Mối Nối Băng Tải Cao Su

Băng tải hàng hiện đang là sản phẩm được các công ty, doanh nghiệp lựa chọn bởi độ bền bỉ kèm với khả năng bận chuyển trọng lượng cũng như chịu được nhiệt độ cao. Tuy nhiên, do đặc điểm hệ thống , hay công suất làm việc mà các loại băng tải thường nối bởi các mối nối. Khi hệ thống làm việc, các mối nối có vai trò rất quan trọng, vì những vấn đề trục trặc khiến việc sản xuất gián đoạn đa phần bởi các mối nối bị rách hay giãn. Vây hôm nay, Việt Thống xin giới thiệu đến các bạn 3 cách nối băng tải cao su cơ bản : Các cách nối băng tải cao su

1/ Cách nối băng tải cao su bằng ghim:

  • Cách dán nối này được sử dụng trong việc dán nối các băng tải cỡ lớn như: băng tải vận chuyển than, đá, quặng, khoáng sản…
  • Thích hợp trong các dây chuyền hoạt động với cường độ ít, vật liệu nhẹ như: dăm gỗ, mùn cưa ….
  • Nhược Điểm: Phương pháp này tạo ra những chỗ trống dễ làm rách băng tải, làm giảm tuổi thọ của băng tải, làm giảm lực kéo của băng tải, gây tiếng ồn và nhiều khi làm ảnh hưởng tới tốc độ của băng tải, mất thời gian và chi phí sửa chữa...
  • Ưu Điểm: Cách nối băng tải cao su theo phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, giá thành rẻ, việc dán nối không cần phải tháo dỡ máy móc,

2/ Cách nối băng tải cao su bằng phương pháp dán nguội:

  • Phương pháp này là dùng keo để dán nối băng tải trực tiếp, các loại keo thường sử dụng trong phương pháp này như: Tiptop, Nilos TL70, SC 2000 ...
  • Nhược Điểm: giá thành cao, tốn nhiều nhân công, chi phí cao, thời gian dán dài.
  • Ưu Điểm: Mối nối bền, chắc và đẹp, tuổi thọ của băng tải cao hơn so với nối ghim, độ kéo tốt hơn, giảm bớt những chi phí không đáng có trong sản xuất, thời gian hoạt động lâu dài, không gây tiếng ồn….
  • Đối với cách nối băng tải cao su này tuy giá thành cao, nhưng vẫn được coi là tầm trung và mang lại khá là nhiều ưu điểm, và được sử dụng khá là phổ biến hiện nay, Hiệu suất hoạt động môi trường làm việc cao như trong các trạm trộn, tải đá, hay tải than….
  • Đối với phương pháp này cần lưu ý đến việc sử dụng loại keo và kỹ thuật dán
Các bước thực hiện :
  • Bước 1: Bóc tách các lớp vật liệu hai đầu băng tải theo yêu cầu kỹ thuật về góc độ và chiều dài.
  • Bước 2: Vệ sinh, lau khô bề mặt dán
  • Bước 3: Bôi keo lên các bề mặt sẽ dán.
  • Bước 4: Dán hai đầu băng tải lại và chờ keo khô là xong

Mối nối băng tải cao su

3/ Cách nối băng tải cao su bằng phương pháp dán nóng (lưu hóa hay dán ép nhiệt )

  • Đối với phương pháp này việc thực hiện tượng tự như dán nguội nhưng ở bước cuối cùng cần phải gia nhiệt cho mối nối.
  • Thích hợp với doanh nghiệp làm việc trong các môi trường chịu tải lớn, cần độ bền cao như: tải đá, nhà máy trạm trộn.
  • Cách nối băng tải cao su bằng phương pháp dán nóng phương pháp khá thông dụng hiện nay, mối nối có độ bền cao hơn rất nhiều so với dán nguội, cách thực hiện không quá phức tạp.
  • Nhược Điểm: giá thành cao nhất trong 3 phương pháp trên, do sử dụng máy móc khá cồng kềnh, tốn nhân công, và cần thêm cao su non.
  • Ưu Điểm: mối nối đẹp và chất lượng, trông gần như không thấy vết nối, độ bền cao, độ chịu kéo tốt, tuổi thọ cao hơn so với 2 phương pháp trên…
Nói về băng tải cao su , thì phải kể đến hai loại cơ bản nhất chính là băng tải cao su bố vải và băng tải cao su chịu nhiệt. Tuy đều cùng là băng tải cao su , nhưng 2 loại băng tải này đều có những điểm khác nhau: Phân biệt băng tải cao su PE và băng tải cao su chịu nhiệt

Băng tải cao su chịu nhiệt

  • Băng tải cao su chịu nhiệt là hệ thống băng tải hoạt động hiệu quả trong các ngành sản xuất công nghiệp vận chuyển các vật liệu ở nhiệt độ cao như sản xuất: xi măng, luyện kim. Môi trường làm việc đặc biệt này có tốc độ hao mòn và hỏng hóc nhanh tuy nhiên loại băng tải cao su chịu nhiệt lại làm việc rất hiệu quả và mang lại năng suất cao trong các điều kiện môi trường này.
  • Dây băng tải cao su chịu nhiệt có tính kết dính cao, khó sảy ra hiện tượng phân lớp trong quá trình làm việc.
  • Băng tải có khả năng chịu ma sát, mài mòn và ít bị co dãn trong quá trình vận hành.
  • Nó có khả năng chịu được sản phẩm có nhiệt độ cao trong thời gian dài.
  • Được lắp đặt trên mọi địa hình với khoảng cách khác nhau
  • Phù hợp với mọi quy mô sản xuất kinh doanh.
  • Băng tải có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài
  • Ứng dụng trong ngành xi măng, gang thép, luyện kim, khai thác than…

Mối nối băng tải cao su

Băng tải cao su bố vải

  • Băng tải cao su bố vải có dây được làm bằng chất vải bố chịu lực giúp gia tăng độ dẻo dai, linh hoạt, được ứng dụng ở nhiều môi trường làm việc khắc nghiệt khác nhau, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư
  • Băng tải cao su bố vải có cấu tạo thêm các sợi vải bố chịu lực, sợi dọc bằng sợi Polyester tổng hợp và sợi ngang bằng sợi Nilon nên có độ giãn rất nhỏ giúp quá trình khởi động nhanh hơn, tiết kiệm điện năng, năng lượng, vận hành êm không gây ra tiếng ồn
  • Sợi Polyester trong cấu tạo của băng tải có đặc tính chịu ẩm, chịu nước cao làm tăng tuổi thọ của băng tải.
  • Băng tải cao su bố vải có độ giãn nở tốt giúp băng tải hoạt động tốt ở địa hình có độ dốc cao trên 10%
  • Băng tải cao su bố vải có chất lượng cao nên được sử dụng để tải được các sản phẩm đặc thù, tải trọng nặng như: than, đá, đất, xi măng…ở những môi trường có độ dốc cao.

Ngoài băng tải cao su , VIỆT THỐNG có :

Băng tải xích

Được sử dụng trong các ngành công nghiệp, vận chuyển linh kiện điện tử. Có 2 loại băng tải xích là băng tải xích nhựa và băng tải xích inox, mỗi dòng sản phẩm có những tính năng khác nhau. Thông số kỹ thuật băng tải xích nhựa:
  • Kích thước: W300xL3500xH8
  • Động cơ giảm tốc 180w
  • Xích nhựa 820- K750
  • Khung bằng hộp SUS 304 40x
  • Chân tăng chỉnh đế cao su D50
  • Vai Tấm SUS 304x t=2 gấp
Thông số kỹ thuật băng tải xích inox:
  • Kích thước: L1000xW160xH900 và L2000xW160xH900.
  • Sản phẩm vận chuyển: chai, lon, hộp...
  • Khung sườn: SUS 304, dày 2mm.
  • Khung đỡ: SUS 304, hộp 40x40x0.8mm
  • Xích inox cánh: Tuoxin 512-K350
  • Nhông nhựa: Tuoxin 3-812-21-25.
  • Thành chắn nhựa: Tuoxin G16A.
  • Động cơ giảm tốc: ZD-180W/220, i=1/40.
  • Tủ điện, cảm biến quang: biến tần Frecon Nguồn điện chính 220v.

Mối nối băng tải cao su

Băng tải con lăn inox

Băng tải con lăn là giải pháp phù hợp để vận chuyển sản phẩm với trọng lượng từ nhẹ, trung bình đến rất nặng, trong các môi trường thông thường đến các môi trường có hóa chất ăn mòn, bụi bặm… Cấu tạo của băng tải con lăn Con lăn băng tải được sử dụng phổ biến nhất với nhiều chủng loại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống. Hệ thống băng tải con lăn xích là một sản phẩm đặc trưng với giá trị ứng dụng cao. Cấu tạo con lăn băng tải xích bao gồm:
  • Hệ thống khung băng tải
  • Bộ phận con lăn băng tải
Toàn bộ hệ thống được thiết kế bằng inox có khả năng chịu lực, cường độ và tải trọng cao, đặc biệt với khả năng chống chịu ăn mòn hiệu quả, băng tải con lăn xích được sử dụng trong những môi trường làm việc đặc trưng. Hệ thống hoạt động êm ái không gây nhiều tiếng ồn với hệ thống truyền chuyển động tiện ích. Băng tải con lăn xích thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu kho hàng, kiện hàng với diện tích tiếp xúc lớn. Thiết kế hệ thống linh hoạt với các tải trọng khác nhau.

Băng tải nâng hạ

Băng tải nâng hạ là thiết bị vận chuyển hàng hóa rất tiện lợi từ vị trí cao xuống thấp hoặc từ dưới thấp lên cao. Thích hợp vận chuyển trong các kho bãi, vận chuyển hàng hóa lên xuống xe,… Hệ thống băng tải sẽ giúp giảm thiểu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tự động hóa dây chuyền sản xuất từ đó tăng năng xuất và giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất. Mối nối băng tải cao su Cấu tạo băng tải nâng hạ
  • Khung của băng tải nâng hạ được sản xuất bằng vật liệu cứng và đứng vững trên nhiều địa hình khác nhau. Do đó, khung được là từ thép và được giá cố thêm các thanh đỡ chịu lực để giúp băng tải không bị lệch trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Bề mặt khung được phủ một lớp sơn tĩnh điện giúp chống rỉ.
  • Bề mặt băng tải được thế kế với các mặt phẳng nhám, gân để tăng độ ma sát và khả năng bám sản phẩm trên băng chuyền. Bên cạnh đó, còn được thiết kế thêm các thiết bị biến tần để điều chỉnh tốc độ băng tải và hệ thống công tắc khẩn cấp khi gặp sự cố.
  • Băng tải được chế tạo bằng ống thép đúc nên đảm bảo độ đồng tâm và giảm độ rung trong quá trình vận hành. Băng tải hoạt động nhờ động cơ tời hoặc bộ năng hạ thủy lực phù hợp với nhiều loại địa hình khác nhau khi vận chuyển hàng hóa.
  • Hệ thống băng tải nâng hạ linh hoạt được điều chỉnh bằng tời nâng hạ và ben thủy lực giúp băng tải vận hành nhẹ nhàng. Góc nâng của băng tải từ 0-300.
Ứng dụng băng tải nâng hạ
  • Sử dụng cho việc thay thế vận chuyển của con người, góp phần vào việc tự động hóa dây chuyền sản xuất
  • Làm tăng năng suất trong quá trình sản xuất, và dễ dàng kiểm soát chất lượng.
  • Có thể di chuyển trong nhà xưởng, kho bãi, hay tới các vị trí khác
  • Ngoài ra băng tải nâng hạ chuyển hàng còn có rất nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống của chúng ta.
  • Băng tải nâng hạ chuyển hàng dùng để truyền tải các thùng hàng , tải bao, tải hàng lên xe container, xe tải, xe ô tô,…
  • Băng tải nâng hạ còn được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, hay các kho bãi, vận chuyển hàng hóa từ tầng 1 lên tầng 2 của nhà máy hay từ kho này sang kho khác, vị trí này sang vị trí khác.
Việt Thống hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho nhiều doanh nghiệp đang gặp những vấn đề này. Hoặc hãy liên lạc với chúng tôi ngay để được tư vấn kỹ hơn nhé. Việt Thống luôn làm việc với tinh thần cầu tiến, học hỏi và sửa chữa những sai sót để mang đến chất lượng cao nhât có thể .

Từ khóa » Nối Băng Tải Cao Su