MÓN NGON LẠ MIỆNG ĐÃI KHÁCH CỨU CÁNH CHỊ EM

Trong những buổi tiệc tại gia, việc xây dựng một thực đơn nhiều món ngon, đẹp mắt và hợp khẩu vị tất cả mọi người là thử thách lớn. Sau đây là một vài món ngon lạ miệng đãi khách trong những dịp lễ, hội họp vào cuối tuần. Không quá cầu kỳ mà lại hấp dẫn, tương đối mới mẻ.

a. Lẩu gà lá giang

Trong những ngày cuối tuần thư thả, món lẩu gà lá giang mà dùng để đãi cả nhà thì còn gì hấp dẫn hơn. Hương vị ngọt thanh của thịt gà hoà với sự chua chua của lá giang chắc chắn sẽ kích thích vị giác, tạo nên một bữa tiệc đãi khách đầy thú vị.

1. Nguyên liệu nấu món ngon lạ miệng đãi khách:

– 1 con gà khoảng 1,5kg; 300 gram lá giang.

– 1kg bún tươi, các loại rau nhúng lẩu ăn kèm như: bắp chuối, rau muống, rau cải cúc, rau đắng…

– Hành ngò, tỏi ớt băm, sả, gừng và các loại gia vị thường dùng khác.

2. Các bước chế biến lẩu gà lá giang

Bước 1: sơ chế nguyên liệu:

– Thịt gà sau khi mua về rửa lại với nước. Dùng nước ấm để có thể cạo sạch lông còn sót lại (với trường hợp mua gà làm sẵn). Tiếp đó, dùng muối và gừng giã nhuyễn chà xát gà để khử mùi hôi. Rửa lại vài lần nữa với nước lạnh rồi để ráo.

– Chặt gà thành từng miếng vừa ăn, không nên chặt nhỏ vì khi chế biến, gà sẽ bị vụn nát. – Ướp thịt gà với hỗn hợp gia vị gồm: nước mắm, đường mỗi loại 1 muỗng; 2 muỗng hạt nêm và một ít tiêu cho thơm. Bạn xốc nhẹ để gia vị ướp đều thịt, hoặc dùng tay vừa trộn vừa bóp cho đều. Rồi sau đó để nơi thoáng mát ướp trong khoảng 30 phút.

– Lá giang sau khi bỏ những phần héo úa, dập thì bạn ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút. Sau đó rửa sạch vài lần với nước lạnh rồi để ráo.

– Sả tách bỏ lớp vỏ cứng ngoài, rửa sạch rồi đập giập.

– Gừng, hành và tỏi ớt bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Riêng gừng bạn có thể cắt sợi.

– Các loại rau ăn kèm thì cắt bỏ đoạn già, dập, ngâm với nước muối loãng khoảng 15-20 phút. Rửa sạch lại với nước rồi vớt ra rổ cho ráo. Khi chuẩn bị ăn thì bày ra đĩa.

CÁC MÓN NGON LẠ MIỆNG ĐÃI KHÁCH CỨU CÁNH CHỊ EM

Bước 2: Cách chế biến thịt gà:

– Bắc chảo dầu nóng phi thơm tỏi. Khi tỏi thơm vàng thì cho ra chén riêng.

– Tận dụng chiếc chảo lúc nãy, phi thơm tỏi và hành khô đã băm. Sau đó cho gà đã ướp gia vị vào xào cho đến khi săn lại.

Bước 3: nấu lẩu gà lá giang:

– Bắc một nồi nước lên bếp (với liều lượng vừa đủ dùng với gia đình bạn). cho sả đập dập nấu khoảng 10 phút. Tiếp đó cho phần gà đã xào ở trên vào nấu chín. Nêm 2 muỗng nước mắm ngon Chin-Su cho nước dùng thêm đậm đà. 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm và ít tiêu cho thơm.

Bước 4. Hoàn thiện món ngon lạ miệng đãi khách:

– Trong lúc nấu gà, bạn lưu ý vớt sạch bọt. Khi cho lá giang vào đảo đều và nhẹ tay. Khi nước sôi trở lại thì tắt bếp, nêm thêm 1 muỗng nước mắm và phần tỏi phi thơm lúc nãy. Thêm một chút ớt cho nồi lẩu cay cay, sẽ hấp dẫn hơn. Lá giang trước khi cho vào nồi, bạn vò nhẹ một chút để dễ ăn hơn.

Các lưu ý để món lẩu gà lá giang ngon hơn:

– Các loại rau ăn kèm: Lẩu gà lá giang theo phong vị Nam Bộ thường dùng kèm với rau muống và bắp chuối bào, rau nhút, măng chua và bún. Hơn nữa, bạn có thể nấu lẩu gà với măng chua, về mùi vị cơ bản cũng sẽ chua chua như lá giang, nhưng măng sẽ giòn, có lẫn một chút vị ngọt và hơi hăng, do vị đặc trưng của măng.

– Lá giang khi càng nấu sẽ càng chua vì thế phải cân đong số lượng lá giang cho thích hợp, tránh chua quá mà mất ngon.

– Tránh nấu lẩu gà trong nồi nhôm tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ khi tính chua và axit trong lẩu sẽ làm nồi nhôm tiết ra độc tố. Tốt hơn hết, bạn dùng nồi đất, vừa giữ nhiệt lâu, lại an toàn.

Yêu cầu thành phẩm món ăn lạ miệng đãi khách:

– Lẩu sẽ có vị chua chua, thanh đạm của lá giang. Thịt gà sẽ thơm và đậm đà gia vị khi được ướp đúng cách. Thịt săn chắc, nhưng mọng nước chứ không quá khô do trước đó xào với nhiệt lượng và thời gian vừa đủ, da có chút dai.

– Khi bày món ăn đãi khách, bạn nên dùng bếp, để nồi lẩu trên lửa liu riu để giữ được độ nóng ấm cho lẩu. Bất cứ lúc nào khách cũng có thể thưởng thức. Bún và rau ăn kèm được bày cạnh bên. Thêm một chén nước mắm tỏi ớt nồng nồng nữa thì món ăn trở nên hoàn hảo.

Tiếp tục với món lẩu đãi khách, nếu bạn ngấy thịt gà thì có thể dùng cá lăng. Cá lăng là một loại cá thường được nấu lẩu. Thịt mềm thơm, rất ngọt và cũng khá lạ miệng. Mời bạn xem qua công thức chế biến lẩu cá lăng măng chua đãi khách nhé.

b. Lẩu cá lăng măng chua

1. Nguyên liệu chuẩn bị nấu lẩu cá lăng măng chua

– 1 con cá lăng lớn, khoảng 600 gram.

– Măng chua: 400 gram măng chua, ½ trái thơm, 2 trái cà chua.

– 500 gram – 1kg bún tươi.

– Hành ngò, tỏi ớt, gừng, sả. Các loại rau nấu lẩu như: rau muống bào, rau nhút, kèo nèo, hoa chuối.

– Các loại gia vị từ Chin-Su: dầu ăn, nước mắm, muối, đường, hạt nêm…

món ngon lạ miệng đãi khách
món ngon lạ miệng đãi khách

2. Cách nấu lẩu cá lăng măng chua ngon chuẩn vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cá lăng khi mua về bạn rửa sạch với nước ấm pha muối loãng. Cẩn thận hơn bạn có thể gừng băm hoặc rượu trắng chà xát lên phần trong và ngoài cá để khử mùi tanh. Sau đó cắt thành từng khúc có độ dày khoảng 2cm. Tiếp theo, bạn chuẩn bị một nồi nước sôi, cho vào một ít gừng băm rồi cho những khúc cá vừa cắt vào luộc sơ. Bạn cũng chỉ cần luộc cá khoảng 5 phút để vừa chín tới, nếu để lâu, một là thịt cá bị nhừ, dễ bể nát. Hai là khi nấu lẩu với thịt quá nhừ sẽ mất đi độ ngon.

– Măng chua rửa nhiều lần và vắt cho bớt độ chua và mặn (đối với loại măng muối mặn). Còn nếu bạn mua măng tươi, bạn tách bỏ vỏ và tách các lớp. Rửa thật sạch với nước giấm. Sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn rồi để ráo.

– Cà chua cắt cuống, rửa sạch rồi cắt múi cau. Thơm gọt vỏ, bỏ mắt rồi băm nhỏ. Không cần nhuyễn, chỉ cần nhỏ nhỏ vừa đủ để ra nước ngọt và mùi thơm đặc trưng của thơm là được.

– Rau ngò, rau om và các loại rau ăn lẩu đi kèm bạn cắt bỏ phần rau già úa, dập, rửa sạch rồi để ráo nước.

Bước 2: Nấu lẩu cá lăng măng chua:

– Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, tỏi, sả. Tiếp đó cho cá lăng vào xốc nhẹ để thịt cá săn lại. Khi cá nghe mùi thơm và thịt bắt đầu săn lại thì gắp ra. Bước này bạn có thể ướp cá bằng cách nêm thêm 1 muỗng nước mắm Chin-Su ngon, ½ muỗng đường và tiêu, xốc nhẹ cho gia vị áo đều cá. Để riêng một bên để một lát sẽ nấu lẩu sau.

– Trong lúc đó, bạn tiếp tục dùng nồi chiên lúc nãy, cho thơm, măng, cà chua vào, đảo đều rồi nêm 1 muỗng nước mắm ngon, 1 muỗng đường. Bạn xào đều đến khi các nguyên liệu chín thì cho một lượng nước lọc đủ ăn vào trong nồi, đậy nắp và lửa vừa.

– Khi nước sôi, bạn cho gói gia vị nấu lẩu thái và cá lăng vào nồi nước lẩu. Nhớ nêm lại gia vị cho vừa ăn. Nấu thêm khoảng 10 phút để cá chín thì cho thêm rau om, rau ngò gai và ớt đã cắt khúc vào. Lúc này, bạn hãy chỉnh lửa nhỏ để nước sôi nhẹ.

Bước 3:$ Trình bày và thưởng thức

– Khi thưởng thức món lẩu cá lăng măng chua, bạn chuẩn bị 1 bếp ga mini, bày lên bún, đĩa rau tươi, và chén nước mắm pha tỏi ớt thơm ngon để ăn kèm. Món ăn này sẽ có vị ngọt từ thịt cá lăng và thơm, chua nhẹ từ măng và cà chua. Trong quá trình nấu, nếu bạn thích ăn chua nhưng lại dùng măng tươi thì bạn có thể cho thêm nước cốt chanh hoặc me, để gia tăng khẩu vị.

Dinh dưỡng từ cá lăng

– Cá lăng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với omega-3, vitamin A, DHA và các chất khác. Song song đó, ăn cá lăng sẽ giúp giải độc cơ thể. Cải thiện sức khoẻ mắt, giúp da căng bóng và ngăn chặn sự lão hoá da. các bệnh viêm khớp.

– Omega-3 và DHA có trong cá lăng rất cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ và giúp cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi.

Các bạn có thể tham khảo thêm các món ngon lạ miệng đãi khách khác tại đây nhé!

Từ khóa » Canh đãi Khách