Mối Quan Hệ Giữa Hệ Màu RGB Và Hệ Màu HSV: - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Công nghệ thông tin >
  3. Thương mại điện tử >
Mối quan hệ giữa hệ màu RGB và hệ màu HSV:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 59 trang )

Hình 2.3: Mặt phẳng màu ứng với một độ sángNếu di chuyển các mặt phẳng dọc từ (0,0,0) đến (255,255,255) chỉ có độ sángcủa điểm ảnh thay đổi còn các thành phần màu không đổi: đỏ vẫn đỏ, xanh vẫn xanh...(xem hình 2.4).Hình 2.4: Sự thay đổi độ sáng theo tia phângiácChính vì vậy, ta sẽ định nghĩa tia phân giác chính là độ đo độ sáng V (Value)trong hệ màu HSV của điểm ảnh. Giá trị tứ 0 đến 1.Xét một mặt phẳng ta sẽ thấy, các điểm có độ sáng như nhau. Điểm màu xám sẽlà điểm chính giữa nơi mặt phẳng này cắt tia phân giác. (hình 2.5) Hình 2.5: Mặt phẳng phân bố màuNếu vẽ một vành màu với tâm là điểm màu xám nằm trên tia phân giác ta sẽ thấysự khác nhau giữa các màu sắc sẽ được đánh giá theo phần mà nó nằm trên khuyêntròn. Nếu quy ước là Red ứng với 0 độ, Green 120 độ, và Blue là 240 độ. Với quy ướcnày ta sẽ có màu đỏ ứng với 0 độ, vàng ứng với góc 60 độ, màu cam sẽ ở khoảng góc30 độ. Giá trị này sẽ ứng với độ đo màu sắc H (Hue)trong hệ màu HSV.Thành phần còn lại của hệ màu HSV là S (Saturation), độ đo độ xám của điểmảnh. Hình 2.6: Phân bố độ xámTừ hình vẽ (hình 2.6) ta thấy khoảng cách từ điểm xám (tâm) tới điểm đỏ nhất(pure red) sẽ quyết định độ xám của điểm ảnh.Ví dụ: Nếu muốn mô tả một điểm có màu sắc nằm giữa màu đỏ và màu xám(H=0), và có cũng độ sáng là V trong hệ tọa độ đề các ứng với hệ màu RGB ở trên thìta sẽ có:• Điểm đỏ nhất (pure red) là (V, 0, 0)• Điểm màu xám với cùng độ sáng sẽ là (V/3, V/3, V/3)• Điểm nửa đỏ nửa xám sẽ là (V*2/3, V/6, V/6) Hình 2.7: Mô tả độ xámDễ thấy tất cả các điểm “nửa đỏ nửa xám” sẽ cùng nằm trên một đường thẳng cóPT tham số x=V*2/3, y=V/6, z = V/6.Do đó, ta có thể định nghĩa độ xám của một điểm chính là tỉ khoảng cách giữađiểm đó tới điểm xám(gray) so với khoảng cách giữa điểm đó tới điểm trong nhất(pure).Tổng kết: Tóm lại ta có thể thay thể hệ màu RGB với bằng một hệ màu mới vớihệ tọa độ là một hình nón. Các màu sắc theo đó sẽ được mô tả như sau:• Độ sáng: V trong khoảng 0(đen)-100(trắng)• Độ xám hay độ sắc nét của màu: S với 0 là xám• Màu sắc: được xác định thông qua góc H (0 ứng với màu đỏ, 60 với vàng, 120 xanh lá,240 xanh lam...) Hình 2.8: Hệ màu HSV2.3.2 Các cách tiếp cận bài toán nhận diện đối tượng trong ảnhĐã có rất nhiều những nhà nghiên cứu, tổ chức quan tâm nghiên cứu và đưa racác cách tiếp cận khác nhau để giải quyết bài toán này. Trong đó có một vài cách tiếpcận phổ biến như: thu thập một lượng dữ liệu về hình ảnh lớn chứ đối tượng và thựchiện việc huấn luyện thông qua học máy. Ví dụ nghiên cứu của: H. Schneiderman vàT. Kanade. A Statistical Method for 3D object detection applied to faces and cars. InProceedings of the IEEE Conference on Computer Vision and Pattern Recognition,năm 2000 [4]; hay H. Rowley, S. Baluja, T. Kanade. Rotation Invariant NeuralNetwork-Based Face Detection. In Proceedings of the IEEE Conference on ComputerVision and Pattern Recognition, 1998 [3]...) Tuy nhiên cách này đòi hỏi việc phải thuthập một lượng lớn dữ liệu thực tế của một đối tượng, điều này là thực sự khó khănnếu ta tiến hành trên một nhóm các loại đối tượng khác nhau. Hơn nữa việc đưa ranhững phương pháp học máy cũng đòi hỏi không ít thời gian và công sức. Do đó cómột cách tiếp cận khác đó là đưa ra một bộ luật cho những đặc điểm của đối tượng,cách này sử dụng tri thức của người phát triển nhiều hơn so với sức mạnh của máytính. Tuy nhiên, để đưa ra được những bộ luật như vậy cần rất nhiều hiểu biết cũngnhư những nghiên cứu chính xác đặc điểm của loại đối tượng cần nhận diện. Một kếtquả nhận diện tốt phụ thuộc rất nhiều vào bộ luật cho từng loại đối tượng. Ví dụ nhưnghiên cứu của Crandall David J và Luo Jiebo đưa ra một cách tiếp cận để nhận diệncác đối tượng có sự kết hợp của các màu sắc một cách cố định như các loại cờ, nhânvật hoạt hình, đồng phục hay logo. [2]Cách tiếp cận thứ hai như đã nói phụ thuộc rất nhiều vào bộ luật đưa ra cho mỗiloại đồ vật. Và để giải quyết vấn đề này trong các bài toán mà loại đồ vật cần nhậndiện đã được chỉ định trước, người ta đã đưa ra một phương pháp tương đối hiệu quảđó đánh dấu vật cần tìm, theo đó ảnh chụp vật cần tìm sẽ chứ những điểm đặc biệt, giúp cho việc nhận diện bằng máy tính là dễ dàng hơn. Ví dụ về một phương pháp sửdụng cách này là nhiên cứu của nhóm tác giả J. Coughlan, R. Manduchi*, M.Mutsuzaki* và H. Shen. Rapid and Robust Algorithms for Detecting Colour Targetstrong AIC Colour 05 - 10th Congress of the International Colour Association [11]. Nóđưa ra một phương thức được triển khai trên các thiết bị di động có camera cho phéptìm kiếm điểm màu đã được đánh dấu trong khoảng cách gần. Phương pháp này đạtđược độ chính xác tương đối cao 95 % với một vài loại thiết bị đã được thực nghiệmvới thời gian tính toán từ 0,12 đến 0,9 giây cho một bức ảnh.2.4 Các giao thức và mô hình kết nốiDo hệ thống phải kết nối tới PPC, nên việc lựa chọn, sử dụng giao thức kết nối vàtruyền tín hiện với PPC là việc rất quan trọng. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôinghiên cứu, đánh giá hai giao thức kết nối chính là Wirless B/G và Bluetooth, từ đóchọn ra một giao thức kết nối và truyền tín hiệu sử dụng cho chương trình.2.4.1 Giao thức Bluetooth2.4.1.1 Giới thiệu giao thức BluetoothBluetooth là một đặc tả công nghiệp cho truyền thông không dây tầm gần giữacác thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cáchngắn giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng cá nhân không dây(Wireless Personal Area Network-PANs).Bluetooth có thể đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1Mb/s. Bluetooth hỗ trợ tốc độtruyền tải dữ liệu lên tới 720 Kbps trong phạm vi 10 m–100 m. Khác với kết nối hồngngoại (IrDA), kết nối Bluetooth là vô hướng và sử dụng giải tần 2,4 GHz.Đặc tả Bluetooth được phát triển đầu tiên bởi Ericsson (hiện nay làSonyEricsson và Ericsson Mobile Platforms), và sau đó được chuẩn hoá bởi BluetoothSpecial Interest Group (SIG).2.4.1.2 Giao thức nền OBEXOBEX (OBject EXchange) là giao thức trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị dùngcổng hồng ngoại được hiệp hội IrDA (Infrared Data Association) đưa ra lần đầu tiênnăm 1997. Ban đầu, giao thức này chỉ giới hạn cho các thiết bị sử dụng môi trường ánh sánghồng ngoại, nhưng rất nhanh sau đó nó được tổ chức Bluetooth SIG (Bluetooth SpecialInterest Group) đưa vào hầu hết các thiết bị Bluetooth của mình.Cũng giống như các giao thức khác, giao thức OBEX được xây dựng trên nền môhình OSI (Open Systems Interconnection) (hình 2.9) bao gồm hai thành phần chính:• OBEX session protocol (giao thức phiên OBEX): mô tả cấu trúc gói tintrong phiên làm việc giữa hai thiết bị.• OBEX application framework: tập các dịch vụ OBEX cung cấp cho các ứng dụng đầucuối như truyền file, in ảnh...Hình 2.9: Giao thức Obex2.4.2 Giao thức wireless chuẩn B/G2.4.2.1 Giới thiệu giao thức wireless chuẩn B/GWLAN là một loại mạng máy tính nhưng việc kết nối giữa các thành phần trongmạng không sử dụng các loại cáp như một mạng thông thường, môi trường truyềnthông của các thành phần trong mạng là không khí. Các thành phần trong mạng sửdụng sóng điện từ để truyền thông với nhau. Công nghệ WLAN lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 1990, khi những nhà sảnxuất giới thiệu những sản phẩm hoạt động trong băng tần 900Mhz. Những giải phápnày (không được thống nhất giữa các nhà sản xuất) cung cấp tốc độ truyền dữ liệu1Mbps, thấp hơn nhiều so với tốc độ 10Mbps của hầu hết các mạng sử dụng cáp hiệnthời.Năm 2003, IEEE công bố thêm một sự cải tiến là chuẩn 802.11g mà có thểtruyền nhận thông tin ở cả hai dãy tần 2.4Ghz và 5Ghz và có thể nâng tốc độ truyền dữliệu lên đến 54Mbps. Thêm vào đó, những sản phẩm áp dụng 802.11g cũng có thểtương thích ngược với các thiết bị chuẩn 802.11b. Hiện nay chuẩn 802.11g đã đạt đếntốc độ 108Mbps-300Mbps.2.4.2.2 Mô hình kết nối cơ sở (Basic service sets (BSSs))Bao gồm các điểm truy nhập AP (Access Point) gắn với mạng đường trục hữutuyến và giao tiếp với các thiết bị di động trong vùng phủ sóng của một cell. AP đóngvai trò điều khiển cell và điều khiển lưu lượng tới mạng. Các thiết bị di động khônggiao tiếp trực tiếp với nhau mà giao tiếp với các AP.Các cell có thể chồng lấn lên nhaukhoảng 10-15 % cho phép các trạm di động có thể di chuyển mà không bị mất kết nốivô tuyến và cung cấp vùng phủ sóng với chi phí thấp nhất. Các trạm di động sẽ chọnAP tốt nhất để kết nối. Một điểm truy nhập nằm ở trung tâm có thể điều khiển và phânphối truy nhập cho các nút tranh chấp, cung cấp truy nhập phù hợp với mạng đườngtrục, ấn định các địa chỉ và các mức ưu tiên, giám sát lưu lượng mạng, quản lý chuyểnđi các gói và duy trì theo dõi cấu hình mạng. Tuy nhiên giao thức đa truy nhập tậptrung không cho phép các nút di động truyền trực tiếp tới nút khác nằm trong cùngvùng với điểm truy nhập như trong cấu hình mạng WLAN độc lập. Trong trường hợpnày, mỗi gói sẽ phải được phát đi 2 lần (từ nút phát gốc và sau đó là điểm truy nhập)trước khi nó tới nút đích, quá trình này sẽ làm giảm hiệu quả truyền dẫn và tăng trễtruyền dẫn. Hình 2.10: Mô hình mạng cơ sở2.4.2.3 Mô hình kết nối Ad-hoc (Independent Basic Service sets (BSSs))Các nút di động(máy tính có hỗ trợ card mạng không dây) tập trung lại trong mộtkhông gian nhỏ để hình thành nên kết nối ngang cấp (peer-to-peer) giữa chúng. Cácnút di động có card mạng wireless là chúng có thể trao đổi thông tin trực tiếp với nhau,không cần phải quản trị mạng. Vì các mạng ad-hoc này có thể thực hiện nhanh và dễdàng nên chúng thường được thiết lập mà không cần một công cụ hay kỹ năng đặc biệtnào vì vậy nó rất thích hợp để sử dụng trong các hội nghị thương mại hoặc trong cácnhóm làm việc tạm thời. Tuy nhiên chúng có thể có những nhược điểm về vùng phủsóng bị giới hạn, mọi người sử dụng đều phải nghe được lẫn nhau. Hình 2.11: Mô hình mạng Ad-hoc32 Chương 3. Mô hình hệ thống giám sát và điều khiển nhàthông minh3.1 Bài toán và mô hình chung của hệ thống3.1.1 Hệ thống giám sát và điều khiển nhà thông minhNhư đã trình bày ở trên, bài toán đặt ra trong đề tài này là xây dựng hệ thốnggiám sát và điều khiển nhà thông minh sử dụng camera và PPC. Hệ thống này chophép ghi lại các hình ảnh trong một căn phòng được thu từ camera, sau đó hình ảnhnày sẽ được truyền tới thiết bị di động PPC thông qua mạng không dây wireless. Tạiđây người dùng sẽ nhìn thấy hình ảnh, trạng thái của các đồ vật trong phòng của mình,vị trí các đồ vật cũng đã được xác định và đánh dấu trên hình ảnh. Người dùng có thểlựa chọn những đồ vật cần điều khiển và điều khiển chúng thông qua các tính năng màhệ thống hỗ trợ. Những tín hiệu điều khiển này sau đó sẽ được truyền về server, tại đâyserver sẽ xử lý và truyền tín hiệu điều khiển vừa rồi đến đúng thiết bị được chỉ định.3.1.2 Mô hình đề xuấtVới bài toán đã đề ra, chúng tôi xin đưa ra một mô hình đề xuất như sau:Hình 3.1: Mô hình hệ thống giám sát và điều khiển nhà thông minh

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Đồ án xây DỰNG hệ THỐNG GIÁM sát và điều KHIỂN NHÀ THÔNG MINH NHẬN DIỆN và điĐồ án xây DỰNG hệ THỐNG GIÁM sát và điều KHIỂN NHÀ THÔNG MINH NHẬN DIỆN và đi
    • 59
    • 1,168
    • 0
  • Kiểm tra và xây dựng các quy trình phân tích Kiểm tra và xây dựng các quy trình phân tích
    • 150
    • 396
    • 0
  • LỰA CHỌN CẤP ĐIỆN ÁP TỐI ƯU CHO LƯỚI CUNG CẤP ĐIỆN MIỀN NÚI LỰA CHỌN CẤP ĐIỆN ÁP TỐI ƯU CHO LƯỚI CUNG CẤP ĐIỆN MIỀN NÚI
    • 143
    • 354
    • 0
  • TỰ ĐỘNG HOÁ QUÁ TRÌNH ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ SAI SỐ CHẾ TẠO CÁC THÔNG SỐ ĂN KHỚP CỦA BÁNH RĂNG TRỤ TRÊN MÁY ĐO TOẠ ĐỘ 3 CHIỀU CMM 544 MITUTOYO TỰ ĐỘNG HOÁ QUÁ TRÌNH ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ SAI SỐ CHẾ TẠO CÁC THÔNG SỐ ĂN KHỚP CỦA BÁNH RĂNG TRỤ TRÊN MÁY ĐO TOẠ ĐỘ 3 CHIỀU CMM 544 MITUTOYO
    • 142
    • 535
    • 2
  • NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CẮT, GÓC GHIÊNG CỦA BỀ MẶT GIA CÔNG ĐẾN TUỔI BỀN CỦA DAO PHAY ĐẦU CẦU PHỦ TIAIN KHI GIA CÔNG KHUÔN THÉP R12MOV QUA TÔI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CẮT, GÓC GHIÊNG CỦA BỀ MẶT GIA CÔNG ĐẾN TUỔI BỀN CỦA DAO PHAY ĐẦU CẦU PHỦ TIAIN KHI GIA CÔNG KHUÔN THÉP R12MOV QUA TÔI
    • 86
    • 299
    • 0
  • NGHIÊN CỨU BỘ LỌC VÀ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG DÙNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT NGHIÊN CỨU BỘ LỌC VÀ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG DÙNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
    • 101
    • 185
    • 2
  • ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN
    • 181
    • 265
    • 0
  • BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG CỦA NAM XƢƠNG - NGUYỄN CÁT NGẠC BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG CỦA NAM XƢƠNG - NGUYỄN CÁT NGẠC
    • 114
    • 111
    • 0
  • BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG
    • 126
    • 600
    • 0
  • Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội
    • 114
    • 270
    • 0
Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.42 MB) - Đồ án xây DỰNG hệ THỐNG GIÁM sát và điều KHIỂN NHÀ THÔNG MINH NHẬN DIỆN và đi-59 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hệ Màu Hsv Và Rgb