Môi Trường ôn đới Hải Dương Có đặc điểm Gì? - TopLoigiai

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Môi trường ôn đới Hải Dương có đặc điểm gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về khí hậu ôn đới do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo

Mục lục nội dung Môi trường ôn đới Hải Dương có đặc điểm gì?Kiến thức tham khảo về khí hậu ôn đới.1. Ôn đới2. Đặc điểm khí hậu ôn đới3. Các kiểu khí hậu ôn đới4. Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới Hải Dương và ôn đới Lục Địa5. Một số nước có khí hậu ôn đới

Môi trường ôn đới Hải Dương có đặc điểm gì?

- Mùa hạ mát, mùa đông ấm (không lạnh lắm) nhiệt độ thường trên 0oC, lượng mưa khá lớn (khoảng trên 1000mm) mưa quanh năm.

- Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng.

- Thực vật: Có rừng cây lá rộng (Sồi, dẻ....) 

Kiến thức tham khảo về khí hậu ôn đới.

1. Ôn đới

Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất, nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng cách từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. Phần lớn diện tích đất nổi của đới nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có phần nhỏ ở bán cầu Nam. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền nhiệt đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.

2. Đặc điểm khí hậu ôn đới

- Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường; lượng nhiệt trung bình; các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.

- Các mùa được phân cấp rõ rệt ở khí hậu ôn đới và tồn tại ở cả Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Ôn đới chia 1 năm thay đổi theo bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Môi trường ôn đới thay đổi dịch chuyển từ vùng này sang vùng khác phụ thuộc vào vĩ độ và các ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

- Ở bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên đặc trị bởi môi trường ôn đới hải dương: mùa hạ mát mẻ, mùa đông không quá lạnh, quanh năm ẩm ướt. Càng đi vào sâu đất liền, tính chất lục địa càng thể hiện rõ nét. Cụ thể như: lượng mưa giảm dần, có mùa đông lạnh và tuyết rơi, mùa hạ nắng nóng, khô hạn.

Môi trường ôn đới Hải Dương có đặc điểm gì?

3. Các kiểu khí hậu ôn đới

- Tùy theo vị trí khác nhau, vùng khí hậu ôn đới được chia làm 2 kiểu là: ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

+ Ôn đới lục địa: Mùa đông lạnh,  khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng: Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC

+ Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC, mưa quanh năm (Khoảng 800-1000mm/năm), nhìn chung là ẩm ướt.

- Sở dĩ lượng mưa có sự chênh lệch là do các vị trí thuộc khí hậu ôn đới hải dương thường có mưa nhiều vào mỗi năm và mưa thường kéo dài. Còn các khu vực ôn đới lục địa do nằm sâu bên trong đất liền không khí ẩm của biển không thể thổi vào nên lượng mưa ít và thường tập trung chủ yếu vào mùa hè, mùa đông ít mưa.

- Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC, mưa quanh năm (khoảng 800-1000mm/năm), nhìn chung là ẩm ướt.

4. Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới Hải Dương và ôn đới Lục Địa

- Thứ nhất: Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa về  đặc điểm khí hậu:

+ Khí hậu ôn đới hải dương có mùa hạ mát mùa đông không lạnh lắm.

+ Khí hậu ôn đới lục địa mùa đông kéo dài và có tuyết trắng. Càng đi về phía nam mùa đông ngắn dần, mùa hạ ngắn hơn. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Thứ hai: Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa về nhiệt độ:

+ Khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8oC.

+ Trong khi đó khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 30oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12oC. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa. 

- Thứ ba: Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa về lượng mưa:

+ Khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng 1.000mm

+  Khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 – 600mm.

Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa lớn hơn khí hậu ôn đới lục địa.

Môi trường ôn đới Hải Dương có đặc điểm gì? (ảnh 2)

5. Một số nước có khí hậu ôn đới

a) Anh 

Khí hậu ở Anh được định nghĩa là khí hậu đại dương ôn đới, hoặc Cfb về hệ thống phân loại khí hậu Köppen, một phân loại chung với hầu hết các vùng tây bắc châu Âu. Các vùng khí hậu khu vực bị ảnh hưởng bởi Đại Tây Dương và vĩ độ. Bắc Ailen, xứ Wales và phía tây của Anh và Scotland, gần nhất với Đại Tây Dương, nói chung là vùng ôn hòa nhất, ẩm ướt nhất và có gió tây nhất nước Anh, và các vùng nhiệt độ ở đây rất hiếm khi xảy ra. Các vùng phía đông khô hơn, mát hơn, ít gió hơn và cũng có thể trải nghiệm những biến đổi nhiệt độ hàng ngày và theo mùa nhất. Các vùng phía Bắc nói chung là mát hơn, ẩm ướt hơn và có nhiệt độ hơi lớn hơn các khu vực phía Nam.

b) Pháp

Nhìn chung thì khí hậu nước Pháp tương đối ôn hòa do nằm trong đới khí hậu ôn đới hải dương. Thời tiết nước Pháp dịu nhẹ và chia làm 4 mùa riêng biệt đồng thời có sự thay đổi rất lớn giữa các mùa

Từ khóa » Khí Hậu ôn đới Hải Dương Có ở Khu Vực