Mỏi Xương Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì Và Những Thực Phẩm Tốt Cho ...

1. Chuyên gia giải đáp: mỏi xương là dấu hiệu của bệnh gì?

Để chẩn đoán chính xác tình trạng mỏi xương là dấu hiệu của bệnh gì cần thăm khám lâm sàng kết hợp các biện pháp cận lâm sàng như xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa miễn dịch, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT,...

Cần thăm khám chuyên khoa để xác định mỏi xương là dấu hiệu của bệnh gì

Cần thăm khám chuyên khoa để xác định mỏi xương là dấu hiệu của bệnh gì

Trong đó, mỏi xương, đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

1.1. Thoái hóa khớp

Tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương dẫn đến thoái hóa khớp gối, khớp vai,... là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, làm giảm vận động của cơ thể, thậm chí có nguy cơ gây tàn phế.

Tình trạng đau, nhức mỏi xương sẽ tăng lên khi người bệnh hoạt động nhiều, hoạt động mạnh hoặc thay đổi thời tiết.

1.2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn. Dấu hiệu điển hình là tình trạng đau, sưng các khớp nhỏ, nhỡ, nhất là vào buổi sáng sớm. Lâu ngày nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến dạng, hạn chế vận động của khớp.

1.3. Bệnh gout

Đây là một dạng bệnh do rối loạn chuyển hóa. Biểu hiện điển hình của bệnh là nhức mỏi, sưng nóng đỏ đau tại các khớp. Thường bị nhất là ở khớp ngón chân cái. Bệnh thường biểu hiện nặng hơn khi ăn các thức ăn chứa nhiều đạm.

Biểu hiện điển hình của bệnh gout là nhức mỏi, sưng nóng đỏ đau tại các khớp

Biểu hiện điển hình của bệnh gout là nhức mỏi, sưng nóng đỏ đau tại các khớp

1.4. Loãng xương

Loãng xương thường gặp ở người già; người có chế độ ăn uống thiếu canxi, magie, photpho; những người làm việc văn phòng ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên.

Biểu hiện điển hình của bệnh là tình trạng nhức mỏi xương, nhất là những xương dài như xương cẳng chân, xương đùi; chuột rút.

1.5. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị địa đệm thường xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Biểu hiệu của bệnh thường là đau, nhức mỏi tại điểm thoát vị. Nếu có chèn ép thần kinh sẽ có biểu hiện là tê bì tứ chi, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh kéo dài không được điều trị đúng cách có thể làm giảm vận động, rối loạn cảm giác, thiểu dưỡng gây teo cơ.

1.6. Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch dẫn đến hệ thống tuần hoàn ngoại vi kém, làm các cơ quan không được nuôi dưỡng đầy đủ, gây cảm giác nhức mỏi, tê bì, nhất là ở tứ chi. Ngoài ra, bệnh có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và huyết áp như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...

Xơ vữa động mạch dẫn đến hệ thống tuần hoàn ngoại vi kém

Xơ vữa động mạch dẫn đến hệ thống tuần hoàn ngoại vi kém

2. Bác sĩ dinh dưỡng điểm danh 5+ loại thực phẩm giúp giảm đau nhức mỏi xương hiệu quả

Dưới đây là 10 loại thực phẩm có thể giúp giảm đau và tăng cường khả năng vận động của các khớp:

2.1. Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 là chất béo không bão hòa, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và đau nhức xương khớp hiệu quả. Omega-3 rất dồi dào trong cá ngừ, cá hồi,...

Mỏi xương là dấu hiệu của bệnh gì

Omega-3 là chất béo không bão hòa, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và đau nhức xương khớp hiệu quả

2.2. Các loại hạt

Trong các loại hạt như hạt chia, quả hạnh nhân, quả óc chó,... cũng chứa hàm lượng omega-3 rất dồi dào, có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức xương rất tốt.

2.3. Rau cải

Trong các loại rau họ nhà cải như cải thìa, cải bó xôi, cải xanh,... tốt cho người bị đau nhức xương khớp bởi có một số nghiên cứu đã chỉ ra các loại rau này có khả năng ngăn chặn một loại enzyme gây sưng đau các khớp. Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn chứa chất xơ, đa dạng các loại vitamin, cung cấp nguồn dưỡng chất tốt cho cơ thể.

2.4. Trái cây

Trái cây là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể, nhất là những trái cây có màu sắc sặc sỡ như quả táo, quả việt quất, quả dứa. Cụ thể, trong quả việt quất có chứa hàm lượng anthocyanins cao, quả dứa có chứa lycopene - đều là những chất chống oxy hóa mạnh, giúp kháng viêm hiệu quả.

2.5. Các loại gia vị

Các loại gia vị như tỏi, hành, nghệ,... đều có tác dụng chống viêm, được sử dụng như những kháng sinh tự nhiên, rất tốt cho người bị các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, đau nhức mỏi xương.

Các loại gia vị như tỏi, hành, nghệ,... đều có tác dụng chống viêm, được sử dụng như những kháng sinh tự nhiên

Các loại gia vị như tỏi, hành, nghệ,... đều có tác dụng chống viêm, được sử dụng như những kháng sinh tự nhiên

2.6. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng là lúa mì, gạo lứt, yến mạch. Các loại ngũ cốc này rất giàu chất xơ, giúp sản xuất axit béo, có tác dụng tốt trong các bệnh lý xương khớp.

2.7. Nước hầm xương

Trong nước dùng xương có các dưỡng chất như axit amin, Glucosamine, chondroitin, là các dưỡng chất giúp duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh. Bạn có thể dùng nước hầm xương để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như phở, nấu canh,...

Ngoài các thực phẩm nên bổ sung hàng ngày trên, người bị đau nhức mỏi xương nên tránh:

  • Ăn mặn: muối làm giảm hấp thụ canxi, làm tăng nguy cơ loãng xương cũng như các bệnh lý về thận.

  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.

  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá.

  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, đồ rán.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, khớp nhiễm khuẩn, khớp tự miễn,...

Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp phân biệt các bệnh lý xương khớp, đánh giá chính xác tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, tối ưu, rút ngắn thời gian điều trị.

Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 24/7 để giải đáp các thắc mắc cũng như đặt lịch thăm khám online.

Từ khóa » Dau Moi Xuong Khop