Món ăn Ngon ở Buôn Ma Thuột Níu Chân Du Khách - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
Món ăn ngon ở Buôn Ma Thuột níu chân du khách.Tham khảo menu cũng như địa chỉ ăn uống ngon, bổ, rẻ để chuyến đi thêm thú vị nhé
Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với bạn một số món ăn, các quán café đặc trưng ở thành phố Buôn Ma Thuột trên Tây Nguyên nắng và gió mà các bạn trẻ ở đây thường xuyên lưu tới.
Bún đỏ
Chỉ với giá 15.000 đồng, bạn đã được thưởng thức ngay món bún đỏ, là món ăn đặc trưng và rất thân quen với người dân nơi đây. Tên của nó được gọi dựa vào màu sắc của món ăn. Một tô bún nóng hổi đầy ắp, trên mặt là gạch cua, trứng cút, một ít tóp mỡ, thêm một chút mắm tôm tim tím màu hoa cà, ớt xay và rau cần trụng trong một buổi tối se lạnh đặc trưng cao nguyên sẽ là điều tuyệt vời nhất mà bạn có thể cảm nhận.
Một tô bún đỏ đẹp mắt
Bạn có thể tìm thấy một loạt các quán bán bún đỏ tại chính ngay một khu nhỏ dành cho nó ở góc đường Lê Hồng Phong nối với Phan Đình Giót.
Những quán bún đỏ vỉa hè
Bánh ướt thịt nướng
Bánh tráng – miền Bắc gọi là bánh cuốn, là món ăn không xa lạ và cũng khó tạo nên hương vị độc đáo. Nhưng bánh tráng thịt heo ở Ban Mê lại khác. Sự lạ lẫm và thú vị của món ăn đến từ chính cách thưởng thức, khiến thực khách có cảm giác như đang ăn một món gỏi hay cuốn mà lá nem chính là bánh tráng.
Một suất bánh cuốn thịt nướng với nhiều nguyên liệu và đủ màu sắc
Nếu bạn tò mò đến đây ăn cho biết, bạn chắc chắn sẽ không thất vọng. Bước vào quán, bạn sẽ được bưng ra đầy đủ: môt đĩa thịt nướng ướp vừng kèm dưa chuột, xoài xanh xắt sợi, dưa chua, nắm nêm, nước mắm, ớt bằm, ớt tươi và chanh. Và tất cả chỉ dành cho một suất thôi. Trong khi chờ đợi người phục vụ mang bánh ra, bạn đừng ngạc nhiên bởi những chồng đĩa cao đến chục chiếc ở bàn bên cạnh, bởi bánh tráng ở đây đều được tráng mỏng te và mỗi chiếc chỉ để trên một đĩa.
Nem nướng
Nhắc đến nem nướng các bạn sẽ nghĩ tới Nha Trang, nhưng Buôn Ma Thuột cũng rất nổi tiếng với các quán nem nướng với bàn ăn được bày biện ngon miệng.
Nem nướng – món ngon Buôn Ma Thuột
Chỉ nhìn thôi là đã thấy thèm rồi nhỉ? Bạn có thể được thưởng thức bàn ăn này với giá từ 40k đến 60k một phần thôi đó.
Bánh canh cá dằm
Bánh canh cá dằm là món ăn có tiếng với người dân ở Buôn Ma Thuột. Trời se lạnh, chỉ cần cho một thìa nước dùng vào miệng là bạn đã có cảm giác được sưởi ấm với vị cay the thé của món ăn.
Một tô bánh canh cá dằm
Cái ngon của bánh canh không chỉ nằm ở thứ nước dùng ngọt ngọt, chua chua, cay cay – hương vị rất đặc trưng yêu thích của miền Nam, mà nhiều người “mê mệt” món ăn này còn bởi độ chất của những khúc cá thu mềm, ngọt, thơm và không có một chút xương nào. Đặc biệt, dù bạn có dầm nát miếng cá thu hòa lẫn cùng nước dùng thì bát bánh canh cũng không bao giờ bị tanh nồng, trái lại còn thấy ngon hơn, thú vị hơn nhiều.
Ngoài cá thu dầm thì một tô bánh canh đầy đủ còn có thêm chả, bao tử cá, khúc giò heo lớn, khiến món ăn càng “chất lượng” hơn bao giờ hết. Một bát bánh canh có giá khoảng 15.000 – 25.000 đồng. Bạn có thể đến đường Bà Triệu, Lê Thánh Tông hoặc Hai Bà Trưng để tìm đến các quán bán món ngon này.
Bò nhúng me
Nếu bạn chưa thưởng thức món Bò nhúng me đặc biệt này thì bạn hay thưởng thức ngay hôm nay để cảm nhận nó. Vị chua chua, ngọt ngọt của nước me kèm miếng thịt bò thái mỏng, thêm vị thơm của tỏi phi sẽ khiến bạn ăn hoài không ngán. Món này ăn kèm bánh mì thì khỏi phải chê. Ngoài Bò Nhúng Me thì bạn có thể thưởng thức thêm món Bò Lúc Lắc, Bò Cuộn Cải Xanh được tẩm ướp rất ngon. Bạn có thể đến quán Hải Sản Tươi Sống Cà Te Quán ở Lê Thánh Tông.
Bò nhúng me nóng hổi thơm ngon
Bánh chiên
Là món ăn vặt nổi tiếng của các bạn học sinh ở Buôn Ma Thuột sau giờ tan trường. Món ăn rất đơn giản, chỉ có một cái bánh chiên được làm từ nếp được cắt ra và một chút tương nhưng rất thú vị phải không nào? Bạn chỉ mất có 5k cho một dĩa bánh như thế này thôi nhé.
Một dĩa bánh chiên
Và đến với thành phố Buôn Ma Thuột, bạn không thể không đến với những ngụm cà phê đậm đà đúng chất tại những quán cà phê với phong cách đa dạng tại đây.
Cơm tấm bì sườn chả-
Món gỏi sứa chế biến không hề đơn giản. Trước hết, sứa phải trải qua khá nhiều công đoạn chế biến mới ra được từng miếng tròn tròn, trắng tinh, giòn rụm . Miếng sứa có màu trắng này được gọi là sứa chân - vì cắt ra từ chân con sứa, ăn giòn như gân và sụn. Sau khi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, vắt ráo nước, thì người ta đem trộn sứa với chuối chát, khế hoặc cóc xanh, ít hành khô và lạc, thêm chút rau thơm nữa. Thế là có giòn ngọt của sứa, có chua của cóc xoài, có vị chát của chuối xanh, thêm tí bùi bùi của lạc và mùi thơm của rau... Ăn rất lạ miệng và ngon. Có thể ăn kèm cùng với bánh đa, chấm mắm ruốt Huế hoặc muối tiêu chanh đều rất ngon. Gỏi sứa cũng đặc biệt hợp với thời tiết mùa hè nóng nực vì thanh thanh mát mát, không gây cảm giác ngán.
Rải lên trên một ít chuối chát, khế xanh, lạc hành khô và rau thơm, Ăn kèm bánh đa, mắm ruốt Huế, rất ngon và lạ.
Khó quên vị đắng đọt mây
Vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay, mà còn có những đọt mây mọc hoang chằng chịt trong rừng. Người ta chọn những đọt mây non tơ, bụ bẫm (dài khoảng ba bốn gang tay) mang về tước bỏ phần vỏ lá, sau đó nướng lên cho mềm rồi xé nhỏ từng sợi để nấu với nhiều loại thực phẩm khác như cá, thịt, mắm… đều tạo nên những món ăn ngon.
Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên xưa thường nấu đọt mây với cá khô, thịt khô treo sẵn trên giàn bếp. Và cái thứ thức ăn (khô hoặc nước sền sệt) này cho người ăn vị đăng đắng khó quên. Nhiều người bảo ăn đọt mây vào sẽ trị được bệnh sốt rét, tiêu chảy đường ruột. Điều đó đã được kinh nghiệm thực tiễn từ đời sống ẩm thực của cư dân miền núi ngày xưa chắt lọc ra. Thật kỳ lạ: “kinh nghiệm” ấy là cả một sự khảo cứu, kết luận nghiêm túc của tri thức dân gian, bởi khi giở cuốn “Những cây thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì mới rõ rằng đọt mây rừng hàm chứa đầy đủ những dược tính trên.
Lá bép, đọt mây là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình người dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.
Ngày nay món ăn đọt mây đã hiện diện trong các nhà hàng, từ bình dân cho đến sang trọng cũng nhờ sự kết hợp đặc biệt của nó-vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trị bệnh công dụng. Xét về mặt văn hóa ẩm thực, đọt mây rừng không còn là món ăn dân dã, bình dị của thiểu số người sống và gắn bó với rừng, mà nó đã đi xa hơn và có mặt trên các bàn ăn đầy “cao lương, mỹ vị”. Này nhé: đơn giản thì đọt mây nấu với cá hộp, thịt hộp…hoặc xé nhỏ từng sợi làm gỏi gà, khô nai, khô cá, mực. Cầu kỳ hơn thì luộc lên cho bớt đắng, sau đó cắt nhỏ như hạt lựu hầm với các loại thịt.
Những món ăn được chế biến từ đọt mây đang trở thành “đặc sản” hấp dẫn thực khách tại nhiều khu du lịch, nhà hàng ở Tây Nguyên. Tại Dak Lak, bạn đến khách sạn Yang Sing, Khu du lịch văn hóa-ẩm thực buôn Akô D’hông, thậm chí Bạch Mã, Tuấn Đạt… đều có những món ăn này. Sang Khu du lịch Đồng Xanh (Gia Lai), Măng Đen (Kon Tum), hay về Gia Nghĩa, Nâm Nung (Dak Nông) thì đọt mây càng là sự chọn lựa không thể thiếu trong những bữa tiệc đãi khách phương xa. Thế mới biết từ sản vật của rừng đã cho con người nguồn sống đi cùng với cảm giác khám phá và thưởng thức nó thú vị và phong phú biết dường nào!
Ngọt bùi rau dầm tang
Rau dầm tang ẩn mình dưới suối vào sáu tháng mùa khô, đến mùa mưa lại cựa mình trỗi dậy. Những mầm rau xanh biếc, vươn dài như thể trong thời gian mùa khô nó đã tích tụ biết bao dưỡng chất của đất, của nước để dâng hiến cho con người có cái ăn dằn bụng trong những ngày dầm dề mưa rừng trút xuống. Cũng có lẽ sống cuộc sống như vậy, nên rau dầm tang trông nuột nà, mong manh hơn bất kỳ loại rau rừng nào khác. Cọng rau giòn dễ gãy, lá như lá răm và cũng dễ bị bầm úa, tổn thương, nhưng lại có vị ngọt bùi khó tả.
Dầm tang không dùng để ăn sống, mà phải nấu nhừ lên cùng nhiều loại thực phẩm dễ tìm kiếm trong rừng như măng le, củ mài và nấm. Khi ăn vào có vị bùi nơi đầu lưỡi, một lúc sau thấm ngọt nơi cổ họng. Có người bảo rau dầm tang trong rừng giống như cây cải cay ở trong vườn tược miệt đồng bằng vậy - một khi thưởng thức đều thi vị vì nó khai mở cho người ăn nhiều cảm giác: đắng - cay, ngọt - bùi…đều có cả.
Không nghi ngờ gì nữa, rau dầm tang không những là nguồn thực phẩm thông thường, mà còn là món gia vị của rừng ban tặng. Nấu bất cứ món gì được cho là đặc sản của rừng (từ măng le, củ mài, nấm…đến cá, thịt thú rừng các loại) đều không thể thiếu dầm tang. Tùy theo từng món ăn mà người ta cho vào lượng rau dầm tang ít hoặc nhiều. Chẳng hạn, để cho tô canh cá suối được thơm ngon hơn, chỉ cần thái nhỏ một nắm rau dầm tang bỏ vào (như hành ngò) là được.
Còn muốn có một nồi thịt (hoặc lòng) hầm lên béo ngậy và thơm lừng, phải cho thật nhiều dầm tang vào thì sẽ được như ý. Hơn thế, loại rau này là một phần không thể thiếu trong món muối chấm của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên xưa nay. Món muối chấm (với các loại thịt, cá nướng) ấy ngon đến nỗi các nhà hàng, khách sạn hiện nay đặt hàng từ các nghệ nhân ẩm thực người dân tộc thiểu số để đưa vào “menu” nhằm câu thực khách. Bất kỳ ai được thưởng thức một lần đều không thể nào quên mùi vị rất riêng và độc đáo của nó.
Đến bây giờ, trong những ngày mưa, đâu đó trên các ngả đường Buôn Ma Thuột, vẫn dễ bắt gặp những người đàn ông, đàn bà từ Buôn Đôn, Cư M’gar hoặc xa hơn nữa là Ea Súp ra phố, chở theo những bó rau dầm tang để bán dạo. Họ vừa đi vừa rao: Ơ…! dầm tang, dầm tang…
Làng cà phê Trung Nguyên
Làng cà phê Trung Nguyên hay còn được gọi là Làng Cà phê là một cụm công trình kiến trúc có diện tích khoảng 20.000m2 thuộc sở hữu Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên.
Một số góc làng cà phê Trung Nguyên
Cuối không gian Làng cà phê, nơi bước chân du khách được dẫn dắt bởi hàng đá xếp trên mặt nước và những cây cầu nhỏ là không gian nhà dài, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn nhất, lâu đời nhất của văn hóa Tây Nguyên. Đây là tư liệu quý giúp những người yêu mảnh đất bazan trù phú hiểu về một miền cao nguyên hoang sơ thuở trước với những đêm đại ngàn âm vang tiếng cồng chiêng và tiếng kể sử thi huyền bí, nồng men rượu cần.
Bảo tàng cà phê và bảo tàng Tây Nguyên
Làng cà phê Trung Nguyên không chỉ là nơi giới thiệu những ly cà phê thơm ngon, đặc biệt nhất đến từ Việt Mam được thế giới ưa chuộng, Làng cà phê Trung Nguyên hiện hữu trong lòng thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột như một điểm đến hấp dẫn bởi một không gian kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc Tây Nguyên và không gian đặc sắc của cà phê. Địa chỉ: 222 Lê Thánh Tông – Tp. Buôn Ma Thuột.
Thiên đường cà phê Mêhico
Hệ thống kiến trúc hiện đại kết hợp với truyền thống tạo nên một không gian thoáng mát, yên tĩnh là nơi thư giãn lý tưởng dành cho quý khách. Địa chỉ 159/3 Nguyễn Văn Cừ – Tp. Buôn Ma Thuột
Và vô số những quán cafê khác ở dọc các con đường ở thành phố xinh đẹp này. Có thể kể đến một số quán nổi bật khác như Xưa và Nay, Không Gian Xưa, Hoa đất, Thung lũng Hồng, Quán Văn, Vị đắng, Dã Quỳ, …
Các quán ăn ngon ở Buôn Ma Thuột
I - Ăn sáng:
- Bún bò Bà Mai (gần trường BMT) - Bán cả ngày, buổi chiều còn có thêm gỏi đu đủ
- Bún bò, giò đường Y Bí AleO (Buổi chiều có bánh nậm, lọc đảm bảo ngon nhưng hơi đắt)
- Bún riêu, bún thịt nướng đường Xô viết nghệ tĩnh (giữa Quang Trung - Phan Bội Châu)
- Bún riêu, ốc Nhung đường Lê Thánh Tông (xéo ban chỉ đạo Tây Nguyên)
- Bún thịt nướng Điện Biên Phủ
- Bún cá (Rạp hát cũ- Cây số 3)
- Miếng lươn xào (Trần Quang Khải)
- Bún bò (trước shop Kim Chi-Lý Thường Kiệt). Chổ này ăn cũng đậm đà lắm, có điều bán ít nên hết sớm lắm. Ai muốn ăn phải đi sớm.
- Bún bò Ba Nhân (Hai Bà Trưng)
- Bún bò (Trần Phú-Y Jut)
- Bún riêu Lý Thường Kiệt
- Bún cá Cây Sao (cuối đường Lý Thường Kiệt)
- Bún cá cuối đường Hai Bà Trưng (có cả sứa nữa ăn ngon tuyệt)
- Bánh canh cua biển đường Phan Chu Trinh (đối diện toà giám mục - bán cả ngày)
- Mì Quảng số 1 Bà Triệu hoặc khách sạn Thành Công
- Cháo lòng đường Lê Thánh Tông, đối diện Vietcombank.
- Bánh cuốn bà Tân (Bà Triệu - Hùng Vương)
- Bánh cuốn Tây Hồ đường Thăng Long
- Bánh cuốn Bắc đường Mạc Thị Bưởi
- Xôi gà Phan Chu Trinh (gần trường Trung học Trường sơn)
- Bánh mì Hà Nội, Thành Phát, Cô Khang
- Phở Nguyên (gần cà phê Uyên Phương 1)
- Phở Tiến đường Lê Thánh Tông
- Hủ tiếu bà Xuyến (đường Lê Thánh tông đối diện hoa viên)
II - Ăn xế chiều, chiều:
- Ốc hút Đinh Tiên Hoàng
- Bánh bèo các loại đầu đường AMa Jao, đầu đuờng Phạm ngủ Lão, đường Mạc Thị Bưởi
- Bánh ướt thịt nướng đường Trần Nhật Duật
- Bánh Khoọc Nguyễn Chánh, Y Jút
- Ốc um chuối (hoặc um cà đắng) quán Vũ, đường Nguyễn Công Trứ.
- Cá rô chiên xù, quán Hoa Mai Trang, cuối đường Hùng Vương.
- Lẩu dê, quán Tứ Xuyên đường Phan Chu Trinh.
- Lẩu bò, các quán đường Quang Trung.
- Cháo óc (Trước cổng hồ bơi trung tâm-Đinh Tiên Hoàng)
- Bún cá (Y Jut-Trần Phú) Chổ này sạch đẹp hơn đường Hai Bà Trưng và cũng ngon không kém
- Bún riêu cua (Lý Thường Kiệt) - Ở khúc này có 2 quán bún riêu, nên ăn quán nằm ở gần đường Nguyễn Thị Minh Khai thay vì ăn ở quán năm gần đường Trần Phú. Cũng vì vấn đề vệ sinh.
- Ốc luộc (Mai Hắc Đế- Nguyễn Viết Xuân) Chổ này khá nổi tiếng rồi, các chị ăn cho dzui, còn các anh nhâm nhi vài xị.
- Gỏi núi sam (Trần Phú-Nguyễn Trãi)
- Bún Thịt Nướng (Hoàng Diệu-Nguyễn Trãi)
- Bánh khọt (Trong xóm đạo, gần cafe Ý Niệm)
- Bánh canh bột lọc (Trần Phú-Xô Viết Nghệ Tĩnh)
- Thỏ rô ti, quán thịt thỏ, đường Ama Jao.
- Thịt chó, các quán ở các đường PCT, MHĐ, NTMK, ĐTH vv...
- Thịt mèo, quán 87 Mai Hắc Đế.
- Đùi ếch hấp gừng, Lươn đùm, đầu đường Hoàng diệu
- Chân gà nướng lu, đường Lê Thánh Tông, Phan Bội Châu.
- Gan bò, quán nghèo, đường Hoàng Diệu (đối diện trại hòm Trương Bá Thành) .
- Vịt, heo tiềm thuốc bắc, cuối đường Lê Hồng Phong.
- Súp "hài cốt" đường Hoàng Diệu (Lâu rồi không biết giờ còn bán không) .
- Ốc xào nước cốt dừa ngã ba đường Mai Hắc Đế - Nguyễn Viết Xuân.
- Lẫu gà lá giang số 9 Lê Lai.
- Gà hấp chanh đường Trương Công Định.
- Dồi trường hấp gừng quán Hùng Cường.
- Thịt trâu, đường Mai Hắc Đế.
- Lẫu cá lăng QL 14 xã Hòa Phú - TP BMT (gần cầu 14).
- Cháo chị Thẩm (Bả Triệu - Nguyễn Tất Thành)
- Cháo giò, óc heo đường Trần Phú
- Bánh canh cua Trần Phú
- Bún thịt nướng đường Dương Văn Nga
- Bánh canh chả cá - 57 Hai Bà Trưng
- Bánh đúc nóng (đường Phùng Chí Kiên)
- Bánh xèo Hoa - Phan Bội Châu
III - Ăn tối:
- Bánh canh phá lấu (đối diện bánh xèo đường Phan Bội Châu)
- Cháo gà-Xôi gà (Y Jut) Nằm gần ngã tư Quang Trung- Y Jut, hỏi hẻm cháo gà thì nhiều người biết lắm. Bán món này mấy chục năm rồi.
- Bánh canh(Trước Showroom cafe Trung Nguyên- Lê Hồng Phong) Chổ này ăn được và giá cũng rẻ lắm.
- Cháo óc (chợ Tân An-đường Lý Tự Trọng) Chổ này nấu ngon nhưng nằm ngay cái chợ nên bốc mùi khiếp lắm. Chịu khó vài phút mua về nhà ăn cho ngon
IV - Ăn khuya:
- Cá khô nướng, trứng vịt lộn, mực 1 nắng, cháo trắng thịt kho tiêu, cóc, xoài, ổi vv.... các quán vỉa hè đường Y Jút.
- Phố bún đỏ Lê Hồng Phong đoạn đối diện trường BC BMT, ngã ba Lê Duẩn - Phan Đình Giót
V - Giải khát, Tráng miệng:
- Quán chè, sinh tố Vân - Bà Triệu - Hùng vương
- Chè 57 Lý Thường Kiệt
- Nước ép táo đỏ đường Phan chu Trinh
- Kem Hà nội, Hồng Kông - Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Kem Hoàng Kiếm - Lý Thường Kiệt
- Chè bà Năm - đường Y Jút
- Đậu hủ đầu đường Nguyễn Đức Cảnh
- Trà sữa Trân châu - Trước trường BMT
- Cơm gà Phú Lâm (đầu đường Quang Trung)
- Cơm gà Amarter (đường hoàng Diệu)
- Cơm gà Phan Chu Trinh (trước trường hướng nghiệp)
Món ăn truyền thống của Hà Nội Món ăn truyền thống của Hải Phòng Món ăn truyền thống của MalaysiaMón ăn truyền thống của CampuchiaMón ăn truyền thống của CanadaMón ăn truyền thống của người Hoa (st)
Từ khóa » Vịt Tiềm Thuốc Bắc Bmt
-
Quán 266 - Đặc Biệt Vịt Tiềm, Giò Heo Tiềm, Gà Tiềm - Cốc Cốc Map
-
Gà, Vịt, Heo Quay BBB . C37 -C38 Điện Biên Phủ . Chợ Bmt - Facebook
-
Gà ác Tiềm Thuốc Bắc Buôn Ma Thuột - Thực Phẩm Sạch
-
Quán Gà Tiềm - Trần Phú | Địa điểm 247
-
Quán Gà Tiềm - Trần Phú ở Đắk Lắk - Thế Giới Địa Điểm
-
Một Số Quán ăn Tại TP. Buôn Ma Thuột
-
Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc - Hồng Ký Mì Gia
-
Top 6 Địa Chỉ Bán Vịt Quay Ngon, Nổi Tiếng Nhất Tỉnh Đắk Lắk
-
Đề Xuất 7/2022 # Cách Nấu Vịt Tiềm Thuốc Bắc, Cách Làm Vịt Món ...
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc Bmt Mới Nhất 7 ...
-
6 Địa Chỉ Bán Vịt Quay Ngon, Nổi Tiếng Nhất Tỉnh Đắk Lắk
-
Cách Nấu Vịt Tiềm Thuốc Bắc Vừa Ngon Mà Bổ Dưỡng Tại Nhà