Mỗi Người đều Có Thể Trở Thành Chiến Binh đẩy Lùi đại Dịch COVID-19
A. Hiểu biết là “liều vaccine” tốt nhất phòng chống dịch
1. Khái niệm “F” trong điều tra dịch tễ học được hiểu như thế nào?
- F là viết tắt của từ Filia (tiếng Ba Lan) có nghĩa là thế hệ con, nhánh sau. Áp dụng với dịch bệnh F được hiểu là thế hệ đầu dương tính với COVID-19 hay còn gọi là F0.
- F0 tức là người dương tính với COVID-19. Những người này được điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cách ly tại bệnh viện, cố gắng tự phục vụ để hạn chế lây nhiễm chéo và tự báo cho người tiếp xúc gần về tình trạng của mình.
- F1: là những người nghi ngờ nhiễm hoặc tiếp xúc với F0. Những người này có trách nhiệm cần khai báo báo cho cơ sở y tế gần nhất theo hotline và đi cách ly tại bệnh viện. Đồng thời, đeo ngay khẩu trang giữ khoảng cách trên 2m và tự báo cho người F2.
- F2: là người tiếp xúc với F1. Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách trên 2m với người xung quanh và báo cho cơ sở y tế gần nhất rồi làm theo hướng dẫn cách ly tại nhà hoặc nơi quy định. Đồng thời, tự báo cho người F3.
- F3: là người tiếp xúc với F2. Những người này cần đeo ngay khẩu trang và báo cho cơ sở y tế gần nhất rồi làm theo hướng dẫn cách ly tại nhà hoặc nơi quy định. Đồng thời, tự báo cho người F4.
- F4/5: F4 là người tiếp xúc với F3. F5 là người tiếp xúc với F4. Cả 2 trường hợp này đều cần tự cách ly tại nhà và báo cho cơ sở y tế gần nhất.
Sốt là dấu hiệu ban đầu khi nghi ngờ nhiễm COVID-19.
Tình trạng F có thể thay đổi tùy kết quả xét nghiệm, dù kết quả xét nghiệm là âm tính vẫn cần tiếp tục cách ly theo hướng dẫn hoặc đủ 14 ngày.
1.1 Nếu trong trường hợp không biết mình là F gì thì hãy tự cách ly khi có biểu hiện
- Đau nhức đầu, khó chịu;
- Sốt cao (trên 38 độ C);
- Ho hoặc đau họng;
- Chảy nước mũi, khó thở;
- Đau mỏi cơ.
2. Như thế nào được gọi là tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp?
- Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19
- Tiếp xúc tại các cơ sở y tế, bao gồm: trực tiếp chăm sóc người bệnh nhiễm COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế nhiễm COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh nhiễm COVID-19.
- Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19.
- Làm việc cùng phòng, học cùng lớp, sinh hoạt chung… với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19.
- Di chuyển trên cùng phương tiên với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19.
Thực hiện phun khử trùng bề mặt toàn bộ nơi có người nhiễm bệnh.
3. Các cấp độ dịch bệnh
Cấp độ 1: Có trường hợp bệnh xâm nhập.
Cấp độ 2: Dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn thành phố.
Cấp độ 3: Dịch bệnh lây lan trên địa bàn Thành phố với 20 trường hợp mắc.
Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc.
Như vậy, HIỆN TẠI VIỆT NAM ĐANG Ở CẤP ĐỘ 3 với 31 trường hợp mắc.
4. Đường dây nóng tiếp nhận thông tin bệnh
Khi thấy người thân, bạn bè có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ, hãy liên hệ ngay đường dây nóng các bệnh viện tiếp nhận người bệnh tại Miền Bắc
☎️ Bệnh viện Thanh Nhàn - 0965.371.616 | 0989.260.655 (PGĐ)
☎️ Bệnh viện Đa khoa Đống Đa - 0966.471.616 | 0913.210.688
☎️ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - 0966.381.616 | (0243)8271430
☎️ Bệnh viện Bắc Thăng Long - 0913.830.056 | 0913.234.498 (GĐ)
☎️ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - 0966461616
☎️ Hoặc liên hệ đường dây nóng Bộ Y tế: 19009095; 19003228.
Ngoài ra, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương, BV Xanh Pôn nơi tiếp nhận những người mắc bệnh này.
5. Kênh thông tin chính thống cung cấp các thông tin về đại dịch COVID-19
- Bộ Y tế: moh.gov.vn
- Báo sức khỏe đời sống: suckhoedoisong.vn
- CDC: ytdphanoi.gov.vn
- Đài truyền hình Việt Nam: vtv.vn
B. Chủ động thực hiện hướng dẫn của Ban phòng chống dịch là “Vũ khí” tốt nhất đẩy lùi đại dịch
Chủ động phòng dịch cho bản thân, gia đình và xã hội
(Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, người dân nên thực hiện các biện pháp phòng dịch)
- Tránh đi lại, du lịch nếu đang sốt, ho hoặc khó chịu. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, chia sẻ lịch trình di chuyển với nhân viên y tế;
- Tránh tiếp xúc với người ho sốt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng;
- Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay;
- Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch thông báo ngay có nhân viên hàng không, đường sắt, oto và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt
- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín;
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tránh tiếp xúc gần với đông vật nuôi hoang dã;
- Đeo khẩu trang khi tới nơi đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
Rửa tay thường quy là biệp pháp ngừa bệnh hữu hiệu.
C. Phòng ngừa COVID-19 là trách nhiệm của mỗi cá nhân với gia đình và xã hội
1. Những việc cấp thiết nên làm trong thời điểm này
- Cần phải bình tĩnh, không hoang mang, cần suy nghĩ và hành động một cách logic;
- Nên yên tâm và tin tưởng vào các cơ quan chức năng và chuyên môn của các y, bác sĩ Việt Nam vì trên thực tế chưa ca nào tử vong và 16/31 trường hợp dương tính đã điều trị khỏi;
- Phân biệt rõ mức độ phân loại cách ly, hiểu cho đúng từng định nghĩa F0 - F5 và trung thực xác định rõ mình thuộc F mấy;
- Hạn chế tụ tập đông người, hạn chế tổ chức hội thảo các chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo, cưới hỏi sinh nhật,…
- Thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay thường quy đúng cách. Bắt buộc đeo khẩu trang dù là khẩu trang vải hay khẩu trang y tế;
- Khi chạm vào nắm khoá cửa, bấm nút thang máy,... nên vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn nhanh ngay sau đó.
- Khi về đến nhà, cần vệ sinh cá nhân trước khi tiếp xúc với người trong gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Thường xuyên súc miệng bằng dung dịch xúc miệng/nước muối thường xuyên. Đảm bảo tay được rửa sạch, miệng sạch vi khuẩn, hạn chế cách bệnh Tai - Mũi - Họng và các bệnh cảm cúm thông thường.
- Vệ sinh khử trùng nhà cửa, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, mở cửa sổ giữ nhà thoáng mát vì COVID-19 “ưa thích” nhiệt độ thấp (lạnh) hơn.
- Nếu có người nhà nghi nhiễm, tự cách ly ngay và báo cho cơ sở y tế gần nhất để có phương án xử trí kịp thời. Tuyệt đối không tự ý rời khu vực cách ly khi không được sự đồng ý.
- Tăng cường sức đề kháng cho bản thân và gia đình bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng, ăn đầy đủ các nhóm chất từ thực phẩm tươi: rau, thịt, cá, trứng sữa,…
Bộ Y tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc và khi đi ra ngoài.
2. Bạn cũng nên tránh xa những điều sau
- Không lan truyền thông tin bịa đặt, chưa được công bố chính thống;
- Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng;
- Không ồ ạt đi mua đồ dự trữ, nên nhớ chúng ta cần hạn chế đến nơi đông người và cần thực hiện đeo khẩu trang toàn thời gian khi ra ngoài;
- Không chạy đi “lánh nạn” ở nơi khác, đặc biệt không nên về quê. Bởi vì vô tình điều đó khiến dân tình hoang mang, và cơ quan chức năng khó kiểm soát mức độ lây lan của dịch, đặc biệt người dân có liên quan tới vùng dịch tễ. Nên nhớ, chỉ khi ở nơi có đầy đủ nguồn lực đáp ứng dịch thì nơi đó mới chủ động xử lý các tình huống xấu theo cách tốt nhất.
Ý thức tự giác của mỗi người chính là vũ khí sắc bén nhất góp phần khống chế và đẩy lùi dịch bệnh một cách hiệu quả và sớm nhất.
Từ khóa » F1 Covid Tiếng Anh Là Gì
-
[PDF] Những Việc Cần Làm Nếu Quý Vị Có Khả Năng đã Bị Phơi Nhiễm
-
Những Cụm Từ Tiếng Anh Liên Quan Covid-19 - VnExpress
-
Tất Tần Tật Từ Vựng Tiếng Anh Về Covid-19 - TalkFirst
-
Cách Ly Xã Hội - Family Medical Practice
-
[PDF] Policy Responses To The COVID-19 Pandemic In Vietnam - MDPI
-
Hướng Dẫn Về COVID-19 Dành Cho Công Chúng
-
Bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19) | US EPA
-
Loại Bỏ Sự Kỳ Thị Và Phân Biệt đối Xử Trong Xã Hội
-
F0 / F1 / F2 Protocol - RMIT University
-
Home - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
Định Nghĩa Mới Nhất Về Ca Bệnh COVID-19: Thế Nào được Coi Là F0?
-
Cập Nhật Về Dịch Covid-19 Và Các Kỳ Thi Quốc Tế - British Council
-
COVID-19 Pandemic In Vietnam - Wikipedia