Món Ngon Từ Lá Tía Tô Có Tác Dụng Chữa Bệnh - Thuốc Thang

Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.

Món Ngon Từ Lá Tía Tô Có Tác Dụng Chữa BệnhMón Ngon Từ Lá Tía Tô Có Tác Dụng Chữa Bệnh

Nếu các bạn vẫn còn chưa biết nhiều về loại cây này cũng như những công dụng mà cây tía tô đem lại. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm những công dụng mà cây tía tô mang lại và những món ngon với tía tô cực ngon, nhất định bạn phải thử làm cho gia đình.

CÂY TÍA TÔ LÀ CÂY GÌ ?

Cây tía tô còn có tên gọi khác là cây tử tô, tô ngạnh và tô diệp, tùy thuộc và những vùng miền khác nhau mà có cách gọi khác nhau. Cây tía tô còn có tên khoa học là Perilla frutescens thuộc họ hoa môi Labiatae.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TÍA TÔ

Cây tía tô thường mọc quanh năm và có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1m, thân thẳng đứng và có nhiều lông mềm ngắn nhỏ mọc xung quanh.

Lá của cây tía tô mọc cân xứng nhau và có có hình quả trứng đầu nhọn, rìa cạnh lá kéo dài từ cuống là tới đầu là có răng cưa lớn. Phiến lá có chiều dài khoảng 4cm – 12cm và có chiều rộng khoảng từ 2.5cm đến 10cm. Lá tía tô thường có 2 màu chính đó là màu xanh tím hoặc màu tím.

Hoa của cây tía tô thường mọc thành chùm có chiều dài khoảng 6cm cho đến 20cm, quả của cây tía tô có đường kính rất nhỏ khoảng 1mm và hình cầu có màu nâu.

Cây tía tô có 2 loại: một loại có màu lục và một loại có màu tím.

Cây tía tô có thể bắt gặp ở bất cứ đâu và có thể bắt gặp ngay trong vườn nhà bạn. Cây tía tô thường được trồng bằng hạt và chỉ cần trồng khoảng 2 tháng là có thể thu hoặc lá để sử dụng được.

THÀNH PHẦN CÁC CHẤT CÓ TRONG TÍA TÔ

Lá Tía tô là một loại rau ăn sống rất ngon, đồng thời nó còn là vị thuốc. Trong ẩm thực, người ta thường sử dụng lá tía tô (tô diệp), nhưng trong Đông y, người ta chủ yếu sử dụng hạt tía tô (tô tử) và cành lá tía tô (tô ngạnh) để làm thuốc.

Lá tía tô có vị cay, the, có mùi thơm, tính ôn, có tác dụng giải độc, an thai rất tốt. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin E, các khoáng chất như sắt, canxi, photpho,…

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY TÍA TÔ

Theo các nghiên cứu cho thấy, hạt tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Và tỷ lệ lớn các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,… Chiết xuất lá tía tô đã phát hiện thấy các chất chống ô xi hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, không gây Dị ứng và chống lại các khối u. Cây tía tô có vị cay ấm, lá có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa. Cành cây tía tô có tác dụng an thai. Quả cây tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn. Lá cây tía tô non làm gia vị.

  • Giải cảm bằng lá tía tô

Lá tía tô được biết đến với công dụng đầu tiên và phổ biến nhất là giải cảm. Thời tiết thay đổi, sức đề kháng yếu dẫn đến cảm mạo là điều khó tránh khỏi. Người bệnh có thể dùng lá tía tô để xông và nấu cháo lá tía tô để ăn sẽ rất nhanh hết bệnh.

Xông: Chuẩn bị lá tía tia với một ít lá sả và lá hương nhu đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Sau khi các nguyên liệu được làm sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi nào sôi thì tắt bếp. Khi xông thì trùm chăn kín và từ từ mở vung để cho hơi trong nồi thoát ra sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút

Nấu cháo: Cần chuẩn bị thịt nạc xay lá tía tô và gạo, với cách này thì bạn nấu cháo thịt xay như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá tía tô non thái chỉ vào ăn cùng.

  • Giảm tình trạng đau dạ dày

Lá tía tô giảm sự gia tăng axit dạ dày nhờ tanin và glucosid, giúp chống viêm và làm se vết loét ở dạ dày. Nhờ vào những thành phần hóa học có trong lá tía tô mà có thể giúp cải thiện được tình trạng đầy hơi, bụng sôi và đầy bụng cực kỳ tốt. Hơn nữa, nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày và điều trị co thắt một cách hiệu quả. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên dùng lá tía tô ở dạng nước sắc. Khi đó có thể hấp thu nhanh hơn, và giảm dịch vị về bình thường với những người bị dạ dày.

  • Ngăn ngừa bệnh tim nhờ lá tía tô

Thường xuyên sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể giúp ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim như bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết khối.

  • Lá tía tô chống viêm và dị ứng

Những hiệu quả mà lá tía tô trong việc chống lại tình trạng viêm và dị ứng đã được nhiều nhà khoa học chứng mình. Nhờ vào những thành phần có trong lá tía tô mà có thể làm ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.

  • Cây tía tô chữa bệnh gút

Đơn giản là thêm tía tô vào bữa ăn, ăn như rau sống tốt hơn là nấu chín. Tất nhiên bạn nên chọn mua nguồn rau sạch nếu không muốn bị thêm “tác dụng phụ”. Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sắp sưng tấy lên, hãy lấy ngay tía tô nhai và nuốt để chặn cơn đau lại. Khi gút phát tác, rửa thật sạch 6-12g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống. Không sắc nước lá tía tô quá 15 phút sẽ làm mất tinh dầu trong lá.

  • Trị viêm khớp dạng thấp

Tía tô có tác dụng giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp.

  • Thư giãn tinh thần

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nghiên cứu sơ bộ cho thấy tía tô chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Đặc biệt khi khuếch tán tinh dầu tía tô, hấp thu qua đường hô hấp cho thấy hoạt động chống trầm cảm, có tác dụng lên nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng.

CÔNG DỤNG LÀM ĐẸP TỪ LÁ TÍA TÔ

Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá Tía tô tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Khi tắm dùng phần bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn, da sẽ trở nên trắng sáng và mịn màng hơn rất nhiều.

  • Cách 1: Uống lá tía tô

Cách làm: Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày. Hiệu quả: Làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da. Lưu ý: Nên uống từ từ từng ngụm một. Khi uống từ từ các dưỡng chất trong lá tía tô ngấm dần và làm cho da khỏe, trắng dần.

  • Cách 2: Tắm trắng bằng lá nước tía tô

Cách làm: Dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch hoặc cành lá tía tô khô ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần. Hiệu quả: Cải thiện làn da, làm trắng da.

NHỮNG MÓN NGON TỪ LÁ TÍA TÔ CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH

1. Lá Tía Tô Nhồi Nấm Chiên Giòn

Nguyên liệu:

+ 100g nấm rơm

+ 6 tai nấm mèo

+ 50g nấm bào ngư

+ 6 – 7 nhánh tía tô có lá lớn

+ Bột chiên giòn

+ Đậu hủ trắng

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

+ Nấm rơm, nấm bào ngư rửa sạch cắt sợi.

+ Nấm mèo ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút, rửa sạch, cắt sợi.

+ Đậu hũ trắng bóp cho nhuyễn mềm ra.

+ Lá tía tô rửa sạch, dùng khoảng 5–6 lá cắt sợi, các lá còn lại để cho ráo nước.

+ Bột chiên giòn pha với nước cho loãng.

Bước 2: Làm nhân

Trộn các nguyên liệu gồm nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, đậu hũ trắng, lá tía tô cắt sợi lại với nhau, sau đó nêm gia vị rồi đem xào sơ với lửa nhỏ.

Bước 3: Gói lá tía tô với nhân

Lấy bột chiên giòn quét lên 2 mặt của lá tía tô, sau đó cho phần nhân vào, cuộn lại, dùng tăm ghim để cố định. Làm tiếp tục với những lá tía tô còn lại cho đến khi hết phần nhân.

Bước 4: Chiên lá tía tô cuộn nấm

Sau khi cuộn xong, bạn cho vào chảo dầu chiên đến khi lá tía tô vàng giòn. Cho chúng ra dĩa và thưởng thức.

Bạn có thể dùng lá tía tô nhồi nấm chiên giòn ăn cùng với cơm hoặc bún, tuy nhiên tốt nhất bạn nên ăn với bún để có cơ hội ăn thêm các loại rau khác, giúp tăng cường chất xơ cho cơ thể.

Lá tía tô nhồi nấm chiên giòn chứa rất nhiều chất xơ, bên cạnh đó còn có tinh bột, chất béo và chất đạm. Đây là những dưỡng chất cần thiết để cơ thể hoạt động mỗi ngày. Món ăn này rất thích hợp cho những người đang bị rối loạn tiêu hóa hay đau dạ dày.

2. Cháo Tía Tô Giải Cảm

Nếu bạn bị cảm lạnh thông thường thì hãy ăn ngay một tô cháo lá tía tô. Món cháo này không chỉ mang đến cho bạn một món cháo thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp cơ thể đánh bay các triệu chứng nguy hiểm như thở gấp, sốt, tức ngực do trong lá tía tô có vị cay, mang tính ấm. Đặc biệt khi lá tía tô được kết hợp cùng hành lá thì khả năng giải cảm lại càng được tăng cường gấp đôi.

Nguyên liệu

+ 1/3 chén gạo

+ 1 quả trứng gà

+ 1 nhánh gừng tươi

+ 2-3 củ hành tím

+ Lá tía tô

+ Hành lá, muối, tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn mang nhánh gừng đi cạo vỏ, rửa sạch, đập dập rồi thái lát mỏng và cắt thành sợi nhỏ. Lá tía tô và hành tím bạn mang đi rửa sạch và cắt nhỏ chúng ra. Củ hành tím bạn rửa sạch, lột bỏ vỏ, đập dập hoặc thái mỏng tùy ý.

Bước 2: Bạn bỏ gừng và gạo vào nồi nước 500 ml để nấu.

Bước 3: Đến khi cháo chín, bạn đập trứng gà bỏ vào nồi rồi dùng muỗng khuấy đều.

Bước 4: Bạn cho hành lá, tía tô và hành tím vào sau cùng rồi nêm nếm cho vừa ăn.

Bước 5: Bạn múc cháo ra tô rồi rắc tiêu lên trên đó.

3. Bò Xào Tía Tô Cho Cả Gia Đình.

Nguyên liệu

+ 200 gram thịt bò

+ Một nắm lá tía tô

+ 1 củ hành tây

+ 2 quả cà chua

+ Hành lá

+ Dầu ăn, nước tương, tiêu bột

Chế biến

+ Tía tô rửa sạch, thái nhỏ.

+ Hành, cà chua rửa sạch. Thái múi cau.

+ Bò thái lát mỏng.

+ Cho hành và cà chua vào xào. Sau đó cho thịt bò vào xào chung. Xào tái thịt thì cho lá tía tô vào đảo đều và nêm nước tương gia vị cho vừa miệng.

Dọn ra đĩa rắc tiêu trang trí và ăn kèm với cơm nóng

4. Trứng Cuộn Lá Tía Tô

Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch cà rốt băm nhỏ. Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước. Bạn đập 8 quả trứng vào bát đánh tan cùng với muối, sau đó bỏ cà rốt băm nhỏ vào trộn đều.

Bước 2: Tiếp theo, bạn cho dầu ăn vào chảo và làm nóng dầu. Đổ một ít trứng láng đều mặt chảo. Đặt 4 lá tía tô lên mặt trứng, mỗi bên 2 lá nằm đối nhau và cuộn tròn, rồi gạt miếng trứng cuộn sang một bên chảo, đổ tiếp trứng vào chảo, láng đều mặt chảo rồi tiếp tục cuộn miếng trứng trong lớp trứng vừa tráng. Tương tự, bạn đổ trứng láng và cuộn cho đến hết phần trứng còn lại. Cắt trứng thành từng khoanh dày 1,5cm.

5. Canh Rau Dền Tía Tô Ngon Ngất Ngây

Cách chế biến lá tía tô món Canh rau dền tía tô có tác dụng thanh nhiệt, dứt suyễn ho. Thích hợp cho người bệnh tiểu đường ăn vừa ngon mà lại tốt. Mong rằng Thuocthang.com.vn đã giúp các bạn cách nấu canh rau dền tía tô ngon.

Nguyên Liệu:

+ Rau dền: 100gr

+ Rau tía tô: 10 gr

+ La bặc tử (hạt cây củ cải): 10gr

Cách làm:

+ Rau dền, rau tía tô rửa sạch xắt vừa ăn.

+ Ngâm hạt la bặc tử trong nước, rửa lại rồi để ráo.

+ Cho một lượng nước vừa dủ dùng và hạt la bặc tử vào nồi, đặt nồi lên bếp, khi sôi thả rau dền, rau tía tô vào.

+ Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ lại đến khi rau chín là được.

6. Ốc Móng Tay Xào Tía Tô:

Ốc móng tay ngâm nước, rửa sạch, tách lấy thịt, ướp với 1/2 thìa cà phê hạt nêm.

Lá tía tô rửa sạch, thái sợi nhỏ.

Thịt ba rọi đem luộc chín, thái thật nhỏ.

Bắc chảo lên bếp cho dầu vào phi thơm với tỏi băm. Tiếp theo cho nước me vào xào, sau đó cho ốc móng tay, thịt ba rọi vào rồi nêm đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm. Sau cùng cho tía tô vào đảo đều, tắt lửa.

7. Những Món Ngon Từ Lá Tía Tô Không Cần Chế Biến

Giã lá tía tô lấy nước đun cùng gừng và hạt cam thảo để làm trà tía tô rất tốt cho sức khỏe. Trà sẽ giúp cơ thể bạn đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, ngăn chặn nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Ăn sống lá tía tô rất tốt với những bệnh nhân bị Gout. Tuy nhiên, hãy rửa thật sạch rau khi ăn sống để không bị sán, ký sinh trùng xâm nhập cơ thể.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ TÍA TÔ

Ngoài những công dụng mà lá tía tô đem lại thì vẫn còn một số trường hợp bạn nên cần thận trước khi sử dụng:

+ Đối với những trường hợp đang bị cảm nóng thường xuyên vã mồ hôi thì cần phải cân thận trong quá trình sử dụng.

+ Những trường hợp bị dị ứng cũng cần phải cận thân.

+ Đối với những bà bầu không nên sử dụng lá tía tô trong thời gian dài và với số lượng lớn vì có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi ở trong bụng.

Trên đây là các cách chế biến từ lá tía tô các món ngon và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn có thêm những công thức gì khác hãy chia sẻ cho chúng tôi nhé. Thuocthang.com.vn Chúc bạn thành công và ngon miệng.

Mrs Kỳ Duyên

Từ khóa » Tía Tô ăn Với Món Gì