Mối Quan Hệ Giữa Pháp Luật Và đạo đức - Webtretho
Có thể bạn quan tâm
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm từ trước đến nay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề trên.
Khái niệm pháp luật và đạo đức
Pháp luật là hệ thống toàn bộ những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ trong xã hội.
Đạo đức hay chuẩn mực đạo đức là hệ thống toàn bộ các quy tắc và yêu cầu được đề ra đối với hành vi xã hội của con người, trong đó tiến hành xác lập những quan điểm, quan niệm chung về vấn đề công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
Xem thêm: https://thimpress.com/forums/users/luatlaodong/
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
Pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn mực được đề ra dành cho hành vi của con người trong đời sống xã hội nhằm mang lại mục đích cơ bản là giúp cho xã hội trở nên ổn định trật tự và ngày càng phát triển hơn. Vì vậy giữa pháp luật và đạo đức luôn có một mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
Tác động của đạo đức ảnh hưởng tới pháp luật
Chuẩn mực đạo đức đóng vai trò quan trọng là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật ban hành. Trong nhiều trường hợp xảy ra, các cá nhân trong xã hội đã thực hiện một số hành vi trái với pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật mà điều đó hoàn toàn xuất phát từ các quy tắc của đạo đức.
Đã xuất hiện nhiều quy tắc và yêu cầu được ban hành nhằm đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà nước tiến hành đưa vào sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật. Khi bắt đầu lên kế hoạch xây dựng và ban hành các quy định pháp luật, nhà nước không thể không tính tới các quy tắc chuẩn mực đạo đức.
(i) Tác động đối với việc hình thành pháp luật:
Có nhiều quan điểm đạo đức đã được tiến hành thể chế hóa trong pháp luật và cũng có nhiều quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật phù hợp với ý chí của nhà nước, thông qua đó đã góp phần tạo nên pháp luật.
Trường hợp xuất hiện những quan niệm và quy tắc đạo đức đối lập với ý chí của nhà nước thì đây sẽ trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, việc này cũng góp phần hình thành nên pháp luật.
(ii) Tác động trong việc thực hiện pháp luật:
Những quan niệm và quy tắc về chuẩn mực đạo đức được pháp luật thừa nhận đã góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách hoàn toàn nghiêm chỉnh, có ý thức tự giác hơn bởi vì chúng đã ngấm sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân nên ngoài những biện pháp của nhà nước ban hành thì chúng còn bảo đảm được thực hiện từ thói quen, bằng lương tâm và bằng chính niềm tin của mỗi người, bằng dư luận của xã hội.
Ngược lại, với những quan niệm và quy tắc đạo đức mang nội dung trái với nội dung ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế.
Ý thức đạo đức của cá nhân đóng góp vai trò mạnh mẽ tác động đến việc thực hiện pháp luật. Người có ý thức đạo đức cao thì trong mọi trường hợp xảy ra họ sẽ đều chấp hành tuân thủ theo quy định của pháp luật quy định. Ngay cả trường hợp pháp luật xuất hiện những sơ hở thì họ cũng không vì thế mà nảy sinh những hành vi xấu để làm nên điều bất chính. Đối với trường hợp đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, ý thức đạo đức sẽ có tác dụng giúp chủ thể cảm thấy ăn năn và có mong muốn sửa chữa lỗi lầm. Tình cảm đạo đức còn có tác dụng khiến cho các chủ thể thực hiện hành vi một cách nhiệt tình và hào hứng hơn. Ngược lại, đối với những người có ý thức đạo đức thấp thì thái độ tôn trọng của họ đối với pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật cũng không cao, những đối tượng này dễ có các hành vi vi phạm pháp luật.
Tìm hiểu thêm:https://coolors.co/u/luat_lao_dong
Tác động của pháp luật đến đạo đức
Trong một số trường hợp, định hướng đạo đức sẽ phải thể hiện thông qua các quy phạm pháp luật nếu như muốn được thực hiện một cách phổ biến trong xã hội. Điều đó đã thể hiện rằng pháp luật sẽ có ưu thế nổi trội hơn so với chuẩn mực đạo đức trong một số khía cạnh nhất định. Ngoài việc ghi nhận các chuẩn mực đạo đức thì pháp luật còn là công cụ phương tiện bảo vệ cho chuẩn mực đạo đức bằng các biện pháp và chế tài cụ thể. Pháp luật đóng góp vai trò to lớn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội.
(i) Pháp luật có thể góp phần củng cố và phát huy vai trò, tác dụng thực tế của các quan niệm, quy tắc đạo đức khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và được tiến hành thừa nhận trong pháp luật, bởi vì ngoài việc đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, niềm tin, dư luận xã hội,... chúng ta còn được nhà nước đảm bảo trong việc thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước.
(ii) Pháp luật luôn giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Bên cạnh việc tiến hành ghi nhận các quan niệm, chuẩn mực đạo đức trong pháp luật, nhà nước còn đảm bảo cho chúng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hoàn toàn dựa trên thực tế. Một khi đã được thể chế hóa thành pháp luật thì việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức đó sẽ trở thành nghĩa vụ của toàn thể xã hội, các cá nhân, tổ chức dù không muốn cũng phải chấp hành thực hiện theo. Đặc biệt, bằng việc áp dụng xử lý nghiêm những chủ thể có hành vi đi ngược với các giá trị của đạo đức xã hội, pháp luật sẽ góp phần bảo vệ và giữ gìn các giá trị đạo đức của xã hội, ngăn chặn việc xảy ra tình trạng tha hóa và xuống cấp của đạo đức.
(iii) Pháp luật cũng có thể tiến hành loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp để áp dụng vào thực tế, cải tạo các chuẩn mực đạo đức, góp phần tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã hội.
Nội dung khác:https://scholar.google.com/citations?view_op=list_works&hl=vi&user=976I18oAAAAJ
Từ khóa » đạo đức Và Pháp Luật Cái Nào Có Trước
-
Mối Quan Hệ Giữa Pháp Luật Và đạo đức - Tạp Chí Công Thương
-
Mối Quan Hệ Giữa Chuẩn Mực Pháp Luật Và Chuẩn Mực đạo đức
-
So Sánh Sự Giống Và Khác Nhau Giữa đạo đức Và Pháp Luật
-
Mối Quan Hệ Giữa Pháp Luật Và đạo đức - Luật Hoàng Phi
-
So Sánh đạo đức Và Pháp Luật - Luật Hoàng Phi
-
Đạo đức Là Gì ? Phân Biệt đạo đức Và Pháp Luật ? Mối Quan Hệ Giữa ...
-
So Sánh đạo đức Và Pháp Luật
-
Đạo đức Và Pháp Luật Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh - Đức Trị Hay Pháp ...
-
[PDF] MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC - VNU
-
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Việc Kết Hợp Giữa đạo đức Và ...
-
Đạo đức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mối Quan Hệ Giữa đạo đức Công Vụ Và Pháp Luật Công Vụ
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình