Mối Liên Hệ Giữa Màu Sắc Nước Tiểu Và Bệnh Thận

Màu sắc nước tiểu cũng là dấu hiệu cho biết tình trạng sức khỏe của bạn. Đặc biệt đối với bệnh thận, việc làm kiểm tra nước tiểu để chẩn đoán bệnh là điều rất quan trọng.

Thậm chí ngay cả khi nước tiểu của bạn trông rất bình thường, tình trạng tổn thương thận lại tiềm ẩn dưới dạng protein có trong nước tiểu.

Nước tiểu trong hay có màu vàng nhạt

Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ cơ thể bạn có đủ nước.

  • Tổng hợp các triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh thận mãn tính
  • 8 biểu hiện của bệnh thận dễ nhận biết mà bạn cần cảnh giác
  • 8 điều cần biết về sỏi thận có thể bạn chưa biết
  • Bệnh tăng huyết áp và bệnh thận có liên quan như thế nào?
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng có đáng lo?

Nước tiểu có màu vàng sậm

Bạn có nguy cơ bị thiếu nước. Do đó, cần bổ sung nhiều nước hơn.

Nước tiểu ngả sang màu hồng hay đỏ nhạt

Màu sắc nước tiểu này chứng tỏ bạn đã tiêu thụ thực phẩm có màu đỏ (như củ dền) hoặc nguy hiểm hơn, trong nước tiểu có lẫn máu. Bạn cần kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình cũng như đi kiểm tra bác sĩ kịp thời.

Nước tiểu màu xanh

Phẩm màu trong một số loại thực phẩm nhất định có thể đào thải qua đường nước tiểu với màu xanh khi cơ thể bạn không thể hấp thụ trong suốt quá trình tiêu hóa.

Nước tiểu có bọt

Có quá nhiều bọt trong nước tiểu, đặc biệt khi bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần, điều này chứng tỏ trong nước tiểu bạn tồn tại một lượng protein. Protein trong nước tiểu chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh thận. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ để được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận kịp thời.

>> Xem thêm Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận có thể bạn chưa biết

Làm sao để bảo vệ sức khỏe thận?

Mỗi ngày thận phải đảm nhận nhiều công việc quan trọng như đào thải độc tố, lọc máu…

Để chăm sóc sức khỏe thận, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây.

kiểm tra huyết áp để biết bệnh thận
Nếu huyết áp của bạn quá cao, áp lực lên thận càng lớn

Kiểm tra huyết áp. Nếu huyết áp của bạn quá cao, áp lực lên thận càng lớn. Nếu không chắc chắn về huyết áp của mình, bạn cần kiểm tra ngay. Cao huyết áp là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều bệnh lý ở thận.

Tiểu đường. Bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra, đồng thời kiểm soát lượng đường huyết nếu bị bệnh tiểu đường. Cũng giống như tình trạng cao huyết áp, tiểu đường được xem là một trong số những nguyên nhân dẫn đến suy thận.

Sử dụng thuốc. Sử dụng bất hợp lý nhiều loại thuốc kê toa gây ảnh hưởng đến thận. Bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

>> Xem thêm Nỗi lòng người bệnh trong phòng chạy thận

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Ăn uống và tập thể dục đúng cách không chỉ hỗ trợ cho tim mạch, giúp bạn có một thân hình đẹp mà còn giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết của bạn, do đó chúng góp phần hỗ trợ sức khỏe thận.

Không tiêu thụ nhiều muối. Bạn nên sử dụng không quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Đồng thời, kiểm tra bao bì sản phẩm để biết được lượng muối tiêu thụ.

Uống đủ nước. Cơ thể có đủ nước rất tốt cho sức khỏe thận. Một cách dễ dàng nhất để bạn kiểm tra tình trạng này là quan sát màu sắc nước tiểu.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe thận tốt hơn.

Theo hellobacsi.com

Tin liên quan

Tìm hiểu các thông tin về suy thận

Những điều rất ít người biết về suy thận

chứng thận hư

Hiểu đúng về chứng thận hư theo Y học cổ truyền

Viêm bàng quang

Những điều ít biết về viêm bàng quang và cách điều trị hiệu quả nhất

Từ khóa » Tiểu Bọt Voz