Mối Liên Quan Giữa ăn Thừa Muối Và Bệnh Tăng Huyết áp - Bộ Y Tế

Truy cập nội dung luôn Cổng thông tin Bộ Y tế

Mối liên quan giữa ăn thừa muối và bệnh tăng huyết áp

30/09/2019 | 10:23 AM

|

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp (THA) như thừa cân, ăn mặn, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo,...

news-relate

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp (THA) như thừa cân, ăn mặn, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo,...

Trong đó, ăn thừa muối không chỉ làm tăng nguy cơ mắc THA mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Vì vậy, kiểm soát lượng muối ăn trong ngày cũng là cách tốt để kiểm soát huyết áp.

Ăn thừa muối với nguy cơ THA, bệnh tim mạch

Muối là chất khoáng cần thiết trong cơ thể, giúp kiểm soát cân bằng dịch, dẫn truyền thần kinh và chức năng khối cơ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi người chỉ nên tiêu thụ không quá 5g muối/ngày. Tuy nhiên, thực tế theo số liệu điều tra, người Việt đang tiêu thụ trung bình lượng muối lên tới 9,4g/ngày. Và chế độ ăn thừa muối tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới THA cũng như các bệnh tim mạch.

Cơ chế gây THA của natri trong muối như sau:

Ở những người đã có sẵn yếu tố di truyền, nếu ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với natri. Ion Na+ sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới THA;

Nồng độ muối của các chất dịch trong cơ thể là ổn định. Ăn nhiều muối làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, khiến cơ thể phải cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Để đáp ứng yêu cầu này, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện, làm cho người ăn mặn phải uống nhiều nước, dẫn tới làm tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến THA.

Ăn nhiều muối kết hợp với những yếu tố gây sang chấn tinh thần sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng khả năng tái hấp thu natri ở ống thận. Lượng lớn ion na+ sẽ được đưa vào trong tế bào cơ trơn, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới THA.

Ăn mặn trong khi đã bị THA có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối, làm Natri bị tích tụ trong cơ thể và ion Na+ tiếp tục bị vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây THA;

Muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ tim mạch và thận đối với adrenaline - một chất gây THA.

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều muối, các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc lợi tiểu sẽ không thể hoạt động tốt. Và huyết áp tăng lên sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ tim mạch, thận và hệ tiết niệu, gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như đột quỵ và suy tim, suy thận. Đặc biệt, nếu đã mắc các bệnh THA, suy gan, suy tim và suy thận, thói quen ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Chế độ ăn nhiều muối ở trẻ em cũng có ảnh hưởng lớn tới huyết áp, làm tăng khả năng mắc THA và nhiều bệnh lý khác. THA ở trẻ em còn để lại hậu quả THA khi đến tuổi trưởng thành và làm tăng nguy cơ biến chứng của THA do mắc bệnh sớm, thời gian mắc bệnh kéo dài.

Chế độ ăn thừa muối tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới THA cũng như các bệnh tim mạch.

Nên thay đổi thói quen ăn mặn như thế nào?

Thói quen ăn thừa muối gây ra khá nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Và giảm ăn muối chính là giải pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh THA, bệnh tim mạch cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, để huyết áp giảm được từ 2-8mmHg, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch cần chú ý đảm bảo lượng muối nạp mỗi ngày nên dưới 5g.

Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, hạt điều rang muối,... Nguyên nhân là vì các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối để có thể bảo quản được lâu. Nếu vẫn muốn ăn các thực phẩm này, người dùng nên chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn (xem thành phần muối hoặc natri ghi trên nhãn dinh dưỡng thực phẩm).

Chọn cách chế biến món ăn: nên chế biến món luộc, hấp thay vì món cần nhiều gia vị mặn trong quá trình chế biến như món kho, rim, rang,... để làm giảm lượng muối ăn vào hằng ngày từ các loại đồ ăn mặn.

Khi nấu nướng, nếu muốn gia giảm gia vị mặn, người nấu nên nếm thức ăn trước khi thêm gia vị để đảm bảo cho vào lượng vừa đủ, không cho quá nhiều. Ngoài ra, mì chính là gia vị có vị ngọt nhưng trong thành phần có natri - tương tự thành phần chính của muối ăn nên người nội trợ cũng nên hạn chế dùng mì chính để tăng vị ngọt của món ăn.

Nên giảm ăn muối một cách từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác có thể dần thích nghi. Giảm lượng gia vị mặn chứa nhiều muối cho vào món ăn bằng cách chế biến với các loại gia vị khác để tăng cảm giác của vị giác.

Tự nấu ăn ở nhà để chủ động kiểm soát lượng muối ăn vào một cách tốt nhất.

Hạn chế chấm nước mắm, bột canh,... Tốt nhất, khi ăn các loại nước chấm trên người dùng nên pha loãng, dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác, bù cho vị mặn bị bớt đi.

Nên sử dụng muối và bột canh có chứa iốt để phòng chống bướu cổ, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn khác do thiếu iốt.

Giảm dần gia vị khi nấu ăn: dùng gia vị khác như chua, cay hoặc các loại rau thơm phối hợp khi chế biến để làm tăng vị ngon của thực phẩm và giảm độ mặn.../.

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống

  • Tweet
Tin liên quan
  • Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
  • Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024
  • Bệnh viện A Thái Nguyên: "Xanh - sạch - đẹp" hướng tới sự hài lòng của người bệnh
  • Quảng Trị xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
  • Bệnh viện giữa tâm bão Yagi chuyển mình 'sáng, xanh, sạch, đẹp'
  • Tỷ lệ nhà tiêu, nhà tắm và bể chứa nước sinh hoạt tại các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đều đạt chỉ tiêu
  • Ngành Y tế Yên Bái yêu cầu xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường sau bão lũ
Cải cách hành chính Bộ Y tế
Tin tức sự kiện
Hoạt động Lãnh đạo Bộ Tin tổng hợp Thông tin chỉ đạo điều hành Hoạt động của địa phương Điểm tin Y tế Chuyển đổi số y tế
Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật nói chung Chế độ chính sách lĩnh vực y tế
Chiến lược định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển
Công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hàng năm Công bố KH sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp Báo cáo chế độ tiền lương, thưởng của doanh nghiệp
Công khai ngân sách Bộ Y tế
Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao Tình hình thực hiện dự toán ngân sách trong năm Quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tổng hợp tình hình công khai
Công khai tiếp nhận, phân bổ đóng góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược Thu hồi chứng chỉ hành nghề dược Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Thông tin liên quan đến thuốc nhập khẩu Thông tin cơ sở bán buôn thuốc của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối Danh mục cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị công bố theo Điều 66 Nghị định 54/2017/NĐ-CP Thông tin đấu thầu
Thông cáo báo chí
Hỏi đáp y tế
Thống kê y tế
Lịch công tác

Liên kết

---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngành

Thăm dò ý kiến

  • %
Bình chọn Kết quả Ghi lại

Từ khóa » Trong Cơ Thể Người Ion Na