Mối Quan Hệ Mật Thiết Giữa Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Và Lạm Phát
Có thể bạn quan tâm
CPI và lạm phát luôn đi cùng với nhau trong những báo cáo về kinh tế. Đây đều là những chỉ số quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Nó phản ánh giá trị đồng tiền dựa trên thước đo hàng hóa. Tuy CPI là công cụ thường thấy nhất để tính toán lạm phát nhưng bản thân cách tính này cũng có nhiều hạn chế. Vậy mối liên hệ giữa CPI và lạm phát là gì? Sự hạn chế khi dùng CPI để tính lạm phát là gì?
Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát
CPI là một công cụ phổ biến để đo lường lạm phát
CPI và lạm phát thường đi liền với nhau trong những báo cáo kinh tế. CPI chính là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. Lạm phát được tính dựa theo CPI với công thức sau:
Trong đó:
- π tỷ lệ lạm phát cần tính
- CPI^t là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t
- CPI^(t-1) là chỉ số giá tiêu dùng năm trước đó
Ví dụ: CPI năm 2019 là 122 và CPI năm 2020 là 130. Vậy tỷ lệ lạm phát sẽ là:
(130 – 122)/122 x 100% = 6.5%
Có thể thấy tỷ lệ lạm phát được tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng của các năm. Do đó, nếu năm sau giỏ hàng hóa có giá cao hơn năm trước càng nhiều thì tỷ lệ lạm phát sẽ càng lớn. CPI và lạm phát là ví dụ tiêu biểu nhất cho mối quan hệ thuận chiều. Giá tăng nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng tăng. Đồng thời, đồng tiền cũng mất đi một phần giá trị. Vì thế lạm phát cũng gia tăng.
Tuy nhiên, CPI chỉ là một trong những nhân tố để đo lường tỷ lệ lạm phát. Lạm phát còn được tính bằng những chỉ số khác nữa. Ví dụ như chỉ số giá sản xuất PPI, chỉ số giá cơ bản,…
Hạn chế khi dùng CPI để tính lạm phát
Như đã nói, CPI và lạm phát tuy có tính liên kết chặt chẽ nhưng việc sử dụng CPI để tính lạm phát cũng có nhiều hạn chế. Cụ thể
- Không đủ tính đại diện: CPI được lấy dựa vào giỏ hàng hóa đại diện. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng là khác nhau tùy từng địa phương, mức thu nhập,.. Vì vậy, sử dụng CPI để tính lạm phát sẽ không bao quát được tất cả ngành hàng. Từ đó dẫn đến kết quả tỷ lệ lạm phát được tính ra sẽ không khách quan.
- Không phản ánh được các loại chi tiêu cụ thể: CPI thường chỉ phản ánh các chi phí mà cá nhân tự bỏ ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng phái thanh toán 100% các chi phí của mình. Ví dụ, CPI có thể phản ánh các khoản chi cho y tế mà người dùng tự chi trả nhưng lại bỏ qua phần hỗ trợ đến từ các công ty Bảo hiểm. Điều này có thể khiến kết quả tính chỉ số CPI không được chính xác hoàn toàn.
Đó là những gì mà bạn cần biết về mối quan hệ giữa CPI và lạm phát. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về tài chính – chứng khoán và kinh tế nói chung, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên bạn nhé!
Từ khóa » Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Và Lạm Phát
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Là Gì ? Mối Liên Hệ Giữa CPI Và Lạm Phát ?
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng, Chỉ Số Giá Vàng Và Chỉ Số Giá đô La Mỹ Tháng 6 ...
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng, Chỉ Số Giá Vàng Và Chỉ Số Giá đô La Mỹ Tháng 7 ...
-
So Sánh Chỉ Số CPI Và Lạm Phát - Vietnam Finance And Investment
-
CPI - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Mỹ - Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) MoM
-
Mỹ - Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) YoY
-
CPI Là Gì? Cách Tính, Mối Quan Hệ Giữa CPI Và Lạm Phát Là Gì?
-
Mỹ: Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Trong Tháng Bảy Không Thay đổi | Kinh Tế
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tháng 9/2021 Giảm 0,62% - Chi Tiết Tin
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tháng 11/2021 Tăng 0,32% - Bộ Tài Chính
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Chỉ Số CPI Là Gì? Tìm Hiểu ý Nghĩa, Cách Tính Chỉ Số Giá Tiêu Dùng
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng - Báo Tuổi Trẻ