Mọi Thông Tin Bạn Cần Về Cây Bàng Singapore - Joy Garden
Có thể bạn quan tâm
Cây Bàng Singapore những năm gần đây rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi như một loại nội thất trang trí bởi vẻ đẹp độc đáo, sang trọng, phù hợp với nhiều kiểu thiết kế nhà ở như phong cách Minimalists, Tropical, Scandinavian cho tới các văn phòng, cửa tiệm, shop thời trang và quán cà phê..
Là một đơn vị tự trồng & kinh doanh cây Bàng Singapore này nên chuyên đề hôm nay Joy sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật về loại cây này từ nguồn gốc, cách chăm sóc, các loại bệnh…vv
Nguồn gốc và đặc tính của Bàng Singapore
1, Nguồn gốc của tên gọi Bàng Singapore:
Bàng Singapore nhưng không có nguồn gốc từ Singapore. Cây Bàng Singapore mình vẫn gọi là cây bản địa rừng mưa nhiệt đới Tây Phi (Tây Cameroon đến Sierra Leone). Cây được lai tạo đầu tiên tại Singapore, về sau du nhập rộng rãi đến các nước khác nên vì thế, cây được đặt tên là Bàng Singapore.
Bàng Singapore có tên khoa học là Ficus Lyrata hay Ficus Pandurata, thuộc chi Sung (Ficus), họ Dâu Tằm (Moraceae). Tại Việt Nam, loài cây này còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như Bàng Sing, Sung tỳ bà, Bàng lá to..
2, Đặc tính:
Bàng singapore là cây thân gỗ lâu năm, không hẳn là một cây phù hợp với mọi môi trường trong nhà. Cây ưa nắng và thoáng. Ở vườn ươm Bàng Sing được để ngoài trời full nắng mưa vì thế chơi bàng Singapore thì phải đặc biệt chú ý đến ánh sáng.
Cây ưa ẩm và đất thoáng, nhưng đất cần cứng một chút để cây không bị đổ vì tán & lá cây rất lớn. Trồng ngoài trời bàng sing rất ít khi bị bệnh, đa số bệnh hay gặp đều là do trồng trong nhà, trồng sai yêu cầu.
Gọi là Bàng và có lá gần giống cây Bàng ta nhưng bàng Singapore không có tán lá theo tầng như những cây bàng ta. Bàng Singapore có thể nhân giống dễ dàng bằng chiết cành, giâm cành.
Bàng Singapore có trồng được trong nhà không?
Mình xin trả lời là trồng được. Bàng Singapore có thể trồng ở ngoài trời full nắng mưa, cũng có thể trồng ở trong nhà, nhưng bắt buộc phải gần nguồn sáng tự nhiên (cửa sổ, cửa ra vào, ban công…)
Cây trồng ngoài trời thì phần thân sẽ cứng cáp hơn và lá dày hơn. Cây trồng trong nhà thiếu nắng thì vẫn phát triển được nhưng vì bản chất vươn theo hướng sáng nên thân cây sẽ cao nhanh và lá sẽ thưa hơn.
Bàng Sing trồng ngoài trời có thể cao tới 5-7m, nhưng những cây trồng ở trong nhà thì chiều cao tối đa sẽ hạn chế hơn vì thiếu sáng và bản chất trồng chậu sẽ ít dinh dưỡng hơn là trồng trên nền đất ngoài trời.
Cách chăm sóc Bàng Singapore
1, Giá thể và phân bón:
- Giá thể trồng bàng cần mức độ thoáng nhất định, vì thế ngoài đất thịt cây rất cần các nguyên liệu giúp thông thoáng để rễ phát triển như: Perlite, Pumice, Sỉ than, Trấu hun…
- Phân bón: Bàng Sing rất ưa phân NPK, cây đủ dinh dưỡng sẽ có lá màu xanh đậm và rất cứng cáp. Nếu có điều kiện bạn hoàn toàn có thể bón thêm phân hữu cơ 2-3 tháng/ lần
2, Trồng Bàng Singapore ngoài trời:
Đối với những cây trồng trong chậu đặt ở ban công, môi trường nắng gió là quá ổn rồi nè. Nhưng vì trồng trong chậu nên tùy vào hướng ban công của bạn mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
Cây ban công hướng Đông & Tây thì nên có một lớp phủ để tránh nước bay hơi trên bề mặt chậu. Bạn cần tưới 1-2 ngày/ lần vì nắng rất gắt, cây cần nhiều nước để thúc đẩy quang hợp. Ban công hướng Nam & Bắc thì ít hơn.
Đối với cây trồng thẳng xuống đất ở sân vườn, tiểu cảnh thì rất dễ. Quan trọng nhất trong thời gian đầu lúc mới trồng bạn cần trải sơ dừa hay vỏ dừa lên mặt đất để hạn chế bay hơi làm ảnh hưởng đến bộ rễ mới. Khi cây đã bám rễ xuống đất và đâm trồi thì dễ rồi, các bạn chỉ cần để ý tưới nước 3-4 ngày/ lần là được.
3. Trồng Bàng Sing trong nhà:
Cây Bàng Singapore trồng trong nhà như mình đã nói rất cần ánh sáng, nếu để cây thiếu sáng lá cây sẽ đen dần, rụng lá và chết dần. Vì thế cây cần để ở chỗ gần nguồn sáng như cửa sổ, ban công thì mới được.
Bàng Sing để trong nhà thì tưới ít nước lại một chút, nhưng mỗi lần tưới phải đủ ướt đất cả chậu, cho tầng rễ trên và tầng rễ dưới đều có nước. Lưu ý nên có đĩa lót chậu để tránh nước tràn ra nhà.
Bệnh của Bàng Sing và các vấn đề thường gặp
Bàng Sing trồng ngoài trời như mình nói ở trên rất ít bệnh, các bệnh mình liệt kê bên dưới đa số là của cây bàng trồng trong nhà thôi:
1, Bàng Singapore bị rệp:
- Do hình thái môi trường trong nhà là không thoáng khí cộng thêm việc trong môi trường điều hòa lúc thì lạnh khô, khi thì nóng ẩm rất phù hợp để rệp phát triển. Rệp trắng, nâu phát triển bu kín thân lên tới ngọn rất mất thẩm mỹ
- Cách khắc phục: Nếu nhẹ có thể lấy khăn lau sạch và xịt nước mạnh để rệp bong hết xuống sau đó mang ra chỗ thoáng đặt và theo dõi tiếp. Nếu bị nặng, cần phải xịt thuốc trị rệp (các bạn có thể nghiên cứu thuốc movento)
2, Lá non bị đốm đen:
- Đây là một loại bệnh tên là Edema (phù nề) – thực vận gặp tình trạng “cung quá cầu”, khi rễ hút quá nhiều nước nhưng việc quang hợp, thoát hơi không kịp dẫn đến các vết chai sạn, sần sùi, đốm đen trên lá
- Bệnh này không có khả năng lây cũng không gây hại nhiều cho cây. Nhưng vì mất thẩm mỹ nên cũng cần phải chữa, đơn giản là mình mang ra ngoài cho cây quang hợp nhiều hơn -> thoát nước nhiều hơn cho kịp với sức làm việc của rễ
- Vì bệnh không nguy hiểm và thường ở lá non nên các bạn đừng cắt bỏ lá mà tội nghiệp, lá to ra là tự khác sẽ hết. Cứ chăm sóc đúng cách thì lá non tiếp theo sẽ không bị như vậy nữa
3, Bàng Sing bị các vết sậm màu loang dần ra cả lá và rụng nhiều
- Đây là bệnh thường gặp ở Bàng sing trồng trong nhà, và tỉ lệ chết cây rất cao. Bệnh này do thiếu nắng và thừa nước làm úng rễ cây. Lá cây sẽ đen ở viền, lan vào trong và rụng cho tới chiếc cuối cùng
- Cây mới bị thì còn có thể chữa được bằng cách mang ra sáng và hạn chế tưới, cây mà bị lan tới ngọn rồi thì xác định phải thay cây mới rồi ạ
4, Bàng bị cháy lá
Nhiều người hay nhầm bàng bị cháy lá do nắng (thiếu nước) với hiện tượng cháy lá (sậm màu, đen viền) do thừa nước & thiếu sáng. Mình mô tả để các bạn nắm rõ hơn.
- Bàng bị cháy lá thường lá sẽ quăn lại, màu nhạt hơn lá bình thường và khô do mất diệp lục, bị nặng thì có thể lá sẽ chuyển sáng màu bạc/ màu nâu/ xám.. Đây là hiện tượng cháy lá do nắng nóng mà rễ không có nước/ hoặc không đủ khỏe để bơm nước lên
- Cách khắc phục: Đưa cây vào chỗ mát, và tưới thật đậm cho toàn bộ rễ trong chậu có thể nhận được nước. Để trong mát 2-3 tuần cho cây hồi phục rồi mới cho ra nắng dần. Sẽ phải chấp nhận bỏ mấy cái lá đã bị cháy hoặc lá cũ. Lá mới sẽ quen với môi trường nắng và không bị cháy nữa
Chung quy lại, cây Bàng Singapore này là loại dễ chăm thôi, chủ yếu là cần ánh sáng. Những trường hợp cây gặp vấn đề đều là do chưa có kinh nghiệm, nghe các đơn vị bán kêu là trồng thiếu nắng được hoặc là do mua cây này vì nó giống với bản vẽ của kiến trúc sư mà không hay biết là cây cần phải để đủ sáng.
Vì thế các bạn ạ, cần phải tìm hiểu kĩ trước khi chọn cây cho phù hợp với không gian ngôi nhà nhé.
Từ khóa » Cây Bàng Singapore Loại To
-
Cây Bàng Singapore - Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Bàng Singapore - Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Chăm Sóc, Giá, Mua ...
-
Top 10 Cây Bàng Singapore Phong Thủy Giá Chỉ Từ 125k
-
+ 66 Cây Bàng Singapore Phong Thuỷ Hợp Mệnh đẹp Giá Rẻ
-
Cây Bàng Singapore Size To Loại Cỡ Lớn Trang Trí Nội Thất Văn Phòng
-
Cây Bàng Singapore Trồng Trong Nhà
-
Cây Bàng Singapore Phong Thủy - Alo Garden
-
Cây Bàng Singapore Và Những Điều Chưa Biết • Sài Gòn Hoa 2022
-
Cây Bàng Singapo ( Loại Lớn Cây Thật ) | Shopee Việt Nam
-
Cây Bàng Singapore Có Phong Thủy Và Hợp Với Mệnh Gì?
-
Thông Tin Về Cây Bàng Singapore
-
Cây Bàng Singapore - Cây Văn Phòng Được Ưa Chuộng Nhất Hiện ...
-
Cây Bàng Singapore ( Cây Thật) | Shopee Việt Nam