Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Cái Riêng, Cái Chung Và Cái đơn Nhất. Ý ...

Mac Lenin

Câu 8. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất. Ý nghĩa phương pháp luận.

1. Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

- “Cái riêng” là một phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

- “Cái chung” là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có tồn tại ở kết cấu vật chất này mà còn tồn tại ở kết cấu vật chất khác

- “Cái đơn nhất” là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không lặp lại ở bất cứ kết cấu vật chất nào khác.

2. Quan hệ biện chứng

- Cái riêng và cái chung thống nhất với nhau trong một sự vật. Không có cái chuung thuần túy và cũng không có cái riêng thuần túy.

- Cái chung là cái bộ phận, cái riêng là cái toàn bộ, cái riêng bao hàm cái chung.

+ Cái riêng là cái phong phú, đa dạng, cái chung là cái sâu sắc.

+ Cái riêng là cái phong phú vì ngoài thuộc tính chung nó còn thuộc tính riêng.

+ Cái chung là cái sâu sắc vì nó phản ánh xu hướng chung mang tính quy luật.

- Cái riêng và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau. Cái riêng, cái chung có thể chuyển hóa thành cái đơn nhất và ngược lại.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì không có cái chung và cái riêng thuần túy nên muốn nhận thức cái chung thì phải xuất phát từ cái riêng.

- Cái riêng là cái phong phú đa dạng, cái chung là cái sâu sắc nên trong cuộc sống phải dựa vào cái chung là chỉ đạo nhưng đồng thời phải tạo ra cái riêng cái riêng phong phú.

- Trong thực tế cuộc sống cần tạo điều kiện để cái đơn nhất có lợi trở thành cái chung và cái chung bất lợi thanhg cái đơn nhất.

Từ khóa » Thế Nào Là Cái Chung Cái Riêng Và Cái đơn Nhất