Môi Trường Sống Của Sinh Vật Là Gì? Có Mấy Loại? - Dr.Tom

Hiện tại có nhiều bạn học sinh đang thắc mắc không biết “môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Cách bảo vệ môi trường sống thế nào cho hiệu quả?” Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết được các câu hỏi này.

  • Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng không sử dụng kháng sinh 
  • Nhiệt độ môi trường nước trong nuôi tôm
  • Những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thể chân trắng
  • Tảo độc trong ao nuôi tôm và biện pháp quản lý 
  • Một số quy trình xử lý nước thải nuôi tôm

Môi trường sống của sinh vật là gì?

Môi trường sống của sinh vật là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các các yếu tố cấu tạo nên môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của chúng. Tùy vào mỗi loại sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau.

Môi trường sống của sinh vật khác nhau tùy vào từng loài

Môi trường sống của động vật, thực vật khác nhau tùy vào từng loài

Ví dụ:

+> Loài cá sống trong môi trường nước, chúng có thể bơi trong nước và có vảy

+> Chim sống trên không chúng có cánh và có thể bay trên cao

Mặt khác, cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn của sinh vật khác.

Ví dụ:

+> Cây xanh là nơi ở của các vi sinh vật nấm và kí khí

+> Ruột người và động vật là môi trường sống lý tưởng cho các loại giun, sán

Có mấy loại môi trường sống của sinh vật?

Môi trường sống của sinh vật rất đang dạng và phong phú, chúng có thể sống trên cạn, dưới nước và cũng có thể bay trên bầu trời. Dựa vào những yếu tố đó người ta chia môi trường sống của sinh vật thành 4 loại chính:

1. Môi trường nước

Trong môi trường nước lại được chia ra nhiều loại nước khác nhau: nước mặn, nước ngọt, nước lợ,..

Ví dụ:

+> Cá rô phi sống trong môi trường nước ngọt, cá thu sống trong môi trường nước mặn

+> Đặc điểm tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước lợ, tôm càng xanh sống trong môi trường nước ngọt

+> San hô chỉ sống được ở biển (nước mặn) mà không thể sống ở môi trường nước ngọt

Hình ảnh sinh vật sống dưới đáy đại dương

2. Môi trường trong đất

Môi trường đất bao gồm đất cát, đất sét, đất đá, sỏi,.. tùy vào từng điều kiện môi trường mà các loài sinh vật sinh sống ở đó là khác nhau.

Gian đất - môi trường sống của sinh vật

Gian đất – sinh vật sống vùi trong đất

Ví dụ:

+> Con giun đất sống ở trong lòng đất

+> Fairy Armadillo – Loài Tê tê có thể bơi được trong cát

3. Môi trường trên cạn

Bao gồm các môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển trong trái đất,… Đây là môi trường có rất nhiều sinh vật và con người cũng sống trong môi trường này.

Hình ảnh môi trường sống của sinh vật trên cạn

Hình ảnh môi trường sống của một số loài trên cạn

Ví dụ:

+> Các loại cây xanh

+> Các loại gia súc – gia cầm

+> Chim, cò, vạc,…

4. Môi trường sinh vật

Sinh vật cũng là một môi trường sống lý tưởng cho các loại sinh vật khác.

môi trường sống của sinh vật kí sinh trùng

Môi trường sống của gian sán trong ruột động vật

Môi trường sống của sinh vật chim

Cây cối là môi trường sống lý tưởng cho chim làm tổ

Ví dụ:

+> Các loại cây xanh là môi trường sống của khí

+> Bộ lông chó là nơi cư trú của các loại bọ

+> Gian sán sống trong ruột người và động vật

Môi trường sống của sinh vật ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh thái

Bao gồm tất cả các yếu tố môi trưởng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sống, quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Các yếu tố sinh thái bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, con người,… các yếu tố này tác động và chi phối lẫn nhau, tác động lên cơ thể sinh vật vào cùng một thời điểm.

+> Ánh sáng là nhân tố quan trọng, nó chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của các sinh vật trên trái đất. chúng ảnh hưởng đến hình thái và các hoạt động sinh lý của thực vật. Ánh sáng còn giúp động vật và con người định hướng trong không gian để săn mồi, chốn kẻ thù và di cư,..

+> Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật, như vùng nhiệt đới có độ đa dạng sinh vật cao hơn so với các vùng hàn đới và ôn đới. Đa số các loài sống trong nhiệt độ từ khoảng 0 – 50 độ C.

+> Độ ẩm cũng là một yếu tố quan trọng, giúp điều hòa thân nhiệt, tham gia quá trình bài tiết ở động vật và quang hợp ở thực vật.

Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng là những yếu tố tác động làm biến đổi môi trường sống của sinh vật

Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng là những yếu tố tác động làm biến đổi môi trường sống của sinh vật

Sự tác động của các yếu tố sinh học phụ thuộc vào:

+> Bản chất của nhiệt độ

+> Cường độ mạnh hay yếu

+> Liều lượng nhiều hay ít

+> Tác động liên tục, gián đoạn, dao động,..

+> Thời gian tác động dài hay ngắn

Cách bảo vệ môi trường sống của sinh vật

Môi trường đang bị tàn phá nặng nề, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa lũ, bão quét thất thường, ô nhiễm môi trường nước, suy thái đất,… Đó chính là vấn đề mà toàn nhân loại đang phải đối mặt, liệu rằng “ngày tận thế là có thật?“. Do đó, việc bảo vệ môi trường sống là việc làm cần thiết mà bất cứ ai cũng phải làm. Những việc làm cụ thể như sau?

+> Tiết kiệm điện nước ở mọi lúc, mọi nơi. Tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng

+> Nói không với túi nilon, phân loại rác thải đúng quy định.

+> Giữ gìn cây xanh, chống phá rừng, lên án và phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng

+> Đối với môi trường nước thì không được vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển

Đó chỉ là những việc làm đơn giản nhưng bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể thực hiện được phải không nào. Nếu bạn giành thời gian để khám phá và tìm tòi thì sẽ thấy môi trường sống của sinh vật rất phong phú và đa dạng. Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp được những câu hỏi của các bạn. Truy cập website drtom.vn để tham khảo chi tiết về môi trường sống của tôm thẻ chân trắng.

BÀI VIẾT NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM >> Tìm hiểu về các loại tôm rảo, tôm rồng, tôm càng biển, tôm gõ mõ, tôm bộp, tôm bọ ngựa

Từ khóa » Các Môi Trường Sống Của Sinh Vật