp tiểu học, đã hết hiệu lực kể từ ngày 22/5/2021).
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT ngày 16/9/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo (dành cho những người đã được tuyển dụng làm giáo viên trung học phổ thông nhưng chưa qua đào tạo sư phạm, đã hết hiệu lực kể từ ngày 22/5/2021).
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/TT-BGDĐT ngày 4/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tạm dừng kể từ ngày 27/3/2014 theo Quyết định số 1090/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và hết hiệu lực kể từ ngày 22/5/2021).
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung cấp chuyên nghiệp bàn hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (thay thế Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1672/TH-DN ngày 28/8/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2 ban hành kèm theo Quyết định số 2988/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp).
Về hiệu lực, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 cấp cho bà vẫn còn giá trị; tuy nhiên, thông tin bà cung cấp chưa nói rõ là loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nào, dành cho đối tượng giáo viên hay giảng viên, để có cơ sở xác định có được dùng cho giáo viên cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông hay không.
Chinhphu.vnTừ khóa » Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Sư Phạm Tiểu Học
-
Lớp Bồi Dưỡng Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm Giáo Viên Tiểu Học 2021
-
Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm Cho Giáo Viên Tiểu Học, THCS Và THPT
-
Nghiệp Vụ Sư Phạm Cho Giáo Viên Tiểu Học
-
Các Quy định Về Chứng Chỉ Sư Phạm Thầy Cô Cần đọc Kĩ, Khỏi Tiền Mất ...
-
Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm Là Gì? Chương Trình Học Thế Nào?
-
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ ...
-
Thông Báo Tuyển Sinh Lớp Bồi Dưỡng Và Cấp Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư ...
-
Chương Trình Nghiệp Vụ Sư Phạm Tiểu Học Theo Thông Tư Mới Của BGD
-
Học Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Sư Phạm ở đâu Tại Hà Nội?
-
Thông Báo Tuyển Sinh Khóa Học Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm
-
Làm Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Sư Phạm Toàn Quốc
-
Nghiệp Vụ Sư Phạm Dành Cho Giáo Viên Tiểu Học - TRUNG TÂM VTE
-
Đào Tạo Và Cấp Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm - Facebook