Môi Giới Giảm, Tự Doanh Lỗ, Khối Công Ty Chứng Khoán Có Mùa Kinh ...
Có thể bạn quan tâm
Vi mô ngoại biên quá nhiều rủi ro với những thông tin tiêu cực như lạm phát Mỹ kỷ lục Fed buộc phải thắt chặt tiền tệ, khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến Nga - Ukraine dù nội địa vẫn rất tốt nhưng ảnh hưởng đáng kể khiến chứng khoán Việt Nam điều chỉnh trong suốt từ tháng 4 đến nay. Chỉ số liên tục chọc thủng đáy, thanh khoản ngày càng teo tóp lại, cả thị trường khó khăn, quỹ ngoại lỗ, nhà đầu tư cá nhân lỗ và tự doanh cũng không tránh khỏi.
NHIỀU CÔNG TY CHỨNG KHOÁN LỖ NẶNG
Bên cạnh những công ty chứng khoán khó khăn duy trì thành quả thì đã có nhiều đơn vị buộc phải báo lỗ trong quý 2 vừa qua, đơn cử như SHS, Chứng khoán Apec, Chứng khoán Rồng Việt, ABCS, Chứng khoán Bảo Minh, Thiên Việt, TPS, APG...
Cụ thể, tại Chứng khoán SHS, doanh thu của công ty chứng khoán này ghi nhân ậm 64 tỷ đồng trong khi năm ngoái là 594 tỷ đồng. Doanh thu âm chủ yếu do lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ gồm lãi bán tự doanh và đánh giá lại danh mục tự doanh lỗ 435 tỷ đồng. Doanh thu môi giới chứng khoán giảm mạnh còn 84 tỷ đồng năm ngoái là 145 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí hoạt động, thuế, SHS ghi nhận lỗ 297 tỷ đồng mà cùng kỳ năm ngoái lãi đến 309 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, nếu tính từ đầu năm đến nay, SHS vẫn ghi nhận lãi 32 tỷ đồng, con số quá nhỏ so với số lãi có được của 6 tháng đầu năm 2021 là 580 tỷ đồng.
Lỗ nặng nhất có lẽ phải kể đến chứng khoán Apec. Trong kỳ, Apec ghi nhận doanh thu 56 tỷ đồng tuy nhiên lỗ từ các tài sản tài chính gồm lỗ bán và chênh lệch đánh giá lại tự doanh 498 tỷ đồng doanh thu các hoạt động khác như môi giới, cho vay giảm dẫn đến sau khi trừ các chi phí hoạt động và thuế, Apec lỗ 362 tỷ đồng, năm ngoái lãi gần 3 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Chứng khoán Apec lỗ 316 tỷ đồng, lỗ kỷ lục trong làng tự doanh.
Công ty chứng khoán lớn như Rồng Việt cũng chịu thua lỗ nặng với mảng đầu tư chứng khoán. Theo đó trong kỳ, khoản đầu tư chứng khoán của Rồng Việt lỗ 20,06 tỷ đồng trong khi năm ngoái lãi 143 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động môi giới giảm 24,5% còn 61 tỷ đồng; mảng ngân hàng đầu tư cũng giảm mạnh thu về 7,35 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí, Rồng Việt báo lỗ 233 tỷ đồng trong quý 2 và lỗ 128 tỷ đồng từ đầu năm đến nay.
Tương tự, Chứng khoán Bảo Minh cũng ngậm ngùi báo lỗ 165 tỷ đồng trong khi năm ngoái lãi 160 tỷ đồng. Theo đó, trong kỳ, Bảo Minh ghi nhận doanh thu 132 tỷ đồng riêng mục tự doanh lãi bán 100 tỷ đồng tuy nhiên lỗ bán còn lớn gần gấp ba khoảng 276 tỷ đồng dẫn đến kết quả công ty này phải báo lỗ. Lũy kế từ đầu năm đến nay, Bảo Minh báo lỗ 39 tỷ đồng nhờ tình hình quý 1 khả quan hơn. Dù vậy, con số này khá thấp so với khoản lãi 176 tỷ đồng có được vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2021.
Một công ty chứng khoán cũng không thể không kể đến là chứng khoán ABCS với khoản lỗ 198 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua. Doanh thu hoạt động trong quý này ở hầu hết các mảng gồm tự doanh, cho vay margin, môi giới, tư vấn tài chính đều giảm mạnh, trong khi đó, lỗ mảng tự doanh lên tới 370 tỷ đồng. Điều này dẫn đến ACBS lỗ 198 tỷ đồng trước thuế, lũy kế từ đầu năm đến nay công ty này lỗ 9 tỷ đồng trong khi năm ngoái lãi lần lượt 171 tỷ đồng và 274 tỷ đồng.
TỘI ĐỒ LÀ GÌ?
Như đề cập ở trên, hầu hết các công ty chứng khoán báo lỗ đều do mảng tự doanh. Đây là mảng đã hái ra tiền cho nhóm này trong suốt năm 2021 khi thị trường trong chu kỳ uptrend tuy nhiên lại là tội đồ nguy hiểm nhất khiến công ty chứng khoán lỗ nặng.
Tại chứng khoán SHS, đối với mảng tự doanh đã bán, duy chỉ có cổ phiếu GEX và SIP khiến công ty lỗ lần lượt 18 tỷ đồng và 71 tỷ đồng. Danh mục đánh giá lại hiện tại của SHS gồm SHB, BCG, TCB, GEX, TCB. Trong đó, SHB ghi nhận đánh giá lại BCG tạm thời mất tỷ đồng giá trị mua là 200 tỷ đồng trong khi giá thị trường còn 141 tỷ đồng. Với cổ phiếu TCD, Chứng khoán SHS cũng bị mất 100 tỷ đồng, mất gần 70 tỷ đồng với GEX và mất 72 tỷ đồng với TCB.
Với chứng khoán Apec, danh mục chứng khoán đã bán của Apec gồm IDJ, APJ, NBB, TCH, AAT, PHC, CEO. Trong đó, cổ phiếu mang lại trái đắng nhiều nhất là NBB với khoản lỗ 30 tỷ đồng, tiếp theo là API, TCH, ATT. Apec còn đầu tư vào hàng loạt cổ phiếu chưa niêm yết chưa đăng ký giao dịch cũng bị lỗ nặng như Thép Đình Vũ...
Mặc dù báo lãi trong quý 2 vừa qua nhưng danh mục tự doanh của một số công ty chứng khoán vốn hóa lớn cũng bi đát không kém. Đơn cử, tại SSI, công ty này đang chịu lỗ nặng với cổ phiếu quốc dân HPG. Giá gốc mua là 35,7 tỷ đồng và giá hợp lý còn 28 tỷ đồng. SGN cũng ghi nhận sụt giảm từ 407 tỷ đồng còn 403 tỷ đồng. Đáng lưu ý, trong kỳ SSI đã mua thêm một lượng lớn cổ phiếu HPG, giá trị đầu năm chỉ là 4,7 tỷ đồng mà đến cuối tháng 6 là 35 tỷ đồng giá gốc.
Chứng khoán Bản Việt cũng báo lãi giảm mạnh do nghiệp vụ tự doanh. Trong kỳ, đánh giá lại khoản đầu tư cổ phiếu KDH đã khiến Bản Việt mất 33 tỷ đồng, dù vậy các mã còn lại vẫn ghi nhận lãi. Lợi nhuận sau thuế của BVSC trong quý vừa qua đạt 300 tỷ đồng giảm 27% so với năm ngoái tương ứng giảm 109 tỷ đồng.
Từ khóa » Tự Doanh
-
Khối Tự Doanh Là Gì? Quy định Về Khối Tự Doanh Chứng Khoán?
-
Hoạt động Tự Doanh Là Gì? Nghiệp Vụ Tự Doanh Chứng Khoán?
-
Tự Doanh Chứng Khoán Và Những điều Nhà đầu Tư Cần Biết - YSedu
-
Tự Doanh 03/08: Mua Ròng 9 Phiên Liên Tiếp | Vietstock
-
Tự Doanh Chứng Khoán 3.8: Bán Tống Bán Tháo, Ngân Hàng Bị Chốt ...
-
Tự Doanh Chứng Khoán 2.8: Ráo Riết Gom Ngân Hàng, "đóng Băng ...
-
Plus24 – Market Watch - MBS
-
Giao Dịch Tự Doanh CTCK - CafeF
-
Hoạt động Tự Doanh Chứng Khoán Là Gì? - VnExpress
-
Tự Doanh Short Ròng Phái Sinh, Mua Mạnh Nhiều Cổ Phiếu Lớn
-
Tự Doanh Chứng Khoán Là Gì? Đặc điểm Và Quy định Họat động | Timo
-
Tin Tức, Hình ảnh, Video Clip Mới Nhất Về Tự Doanh
-
Tự Doanh Mua Ròng Hơn 230 Tỉ đồng, Gom Cổ Phiếu Ngân Hàng