Môn Nghệ Thuật Sáng Tạo (Creative Arts) - Sace College Vietnam

I. PHẠM VI VÀ YÊU CẦU HỌC TẬP 

1. Yêu cầu học tập 

Học sinh sẽ được phát triển các kĩ năng và thể hiện các kĩ năng sau khi học môn Nghệ thuật sáng tạo:

  • Thể hiện kiến thức và hiểu biết về các khái niệm chung liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo
  • Điều tra và phân tích phản biện về bản chất và quá trình làm việc hiệu quả trong nghệ thuật sáng tạo
  • Thể hiện kiến thức về cách làm việc sáng tạo, thông qua việc khám phá các phương tiện, vật liệu, kĩ thuật, quy trình và công nghệ trong nghệ thuật sáng tạo
  • Áp dụng các kĩ năng, kĩ thuật và quy trình thực tế để làm việc sáng tạo và hiệu quả cho một mục đích
  • Làm việc hiệu quả để phát triển và trình bày tác phẩm nghệ thuật sáng tạo
  • Giao tiếp và phản ánh phản biện về các ý tưởng, quy trình, tác phẩm và ý kiến nghệ thuật sáng tạo
  • Đánh giá các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, tham chiếu đến quy trình, kết quả và bối cảnh

2. Nội dung 

Nghệ thuật sáng tạo là môn học 10 hoặc 20 tín chỉ, các trường có thể tuân theo hoặc thay đổi nội dung được đề xuất trong đề cương môn học cho phù hợp.

Nghệ thuật sáng tạo là cơ hội để giáo viên điều chỉnh chương trình học để đáp ứng nhu cầu hoặc sở thích của từng vùng theo cách mà không một môn học nào khác trong chương trình SACE có thể đáp ứng. Đây là cơ hội để tập trung vào một khía cạnh, hoặc kết hợp nhiều khía cạnh của một hoặc nhiều môn học SACEi trong nghệ thuật sáng tạo trong môn học.

Đối với môn học Nghê thuật sáng tạo (10 hoặc 20 tín chỉ) bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu sau:

  • Quy trình nghệ thuật sáng tạo
  • Phát triển và tạo ra tác phẩm
  • Các khái niệm trong môn Nghệ thuật sáng tạo
  • Thực hành sáng tạo

3. Quy trình nghệ thuật sáng tạo 

Quy trình nghệ thuật sáng tạo bao gồm 4 yếu tố có liên quan lẫn nhau, phổ biến cho tất cả các chương trình học nghệ thuật sáng tạo:

  • Nghiên cứu
  • Phát triển
  • Thực hiện
  • Phản ánh

Giáo viên sử dung quy trình sáng tạo làm cơ sở để thiết kế chương trình dạy và học. Quy trình sáng tạo nghệ thuật có thể không tuần tự, điểm bắt đầu và trình tự của các nhiệm vụ có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu của chương trình nghệ thuật sáng tạo và tác phẩm dự định xây dựng.

Quy trình nghệ thuật sáng tạo định hướng cho học sinh thông qua các trải nghiệm học tập sau:

  • Nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo của các tác giả và các ý tưởng, kĩ thuật, phong cách và cách tiếp cận của học sinh
  • Lên ý tưởng, thiết kế và lập kế hoạch cho các tác phẩm nghệ thuật
  • Hiểu các khái niệm cốt lõi trong các lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo có liên quan và sử dụng sự hiểu biết này để cung cấp thông tin cho các giai đoạn phát triển và thực hiện
  • Phát triển các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, sử dụng tư duy tưởng tượng và áp dụng các kĩ năng giải quyết vấn đề
  • Áp dụng các kĩ thuật, công nghệ và quy trình sáng tạo
  • Diễn tập, thực hành, trưng bày và trình bày tác phẩm cho mọi người
  • Làm việc năng suất
  • Phản ánh và đánh giá về mục đích hoặc chức năng của nghệ thuật sáng tạo đối với thẩm mĩ của một cá nhân

3.1. Ghi lại quá trình nghệ thuật sáng tạo 

Học sinh làm 1 hồ sơ về quy trình sáng tạo nghệ thuật, đây là điều không thể thiếu trong quá trình học môn Nghệ thuật Sáng tạo.

Học sinh tìm hiểu nhiều tác phẩm nghệ thuật sáng tạo khác nhau để khám phá các khả năng khác nhau và nâng cao tư duy sáng tạo của mình. Những khám phá và nghiên cứu của học sinh về phương tiện, vật liệu, kĩ thuật, quy trình, công nghệ và tác phẩm nghệ thuật phải là một phần trong hồ sơ của mỗi học sinh. Các nhận xét phản hồi có chú thích về tất cả các giai đoạn của quá trình sáng tạo là bằng chứng về sư phát triển tư duy và kĩ năng nghệ thuật sáng tạo của học sinh.

Trong môn Nghệ thuật sáng tạo học sinh được kì vọng phát triển các kĩ năng phân tích và phản biện về các điểm mấu chốt trong quá trình sáng tạo.

Hồ sơ có thể ở dạng ghi chú viết tay, bản sao, bản vẽ và sơ đồ, hình ảnh, ảnh chụp và bất kì tài liệu nào khác được sử dụng trong quá trình sáng tạo, chẳng hạn như CD, DVD, bản trình bày đa phương thức hoặc video clip.

3.2. Phát triển và thực hiện 

Thực hiện và phát triển tạo cơ hội cho học sinh làm việc năng suất với tư cách là thành viên nhóm để thiết kế, lập kế hoạch, thực hành, diễn tập, làm, sáng tạo, biểu diễn và thuyết trình tác phẩm nghệ thuật sáng tạo.

Tất cả học sinh đều có cơ hội xác định và phản biện những ý tưởng, quan điểm và kĩ năng sáng tạo nghệ thuật cá nhân của mình.

3.3. Làm việc năng suất 

Các phần của các khía cạnh phát triển của một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo có thể đòi hỏi nỗ lực của cá nhân để phát triển ý tưởng, thiết kế hoặc sáng tác (thực hành) hoặc thử nghiệm với kĩ thuật. Các phần khác như lập kế hoạch, tập dượt và hoàn thiện các kĩ năng lại cần đến sự hợp tác.

Trong trường hợp học sinh không có điều kiện hợp tác với các học sinh khác trong lớp, trường hoặc cộng đồng rộng hơn, bao gồm cả người trong ngành nghệ thuật sáng tạo để làm việc cùng, học sinh có thể chọn cộng tác với những người khác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

3.4. Lựa chọn tác phẩm nghệ thuật sáng tạo 

Tham khảo ý kiến của giáo viên, cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh để lựa chọn một hoặc nhiều tác phẩm nghệ thuật sáng tạo làm trọng tâm học tập.

Sự lựa chọn phải dựa trên sở thích và nhu cầu của từng học sinh, bối cảnh văn hoá xã hội và địa lí, các nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn có cũng như các ngành nghệ thuật sáng tạo có liên quan.

Quan hệ đối tác với các nhóm nghê thuật cộng đồng địa phương hoặc cá nhân học viên nghệ thuật sáng tạo và cơ hội tham gia vào các dự án nghệ thuật địa phương cũng có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo.

Một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo có thể là một tác phẩm nghệ thuật hoặc thiết kế, một ấn phẩm, một buổi biểu diễn, một bộ phim hoặc DVD, một sự kiện hoặc sự kết hợp của các loại hình kể trên.

Dưới đây là một số ví dụ về các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo cụ thể, danh sách này chỉ mang tính tham khảo:

Quảng cáo Phim hoạt hình Triển lãm nghệ thuật Hoà nhạc Hình ảnh của doanh nghiệp và ứng dụng Đồ chế tác thủ công để trưng bày hoặc bán tại chợ/lễ hội
Sản phẩm kĩ thuật số (ví dụ trò chơi điện tử) DVD giáo dục Các chương trình giải trí Dự án thiết kế về môi trường Phim/video: phim tài liệu, tường thuật Tiểu thuyết đồ hoạ
Sách dành cho trẻ em có hình minh hoạ Trò chơi học tập tương tác Tạp chí in/ trực tuyến Tranh tường Tác phẩm âm nhạc Video Clip ca nhạc
Buổi biểu diễn các lễ hội địa phương/quốc gia Triển lãm ảnh Thuyết trình cho các sự kiện cộng đồng (chiếu/biểu diễn) Nghê thuật cộng đồn/ thủ công Mô hình quy mô lớn Kịch bản cho đài, sân khấu hoặc phim
Kịch sân khấu Video về du lịch địa phương, về các sự kiện cộng đồng hoặc mô tả bản sắc địa phương Phòng trưng bày nghệ thuật ảo hoặc bảo tàng Các trang web

3.5. Các khái niệm trong môn nghệ thuật sáng tạo 

Trong môn Nghệ thuật sáng tạo, học sinh khám phá các khái niệm cốt lõi cụ thể cho bộ môn nghệ thuật sáng tạo. Những khám phá này bao gồm xác định, nắm được kiến thức và hiểu biết về các ứng dụng cho thể loại, phong cách, hình thức, quy ước và giao thức cụ thể có thể nhận biết được trong các lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo khác nhau. Kết quả của việc khám phá này là học sinh phát triển kiến thức một cách chi tiết và sử dụng ngôn ngữ và thuật ngữ nâng cao hơn về ngành nghệ thuật sáng tạo có liên quan.

Học sinh nên liên hệ những khám phá này với quá trình sáng tạo nghệ thuật và sản phẩm mà bản thân sáng tạo ra.

3.6. Thực hành trong môn Nghệ thuật sáng tạo

Học sinh học môn Nghệ thuật sáng tạo thông qua việc quan sát, nghe – đọc và nói về tác phẩm của các học viên khi họ hoạt động trong các chuyên ngành cụ thể của mình.

Bản chất và quy trình làm việc sáng tạo có thể được học trực tiếp hoặc gián tiếp từ các người hoạt động nghệ thuật sáng tạo trong thời điểm hiện tại hoặc trong quá khứ. Học về nghệ thuật sáng tạo trong thực tế giúp học sinh hình thành quá trình phát triển và thực hiện cũng như phản ánh các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo.

Thông qua nghiên cứu về nghệ thuật sáng tạo trong thực tế, học sinh xác định được những điều sau đây trong công việc của người hoạt động nghệ thuật sáng tạo:

  • Các phẩm chất đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật sáng tạo
  • Nguồn cảm hứng và ảnh hưởng
  • Triết lí, giá trị và niềm tin về nghệ thuật
  • Phong cách chủ đạo, hình thức và thể loại nghệ thuật sáng tạo và việc sử dụng các quy ước
  • Phương tiện, vật liệu, kĩ thuật, quy trình và công nghệ
  • Đặc điểm thẩm mĩ trong các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo
  • Tình trạng của các tác phẩm trong lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo

3.7. Vai trò của người trong ngành 

Hiểu biết về các vai trò khác nhau của những người hoạt động trong ngành để hình thành các quy trình được áp dụng trong nghiên cứu Nghệ thuật Sáng tạo và giúp học sinh phát triển ý thức đánh giá cao giá trị của cách tiếp cận hợp tác cũng như cách tiếp cận cá nhân đối với nghệ thuật sáng tạo. Dưới đây là một số ví dụ các vai trò trong ngành:

Diễn viên Nhà thiết kế thời trang Người làm hoạt hình Hoạ sĩ Đạo diễn phim
Người hát rong Nhà thiết kế nội thất Biên đạo múa Thiết kế đồ hoạ Diễn viên hài
Người vẽ tranh minh hoạ Nhà soạn nhạc Kĩ thuật viên âm thanh/ ánh sáng Vũ công Nhạc sĩ
Nhiếp ảnh gia Nhà viết kịch Nhà sản xuất Nhà điêu khắc Ca sĩ

II. PHẠM VI ĐÁNH GIÁ VÀ YÊU CẦU 

1. Bằng chứng học tập 

Các bài đánh giá sau đây cho phép học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình trong môn Nghệ thuật Sáng tạo:

Đánh giá trong quá trình học: 

  • Bài đánh giá 1: Tác phẩm (50%)
  • Bài đánh giá 2: Điều tra (20%)

Bài thi (30%): Bài đánh giá 3 – Kĩ năng thực hành

Đối với môn học 10 tín chỉ, học sinh cung cấp bằng chứng về việc học của mình thông qua 3 bài đánh giá bao gồm cả bài thi.

Đối với môn học 20 tín chỉ, học sinh cung cấp bằng chứng về việc học của mình thông qua 5 bài đánh giá, bao gồm cả bài thi.

2. Tiêu chí đánh giá 

Các tiêu chí đánh giá được thiết kế dựa trên các yêu cầu học tập và được sử dụng để:

  • Giáo viên làm rõ cho học sinh những gì họ cần học
  • Giáo viên và người đánh giá thiết kế các cơ hội để học sinh cung cấp các bằng chứng về việc học của mình ở mức kết quả cao nhất có thể

Đối với môn học Nghệ thuật Sáng tạo, các tiêu chí đánh giá là:

  • Kiến thức và sự hiểu biết
  • Ứng dụng thực tế
  • Điều tra và phân tích
  • Sự đánh giá

Các đặc trưng cụ thể của các tiêu chí này được mô tả dưới đây:

2.1. Kiến thức và sự hiểu biết 

  • KU1: Kiến thức và hiểu biết về các khái niệm cốt lõi cụ thể cho các ngành nghệ thuật sáng tạo có liên quan.
  • KU2: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ cụ thể cho các ngành nghệ thuật sáng tạo có liên quan
  • KU3: Kiến thức về phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu, kĩ thuật, quy trình và công nghệ

2.2. Ứng dụng thực tế 

  • PA1: Diễn đạt và truyền đạt các ý tưởng liên quan đến trọng tâm chương trình
  • PA2: Sử dụng quy trình nghệ thuật sáng tạo trong quá trình phát triển và trình bày tác phẩm nghệ thuật sáng tạo
  • PA3: Các phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với quy trình nghệ thuật sáng tạo
  • PA4: Phát triển và áp dụng các kĩ năng, kĩ thuật và quy trình thực tế

2.3. Điều tra và phân tích 

  • IA1: Điều tra, lựa chọn, phân tích phản biện và ghi nhận các nguồn và ý tưởng khác nhau
  • IA2: Khám phá và phân tích các phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu, kĩ thuật, quy trình và công nghệ trong một hoặc nhiều hình thức nghệ thuật sáng tạo

2.4. Đánh giá 

  • E1: Đánh giá các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, có tham chiếu đến ý định, quy trình, kết quả và bối cảnh của các học viên
  • E2: Phản ánh phản biện về các ý tưởng, quy trình và tác phẩm nghệ thuật sáng tạo của mỗi cá nhân
  • E3: Đánh giá các ý tưởng và quy trình nghệ thuật sáng tạo của mọi người và truyền đạt các quan điểm thẩm mĩ

3. Đánh giá trong quá trình học tại trường 

3.1. Bài đánh giá số 1: Tác phẩm (50%) 

Đối với môn học 10 tín chỉ, học sinh phát triển và trình bày 1 tác phẩm nghệ thuật sáng tạo.

Đối với môn học 20 tín chỉ, học sinh phát triển và trình bày 2 tác phẩm nghệ thuật sáng tạo. 1 tác phẩm có thể là thử nghiệm và được sử dụng để chuẩn bị cho tác phẩm khác hoặc các tác phẩm có thể không liên quan và cho phép học sinh khám phá và phát triển các kiến thức, kĩ năng và sự hiểu biết khác nhau.

Với cả môn học 10 và 20 tín chỉ, học sinh đều cần chuẩn bị và trình bày một bộ folio làm minh chứng bao gồm:

  • Nghiên cứu
  • Phát triển
  • Thực hiện
  • Phản ánh

Khi tham gia vào một sản phẩm nghệ thuật hợp tác sáng tạo, học sinh cần xác định rõ ràng và trình bày những đóng góp của mình trong bài được đánh giá. Các bằng chứng có thể được trình bày dưới dạng văn bản, lời nói hoặc đa phương thức.

  • Đối với môn học 10 tín chỉ, folio dài tối đa 1000 từ nếu ở dạng viết hoặc tối đa 6 phút cho một bài thuyết trình ở dạng nói hoặc tương đương ở dạng đa phương thức và tối đa là 10 trang A3
  • Đối với môn học 20 tín chỉ, folio dài tối đa 2000 từ nếu ở dạng viết hoặc tối đa 12 phút cho bài thuyết trình ở dạng nói/đa phương thức và tối đa 20 trang A3

Nếu thích hợp, các giáo viên nên giữ bản ghi các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo như các buổi biểu diễn hoặc sự kiện nghệ thuật cộng đồng, bản ghi có thể bao gồm ảnh/ghi âm/hình ảnh…

Đối với bài đánh giá này, học sinh cung cấp bằng chứng về việc học của mình chủ yếu dựa trên các tiêu chí sau:

  • Kiến thức và sự hiểu biết
  • Ứng dụng thực tế
  • Điều tra và Phân tích
  • Đánh giá

3.2. Bài đánh giá số 2 – Nghiên cứu (20%) 

Đối với môn học 10 tín chỉ, học sinh thực hiện 1 bài nghiên cứ với tối đa 1000 từ ở dạng viết hoặc tối đa 6 phút cho bài thuyết trình/đa phương thức.

Đối với môn học 20 tín chỉ, học sinh thực hiện 2 bài nghiên cứu với tối đa 1000 từ mỗi bài nếu ở dạng viết hoặc tối đa 6 phút cho bài thuyết trình dạng nói / đa phương thức hoặc 1 bài tối đa 2000 từ ở dạng viết hoặc tối đa 12 phút cho bài thuyết trình.

Học sinh chọn chủ đề với sự tư vấn của giáo viên, nghiên cứu không được lặp lại bằng chứng học tập đã được sử dụng cho các tác phẩm của bài đánh giá số 1.

Trong bài nghiên cứu, học sinh:

  • Lập kế hoạch, thiết kế và khám phá nghiên cứu theo cả chiều rộng và chiều sâu
  • Xác định, truy cập, diễn giải và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau
  • Xác định các phương pháp và quy trình thích hợp nhất để thu thập và đối chiếu dữ liệu, tài liệu và thông tin
  • Phân tích và đánh giá dữ liệu, tài liệu và thông tin đã thu thập
  • Tổng hợp các khía cạnh của dữ liệu, tài liệu và thông tin đã thu thập thành 1 bản báo cáo mạch lạc

Như một phần của bài nghiên cứu, học sinh thực hiện một bài đánh giá, trong đó:

  • Phê bình các tác phẩm nghệ thuật của một hoặc nhiều học viên, có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực nghiên cứu đã chọn.
  • Tóm tắt và đưa ra kết luận về những phát hiện của mình trong khi thực hiện quá trình nghiên cứu
  • Diễn đạt ý kiến thẩm mĩ cá nhân về các tác phẩm và quy trình nghệ thuật sáng tạo
  • Tự đánh giá về việc học của bản thân

Đối với loại đánh giá này, học sinh cung cấp bằng chứng về việc học của mình dựa trên các tiêu chí thiết kế đánh giá sau:

  • Kiến thức và sự hiểu biết
  • Nghiên cứu và phân tích
  • Đánh giá

4. Bài thi (30%) 

Học sinh thực hiện một bài đánh giá kĩ năng thực hành đối với môn học và được yêu cầu:

  • Tiến hành một cuộc khám phá tập trung, áp dụng và đánh giá 1 hoặc nhiều kĩ năng phù hợp với lĩnh vực nghệ thuật sáng tại ưa thích của bản thân.
  • Cung cấp tài liệu về các giai đoạn chính của quá trình khám phá và ứng dụng kĩ năng
  • Trình bày một bài phản hồi đánh giá

Bài đánh giá được thiết kế cho phép học sinh phát triển hơn nữa, hoàn thiện và áp dụng các kĩ năng nghệ thuật sáng tạo của mình, cung cấp các mẫu về các kĩ năng này và đánh giá cách thức mà kĩ năng của họ đã được phát triển và cải thiện.

a. Khám phá và ứng dụng

Qua việc tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh xác định một hoặc nhiều lĩnh vực kĩ năng trọng tâm để khám phá. Kĩ năng trọng tâm có thể được truyền cảm hứng từ công việc của các học sinh khác.

Học sinh có thể:

  • Khám phá và áp dụng các kĩ năng mở rộng, nhưng không lặp lại trong việc phát triển và thực hiện bài đánh giá số 1
  • Hoặc khám phá và áp dụng các kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực quan tâm khác có liên quan đến trọng tâm chương trình.

Việc khám phá và áp dụng có thể được thực hiện đồng thời hoặc tách biệt với các quy trình nghệ thuật sáng tạo được sử dụng cho bài đánh giá số 1 hoặc quy trình nghiên cứu trong bài đánh giá số 2, nhưng không được lặp lại bằng chứng học tập được sử dụng trong bất kì bái đánh giá nào trước đó.

Học sinh được khuyến khích khám phá và áp dụng các kĩ năng truyền thống hoặc hiện đại từ nghệ thuật biểu diễn, thị giác, phim ảnh và văn học. Các lĩnh vực trọng tâm kĩ năng có thể bao gồm:

  • Sắp xếp cho các hoà tấu thanh nhạc
  • Kĩ thuật vẽ phối cảnh
  • Kĩ thuật biên đạo cho hip hop
  • Kĩ thuật biểu diễn đương đại cho ghita cổ điển
  • Thiết kế trang phụ và kĩ thuật xây dựng cho nhà hát thiếu nhi
  • Kĩ năng bình phẩm biểu diễn ca nhạc
  • Thao tác hình ảnh kĩ thuật số thông qua phần mềm hình ảnh
  • Kĩ thuật chụp ảnh máy ảnh
  • Kĩ thuật tiếp thị cho các sự kiện nghệ thuật
  • Viết kịch bản ngắn gọn cho dàn diễn viên nữ
  • Kĩ thuật ứng biến sân khấu thể thao

b. Tài liệu và đánh giá 

Tất cả các thử nghiệm hoặc khám phá về thể loại, phong cách, phương tiện, vật liệu, kĩ thuật, quy trình và công nghệ phải được ghi lại.

  • Nhưng học sinh thử nghiệm với kĩ thuật in ấn, điêu khắc hoặc hội hoạ có thể thấy rằng bằng chứng chụp ảnh cung cấp đủ rõ ràng và chi tiết cho mục đích đánh giá.
  • Học sinh thực hành nhạc cụ, sản xuất các bản cài đặt, phát triển ý tưởng cho các sự kiện hoặc diễn tập một tác phẩm kịch cần thu thập bằng chứng dưới dạng ghi âm kĩ thuật số âm thanh/hình ảnh để có thể chọn các mẫu phát triển kĩ năng phục vụ việc đánh giá

Việc đánh giá khám phá và ứng dụng các kĩ năng có thể ở dạng viết hoặc nói. Các nhận xét giới thiệu dạng văn bản hoặc dạng nói và các nhận xét phân tích và phản ánh có chú thích hặc ở dạng nói cần được ghi lại trong suốt quá trình phát triển kĩ năng. Học sinh cũng nên thực hiện một số quan sát đánh giá kết luận về quá trình khám phá và áp dụng kĩ năng của mình.

Một số bằng chứng dạng nói về tài liệu và đánh giá có thể xuất hiện từ cuộc thảo luận và câu hỏi do giáo viên hướng dẫn, bằng chứng này phải được học sinh ghi lại, dưới dạng điện tử hoặc dạng ghi chú, hoặc dạng văn bản khác.

Đối với môn học 10 tín chỉ, tài liệu và đánh giá phải bao gồm tối đa 6 phần bằng chứng minh hoạ tốt nhất cho các giai đoạn chính cảu quá trình khám phá và áp dụng kĩ năng cũng như phản ứng đánh giá của học sinh. Bằng chứng tổng hợp phải có tối đa 1000 từ nếu được viết ra hoặc tối đa là 6 phút ghi lại các cuộc trao đổi bằng miệng hoặc tương đương ở dạng đa phương thức.

Đối với một môn học 20 tín chỉ, tài liệu và đánh giá phải bao gồm tối đa 12 phần bằng chứng minh hoạ tốt nhất cho các giai đoạn chính của việc khám phá và áp dụng kĩ năng cũng như phản ứng đánh giá của học sinh. Bằng chứng tổng hợp phải có tối đa 2000 từ nếu được viết ra hoặc tối đa là 12 phút ghi lại bằng miệng.

Học sinh phải nộp tài liệu và bản đánh giá cho bài đánh giá kỹ năng thực hành của mình trong một thư mục A3 hoặc A4, trên đĩa CD hoặc DVD, hoặc bằng các phương tiện điện tử khác phù hợp với bản chất của bằng chứng.

Các nội dung cụ thể sau đây của các tiêu chí thiết kế đánh giá cho môn học này được đánh giá trong các kỹ năng thực hành:

  • Ứng dụng thực tế – PA1, PA3 và PA4
  • Điều tra và phân tích – IA1 và IA2
  • Đánh giá – E1 và E2.

c, Tiêu chuẩn thực hiện 

Các tiêu chuẩn thực hiện mô tả qua năm cấp độ thành tích, A đến E.

Mỗi cấp độ thành tích mô tả kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết mà giáo viên và giám định viên đề cập đến để quyết định xem học sinh đã thể hiện tốt việc học của mình như thế nào trên cơ sở bằng chứng được cung cấp.

Trong suốt chương trình dạy và học, giáo viên cho học sinh phản hồi về việc học của họ, có tham chiếu đến các tiêu chuẩn thực hiện.

Khi học sinh hoàn thành việc học một môn học, giáo viên đưa ra quyết định về chất lượng học tập của học sinh bằng cách:

  • Đề cập đến các tiêu chuẩn thực hiện
  • Ấn định điểm môn học từ A đến E cho bài đánh giá.

Đánh giá của nhà trường và đánh giá bên ngoài dành cho học sinh được kết hợp để có kết quả cuối cùng, được ghi nhận là điểm nằm trong khoảng giữa A + và E−.

Kiến thức và sự hiểu biết Ứng dụng thực tế Nghiên cứu và phân tích Đánh giá

A

– Kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về các khái niệm cốt lõi cụ thể cho các ngành nghệ thuật sáng tạo có liên quan.

– Hiểu sắc bén và chính các và sử dụng ngôn ngữ cụ thể cho các ngành nghệ thuật sáng tạo có liên quan.

– Kiến thức chuyên sâu về một loạt các phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu, kĩ thuật quy trình và công nghệ, hiểu biết về các ứng dụng có thể của chúng.

– Diễn đạt và truyền đạt sáng tạo, rõ ràng các ý tưởng và quan điểm phù hợp với trọng tâm của chương trình.

– Sử dụng một cách sáng suốt quy trình nghệ thuật sáng tạo trong việc phát triển và trình bày tác phẩm nghệ thuật sáng tạo tinh tế.

– Các phương pháp tiếp cận quy trình nghệ thuật sáng tạo với năng suất cao và chủ động.

– Phát triển và ứng dụng một cách tinh tế và tích hợp các kĩ năng, kĩ thuật và quy trình thực tế.

– Điều tra và lựa chọn có mục đích, phân tích và ghi nhận đầy đủ nhiều nguồn và ý tưởng thích hợp.

– Khám phá và phân tích chi tiết về các phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu, kĩ thuật, quy trình và công nghệ thích hợp trong một hoặc nhiều hình thức nghệ thuật.

– Đánh giá và hiểu biết sâu về các tác phẩm nghệ thuật, có tham chiếu đến ý định, quy trình, kết quả và bối cảnh

– Phản ánh về các ý tưởng, quy trình và tác phẩm nghệ thuật sáng tạo cá nhân

– Đánh giá đầy đủ thông tin về các ý tưởng và quy trình nghệ thuật sáng tạo của mọi người, đồng thời truyền đạt các quan điểm thẩm mĩ với hiệu quả cao.

B

– Một số kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về các khái niệm cốt lõi cụ thể cho các ngành nghệ thuật sáng tạo có liên quan

– Sử dụng ngôn ngữ cụ thể cho các ngành nghệ thuật sáng tạo liên quan một cách tương đối chính xác

– Một số kiến thức chuyên sâu về phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu, kĩ thuật, quy trình và công nghệ khác nhau cũng như có một số hiểu biết về các ứng dụng

– Diễn đạt và truyền đạt rõ ràng các ý tưởng và quan điểm liên quan đến trọng tâm chương trình

– Việc sử dụng quy trình nghệ thuật sáng tạo được cân nhắc cẩn thận trong việc phát triển và trình bày tác phẩm nghệ thuật sáng tạo đã được mài giũa

– Các phương pháp tiếp cận hiệu quả và chủ động đối với quá trình sáng tạo

– Phát triển và ứng dụng tổng hợp nói chung với một số cải tiến, các kĩ năng, kĩ thuật và quy trình thực tế

– Nghiên cứu, lựa chọn, phân tích và ghi nhận các nguồn và ý tưởng

– Một số khám phá và phân tích có chiều sâu về các phương tiện nghệ thuật thích hợp.

– Đánh giá được cân nhắc kĩ lưỡng và đầy đủ thông tin về các sản phẩm nghệ thuật sáng tạo có tham chiếu đến ý tưởng, quy trình, kết quả và bối cảnh của học sinh

– Sự phản ánh được cân nhắc kĩ về các ý tưởng, quy trình và tác phẩm nghệ thuật sáng tạo cá nhân

– Đánh giá đầy đủ thông tin về ý tưởng và quy trình nghệ thuật sáng tạo của người khác đồng thời truyền đạt hiệu quả các quan điểm thẩm mĩ

C

– Có kiến thức và hiểu biết đúng các khái niệm cốt lõi cụ thể cho các ngành nghệ thuật sáng tạo có liên quan

– Hiểu biết và sử dụng đúng cách ngôn ngữ chuyên ngành cụ thể cho các ngành nghệ thuật sáng tạo

– Có kiến thức về các phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu, kĩ thuật, quy trình và công nghệ quan trọng và hiểu biết về các ứng dụng của chúng

– Xem xét và diễn đạt rõ ràng, truyền đạt các ý tưởng phù hợp với trọng tâm chương trình

– Sử dụng thành tạo quy trình nghệ thuật sáng tạo trong việc phát triển và trình bày sản phẩm nghệ thuật sáng tạo phù hợp

– Các cách tiếp cận nhìn chung có hiệu quả đối với quá trình nghệ thuật sáng tạo

– Phát triển và ứng dụng hiệu quả các kĩ năng, kĩ thuật và quy trình thực hành chính với một số sự điều chỉnh

– Nghiên cứu, lựa chọn, phân tích có xem xét và ghi nhận các nguồn và ý tưởng

– Khám phá năng lực và phân tích một số phương tiện nghệ thuật, vật liệu, kĩ thuật, quy trình và công nghệ thích hợp trong các hình thức nghệ thuật

– Đánh giá có cân nhắc và có thông tin về các tác phẩm nghệ thuật, có tham chiếu đến ý định, quy trình, kết quả và bối cảnh của các học viên

– Sự phản ánh có xem xét về các ý tưởng, quy trình và tác phẩm nghệ thuật sáng tạo cá nhân

– Đánh giá có cân nhắc và hiểu biết về các ý tưởng và quy trình nghệ thuật sáng tạo của người khác, có một số trao đổi về các quan điểm thẩm mĩ

D – Có kiến thức sơ bộ về một số khái niệm nghệ thuật sáng tạo và nhận biết sự liên quan của chúng với một số ngành nghệ thuật sáng tạo cụ thể

– Nhận biết và sử dụng một số thuật ngữ có liên quan đến ngành nghệ thuật sáng tạo

– Ghi nhận một số phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu, kĩ thuật, quy trình hoặc công nghệ và nhận biết 1 hoặc nhiều ứng dụng có thể có

– Diễn đạt sơ lược về một ý tưởng hoặc quan điểm liên quan đến trọng tâm của chương trình

– Một số thử nghiệm hoặc khám phá các khía cạnh của quy trình nghệ thuật sáng tạo trong việc phát triển hoặc trình bày tác phẩm cơ bản

– Một số đóng góp cơ bản vào các khía cạnh của một quá trình nghệ thuật sáng tạo

– Một số phát triển và ứng dụng của kĩ năng, kĩ thuật hoặc quy trình thực tế

– Nhận dạng và sử dụng một số nguồn hoặc ý tưởng

– Một số khám phá và mô tả cơ bản về phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu kĩ thuật, quy trình hoặc công nghệ trong 1 hoặc nhiều loại hình

– Có mô tả và có một vài xem xét về các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, đôi khi có tham chiếu đến ý định, quy trình, kết quả và bối cảnh của các học viên

– Cân nhắc các ý tưởng, quy trình hoặc tác phẩm nghệ thuật sáng tạo cá nhân

– Có một số tham chiếu đến phẩm chất thẩm mĩ trong các ý tưởng hoặc quy trình nghệ thuật sáng tạo của người khác

E – Một số nhận biết về một hoặc nhiều khái niệm cốt lõi được lựa chọn

– Nhận biết và sử dụng hạn chế các thuật ngữ có thể liên quan đến các ngành nghệ thuật sáng tạo

– Nhận thức bề nổi về các phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu, kĩ thuật hoặc quy trình

– Cố gắng thể hiện một ý tưởng hoặc quan điểm có thể liên quan đến trọng tâm của chương trình

– Cố gắng sử dụng một hoặc nhiều khía cạnh của quá trình sáng tạo trong quá trình phát triển hoặc trình bày còn hạn chế của một tác phẩm

– Cố gắng tham gia vào các khía cạnh của một quá trình nghệ thuật sáng tạo

– Cố gắng phát triển và áp dụng một kĩ năng, kí thuật hoặc quy trình thực tế

– Xác định nguồn hoặc ý tưởng nghệ thuật sáng tạo

– Một số cố gắng trong việc mô tả phương tiện nghệ thuật sáng tạo, vật liệu, kĩ thuật, quy trình hoặc công nghệ dưới dạng nghệ thuật sáng tạo.

– Đã cố gắng miêu tả một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo với sự tham chiếu hạn chế đến các quy trình hoặc bối cảnh

– Đã cố gắng mô tả một ý tưởng quy trình hoặc sản phẩm sáng tạo cá nhân

– Nhận thức hạn chế về tình thẩm mỹ trong các ý tưởng hoặc quy trình sáng tạo của người khác.

d. Tính toàn vẹn của bài đánh giá 

Chính sách của SACE về Đảm bảo tính toàn vẹn của bài đánh giá qui định các nguyên tắc và quy trình mà giáo viên và người đánh giá tuân theo để đảm bảo tính toàn vẹn của các bài đánh giá học sinh. Chính sách này có sẵn trên trang web SACE (www.sace.sa.edu.au) như một phần của Khung Chính sách SACE.

Ủy ban SACE sử dụng các quy trình đảm bảo chất lượng để các điểm được trao cho thành tích của học sinh, bao gồm cả đánh giá của nhà trường và đánh giá từ bên ngoài, được áp dụng một cách nhất quán và công bằng so với các tiêu chuẩn thực hiện của một môn học, và thống nhất giữa tất cả các trường.

Thông tin và hướng dẫn về đảm bảo chất lượng trong đánh giá ở Giai đoạn 2 có sẵn trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au).

III. TÀI LIỆU HỖ TRỢ 

1. Lời khuyên cho từng đối tượng 

Các tài liệu hỗ trợ trực tuyến được cung cấp cho từng môn học và được cập nhật thường xuyên trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au). Ví dụ về các tài liệu hỗ trợ là các kế hoạch học tập và đánh giá mẫu, các nhiệm vụ đánh giá có chú thích, câu trả lời của học sinh có chú thích và các tài liệu nguồn được đề xuất.

2. Lời khuyên về học tập và nghiên cứu chuẩn mực 

Lời khuyên dành cho học sinh và giáo viên về thực hành nghiên cứu và học tập chuẩn mực có trong hướng dẫn về việc thực hiện nghiên cứu chuẩn mực trong chương trình SACE trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au).

Từ khóa » Các Loại Sáng Tạo