Món Ngon Từ Lục Bình Tốt Cho Sức Khỏe - Báo Phụ Nữ

Lục bình được sử dụng như một loại rau ăn
Lục bình được sử dụng như một loại rau ăn

inh nghiệm dùng lục bình trong y học dân gian

Để dùng làm thuốc, đem cây về, bỏ thân và rễ, chỉ lấy lá và phần phình của cuống lá.

Dùng đắp bên ngoài khi bị đau (mụn nhọt, vết thương): Hái một nắm lục bình rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khô thì lại thay miếng đắp khác, thay hai hay ba lần/ngày. Thường những vết tấy rút rất nhanh. Nếu chưa nung mủ thường sẽ tan, nếu đã nung mủ rồi thì thời gian nung mủ rút ngắn, chóng vỡ.

Thường dùng đắp lên các chỗ sưng tấy do tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết… giúp giảm đau, bớt sưng. Lá lục bình rửa sạch, giã nhỏ lẫn với muối (100g lục bình với 5-8g muối ăn) đắp dàn đều lên chỗ bị sưng rồi băng lại, phải quấn băng lỏng, không để chảy mất nước.

Nên đắp cách đêm, từ chiều tối hôm trước đến sáng hôm sau. Thường chỉ đắp 1-2 lần là hết đau nhức.

Lục bình và những món ăn ngon

Cây được sử dụng như một loại rau ăn giàu caroten ở Đài Loan. Ở Indonesia cũng có sử dụng phần thân và cụm hoa. Người Việt Nam gần đây cũng sử dụng lục bình chế biến nhiều món ăn ngon.

Ngó lục bình có thể xào giống như ngó sen. Đọt non và cuống lá dùng để nấu canh tép, cá lóc, tôm khô. Hoa cũng có thể luộc chấm cá kho hoặc xào thịt heo hay lòng heo, lẩu cá rô phi lục bình, hoa lục bình xào thịt bò, thịt ba chỉ xào lục bình…

Cách dễ nhất là tước ngó non và bông, rửa sạch để ráo, xào với tóp mỡ, chấm nước mắm ăn với cơm nóng. Hoặc xào lục bình với tép. Canh chua cá lóc nấu với ngó lục bình cũng là món ngon. Bông lục bình vị ngọt, mát, nhai vừa mềm và giòn xốp nhờ phần đài hoa. Có thể chấm với cá kèo kho lạt ăn cơm.

Thận trọng khi dùng lục bình

Khi hái lục bình để chế biến các món ăn thì tránh hái ở những vùng nguồn nước bị ô nhiễm. Vì cây lục bình có đặc tính hút kim loại nặng cộng với những chất độc khác trong nước và tích tụ vào thân, nếu ăn nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.

Do vậy, chỉ nên ăn lục bình sống ở những kênh rạch có nguồn nước sạch, cũng không nên ăn món này thường xuyên.

Bác sĩ CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Trường đại học Y Dược TPHCM

Từ khóa » Bông Lục Bình ăn được Không