Môi Nứt Nẻ: Nguyên Nhân Và Dự Phòng
Có thể bạn quan tâm
Cùng tìm hiểu về những nguyên nhân khiến môi bị nứt nẻ và những cách điều trị tình trạng môi nứt nẻ.
Môi của bạn sẽ trở nên nứt nẻ nếu môi bị khô, có vảy hoặc có vết nứt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi nứt nẻ. Môi nứt nẻ có thể sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu và thậm chí gây đau đơn.
Viêm môi là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ những tình trạng môi đóng vảy, nứt nẻ nặng hoặc vùng da quanh môi bị kích ứng. Tuy nhiên, điều may mắn là có rất nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện để điều trị tình trạng môi nứt nẻ.
Nguyên nhân khiến môi bị nứt nẻ
Vùng da ở môi mỏng hơn vùng da tại tất cả các phần khác của cơ thể, do vậy, da môi sẽ nhạy cảm với điều kiện môi trường khô và dễ nứt nẻ hơn. Một số nguyên nhân phổ biến gây nứt nẻ môi bao gồm:
- Tiếp xúc với không khí khô hoặc lạnh
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp quá nhiều
- Thường xuyên liếm môi
Một số người đặc biệt nhạy cảm với các thành phần có trong một số loại thực phẩm, và việc tiếp xúc với những loại thực phẩm này sẽ làm cho vùng da tại môi và quanh môi bị ngứa và viêm. Các thực phẩm được xếp vào nhóm dễ gây kích ứng này bao gồm xoài, trái cây họ cam chanh và quế.
Một số loại son môi, son dưỡng môi và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, ví dụ như kem đánh răng, nước súc miệng và kem chống nắng có thể cũng sẽ chứa các thành phần khiến môi bị ngứa và kích ứng.
Một số loại thuốc nhất định, ví dụ như retinoid (một dạng vitamin A) cũng có thể khiến môi bị khô. Retinoid đôi khi được sử dụng để điều trị một số bệnh da liễu như mụn trứng cá hoặc vẩy nến.
Một số bệnh về da và các rối loạn mãn tính khác cũng có thể ảnh hưởng đến môi, khiến môi bị khô, nứt nẻ, đóng vảy hoặc bị kích ứng. Những bệnh này bao gồm:
- Eczema
- Bệnh Li ken phẳng (Lichen planus)
- Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
- Bệnh bọng nước tự miễn
- Bệnh Crohn
- Bệnh u hạt (Sarcoidosis)
- Một số tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nhất định
Dự phòng và điều trị tình trạng môi nứt nẻ
Có rất nhiều cách bạn có thể thực hiện tại nhà để dự phòng và điều trị tình trạng môi nứt nẻ.
Cố gắng không liếm môi: Việc liếm môi sẽ làm nước bọt bay hơi nhanh hơn và sẽ khiến môi bạn có cảm giác khô và nứt nẻ nhiều hơn
***Bảo vệ môi: ***Thoa son dưỡng môi và lựa chọn loại son có chỉ số chống nắng SPF đủ để bảo vệ bạn khi phải đi ra ngoài trong thời gian dài với điều kiện thời tiết lạnh và khô. Để bảo vệ và dưỡng ẩm tối ưu cho môi, hãy lựa chọn các sản phẩm dưỡng môi có chứa sáp ong hoặc mỡ khoáng (petrolatum) ví dụ như Vaseline.
Che mặt: Trong những ngày lạnh và nhiều gió, bạn có thể sử dụng khăn quàng cổ để che bớt mặt lại, đặc biệt là khu vực mũi miệng
Uống đủ nước: Uống đủ nước, thậm chí là sử dụng một chiếc máy làm ẩm không khí có thể sẽ giúp ích trong việc điều trị tình trạng khô và nứt nẻ môi, đặc biệt là vào những tháng có thời tiết lạnh và hanh khô.
Tránh tiếp xúc với các chất kích thích: Khôgn sử dụng bất cứ sản phẩm chăm sóc cá nhân, nước hoa hoặc thực phẩm nào gây kích ứng với bạn
Ngậm miệng: Hãy thở bằng mũi, thay vì thở bằng miệng để tránh làm khô môi.
Môi nứt nẻ thường có thể tự lành bằng việc áp dụng một số phương pháp dưỡng môi tại nhà. Nhưng nếu tình trạng nứt nẻ môi của bạn không biết mất, hoặc nếu môi của bạn bị đóng vẩy nặng và sưng phù lên, thì bạn nên tới gặp bác sỹ. Đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nặng hơn.
Môi nứt nẻ ở trẻ sơ sinh
Trẻ nhỏ cũng có thể bị nứt nẻ môi giống như người lớn vậy. Thời tiết khô hanh thường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nứt nẻ môi ở trẻ nhỏ. Một số trẻ sẽ có thói quen liếm hoặc mút môi, và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt nẻ môi.
Nứt nẻ môi ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ hoặc ăn uống. Nên điều trị tình trạng nứt nẻ môi ở trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt và nên thực hiện các biện pháp để dự phòng tình trạng này tái phát trở lại.
Đặt một chiếc máy làm ẩm không khí tại nhà có thể sẽ giúp không khí trong nhà luôn ẩm và giúp trẻ (và cả bản thân bạn) tránh được tình trạng nứt nẻ môi.
Bạn có thể thoa một chút kem chống nứt núm vú hoặc thoa một chút sữa mẹ lên môi của trẻ sơ sinh để giúp làm dịu và làm liền các vết nứt môi của trẻ.
Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo everydayhealth)Viện y học ứng dụng Việt Nam
Từ khóa » Nguyên Nhân Nẻ Môi
-
Môi Nứt Nẻ: Các Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Nguy Cơ
-
Các Nguyên Nhân Gây Khô Môi Dù đông Hay Hè | Vinmec
-
Các Nguyên Nhân Gây Khô Môi, Nứt Nẻ Và Cách Phòng Tránh
-
10 "thủ Phạm" Khiến đôi Môi Nứt Nẻ
-
Bật Mí Nguyên Nhân Gây Khô Môi Và Cách điều Trị - Ferrovit
-
Nguyên Nhân Gây Nứt Nẻ Môi Và Cách điều Trị - Tổng đài Y Khoa
-
8 Nguyên Nhân Gây Nứt Nẻ Môi Và Cách Phòng Tránh | VOV.VN
-
Những Nguyên Nhân Gây Bệnh Nẻ Môi
-
Môi Nứt Nẻ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và Xử Lý - Docosan
-
Bật Mí Nguyên Nhân Gây Khô Môi Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Gợi ý Những Phương Pháp Chữa Khô Môi đơn Giản Mà Hiệu Quả Bất ...
-
Nẻ Môi – Cách ứng Phó
-
Nguyên Nhân Và Cách Trị Dứt điểm Khô Môi để Trang điểm Dễ Dàng Hơn
-
Tại Sao Môi Của Bạn Bị Nứt Nẻ? Cách Dưỡng Môi Bạn Nên Biết