MÔN QUẢN TRỊ MARKETTING - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
MÔN QUẢN TRỊ MARKETTING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.11 KB, 7 trang )

MÔN QUẢN TRỊ MARKETINGHọ và tên: Lê Trọng NghĩaLớp: QTKD K37 QBĐề bài:Phân tích chiến lược Marketing của Doanh nghiệp theo mô hình 5C. Từ đórút ra kết luận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp.Bài làm:Mô hình kinh doanh 5C là loại mô hình được các doanh nghiệp vừa và nhỏáp dụng rất nhiều hiện nay. Hiểu một cách đơn giản, 5C là 5 yếu tố tạo thành mộtvấn đề hay sự việc nào đó mang tính chất có ích cho công việc và các nghiệp vụkhác. Các yếu tố cụ thể theo mô hình kinh doanh 5C bao gồm: Company – Côngty; Climate – Môi trường kinh doanh; Collaborators – Đối tác; Competitors – Đốithủ cạnh tranh; Customers – Khách hàng.- Company – Công ty.Trước khi phân tích các yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp cần hiểu rõ bản thântrước. Khi phân tích yếu tố này, doanh nghiệp cần xem xét điểm mạnh, điểm yếucủa mình một cách toàn diện, theo các tiêu chí: sản phẩm, giá bán, kênh phân phối,hoạt động truyền thông, con người, quy trình, tư tưởng văn hóa. Phân tích nội bộdoanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược để phát huyđiểm mạnh, cải thiện điểm yếu.- Climate – Môi trường kinh doanhClimate hay còn gọi là môi trường kinh doanh chính là nhân tố đầu tiên cầnnhắc đến ở khái niệm 5C. Môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng, chủ chốtnhằm phát triển kinh doanh các mặt hàng ở ngành nghề khác nhau. Đàm phán vàcông nghệ là những yếu tố chính chủ yếu.Môi trường kinh doanh là những yếu tố tác động đến tất cả các hoạt độngkinh doanh. Là các yếu tố ảnh hưởng sâu rộng, đến toàn bộ các bước và quá trìnhcủa quản trị chiến lược. Chiến lược cuối cùng được hoạch định, cần phải được dựatrên cơ sở dự báo các điều kiện môi trường. Chất lượng của quản trị chiến lược,1phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết các điều kiện môi trường, mà trong đó doanhnghiệp đang phải chịu sự tác động. Ba mức độ của điều kiện môi trường:+ Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố nằm bên ngòai tổ chức, định hình vàcó ảnh hưởng đến các môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ, tạo ra các cơhội và nguy cơ đối với tổ chức.+ Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố bên ngòai tổ chức, định hướngsự cạnh tranh trong nghành.+ Môi trường nội bộ: bao gồm các nguồn lực bên trong của tổ chức.- Customers – Khách hàngKhách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng cácnỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Kháchhàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặcdịch vụ. Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, tiếp cận khách hàng để hiểu rõ nhucầu của họ. Có 4 cách tiếp cận để thấu hiểu khách hàng:+ Theo nhân chủng học: độ tuổi, thu nhập, trình độ nhận thức, giới tính…+ Theo khu vực địa lý: Họ ở đâu? tỉnh thành quận huyện nào.+ Theo thói quen tiêu dùng: Khách hàng hay mua hàng ở đâu? Tìm hiểuthông tin qua kênh nào? Mua hàng nhiều hay ít trong một lần, trị giá hóa đơn muahàng trên mỗi lần là bao nhiêu? Có bị các chiến dịch giảm giá làm ảnh hưởngkhông? Gía trị thực sự họ tìm kiếm là gì?+ Theo tâm lý: Họ là con người có tính cách và đặc điểm như thế nào? Làngười nguyên tắc bảo thủ hay hướng ngoại, thích hoạt động xã hội hay là ngườiđam mê của cải, yêu thích sự thành công về tài chính?- Collaborators – Đối tácĐối tác có thể là đại lý, nhà phân phối, nhà cung cấp cho công việc kinhdoanh của doanh nghiệp. Chúng ta cần xác định đối tác kinh doanh của mình là ai,nắm rõ khả năng, năng lực thực thi và các vấn đề đối tác để dự đoán những rủi rohay cơ hội cho thương hiệu của doanh nghiệp.2- Competitors – Đối thủ cạnh tranhĐể xây dựng một chiến lược Marketing tốt, bạn phải hiểu rõ đối thủ củamình là ai trên thị trường. Nó quan trọng như việc bạn am hiểu về quân địch củamình trên chiến trận vậy. Qua việc xác định đối thủ bạn sẽ hình dung ra bức tranhtổng quát hơn của thị trường và ngành bạn đang hoạt động. Điều đó giúp bạn cónhững cơ sở đánh giá được những chương trình marketing của đối thủ đang làm. Ailà người dẫn đầu thị trường và bạn là ai trên thị trường như kẻ thách thức, người đitheo, hoặc thị trường ngách. Điều quan trọng là bạn phải biết được phân khúckhách hàng mà đối thủ mình đang hướng tới có giống như hướng đi của bạn không.Họ đã thực sự phục vụ tốt phân khúc này chưa hay vẫn còn khoảng trống cho bạntham gia cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh bao gồm:+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những đối thủ có cùng phân khúc kháchhàng, cùng sản phẩm, cùng giá và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc.+ Đối thủ gián tiếp: Là những đối thủ còn lại có khả năng trở thành đối cạnhtranh trực tiếp hoặc tiềm năng trong tương lai.+ Sản phẩm thay thế: Khi khách hàng không dùng sản phẩm của bạn màchuyển sang sử dụng một sản phẩm thay thế nào đó.Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnhcủa các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanhnghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác địnhnhững cơ hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả cácnguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hìnhthành, triển khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất.Mô hình kinh doanh 5C được áp dụng nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau,đối với hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp thực hiện mô hình 5C trongchiến lược Marketing khá phổ biến. Có thể thấy thông điệp truyền thông, PR,Marketing là phương tiện chuyển tải chiến lược định vị của một thương hiệu đếnvới nhận thức của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng chiếm lĩnhthị trường. Các yếu tố trong chiến lược Marketing của Doanh nghiệp theo mô hình5C bao gồm: Credibility –Uy tín của nguồn phát thông điệp; Context – Phạm viphân phối thông điệp; Channel – Lựa chọn kênh truyền thông; Content – Nội dungthông điệp; Capability – Khả năng tiếp nhận và hiểu thông điệp của người nhận.3- Credibility –Uy tín của nguồn phát thông điệpThông điệp truyền thông Marketing của doanh nghiệp hiểu đơn giản, doanhnghiệp có thể nói những gì mình nghĩ đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, thông điệpđó có đáng tín và nên chấp nhận hay không là quyền của khách hàng. Một trongnhững sức mạnh to lớn đem lại giá trị cho thông điệp là được phát ra từ nhữngnguồn uy tín, như chuyên gia tâm lý, chuyên gia sức khỏe, nghệ sỹ gạo cội…Ví dụ một cuốn sách về chính trị được xuất bản bởi Nhà xuất bản Chính trịquốc gia chắn chắn sẽ có uy tín hơn các nhà xuất bản khác. Đây chính là cách thứclấy một thương hiệu có uy tín khác để hỗ trợ cho thương hiệu của mình. Một thôngcáo khuyên dùng của các trung tâm bác sĩ nha khoa chắc chắn sẽ có ích cho các sảnphẩm chăm sóc răng miệng, đó là hình ảnh mà Colgate cố xây dựng nhằm thuyếtphục những người mua thông qua sự thử nghiệm của bác sĩ chuyên khoa. Hoặchình ảnh so sánh trắng và chắc như ngọc trai nếu sử dụng Colgate, bên cạnh đó họtiếp tục định vị màu đỏ đặc trưng của mình và thể hiện nó trên các phương tiện hiểnthị.- Context – Phạm vi phân phối thông điệpMỗi sản phẩm đều có một khách hàng mục tiêu riêng, cho nên thông điệpphát ra cần được chuyển đến đúng đối tượng để đảm bảo đúng mục đích mà hoạtđộng PR theo đuổi. Cần phải lựa chọn phương tiện truyền thông thích hợp trong đóbao gồm cả việc xác định phạm vi truyền tải phù hợp với sản phẩm.Các sản phẩm phân đạm vẫn thường được quảng cáo trên báo Nông thônngày nay thay vì quảng cáo trên báo Phụ nữ. Điều này thể hiện việc lựa chọnphương tiện truyền thông thích hợp trong đó bao gồm cả việc xác định phạm vi màphương tiện được truyền tải. Tuy nhiên, phạm vi phân phối thông điệp PR thườngmang tính chính xác cao, vì vậy, điều cần thiết là đảm bảo mục đích mà hoạt độngPR theo đuổi được truyền tải một cách chính xác.- Channel – Lựa chọn kênh truyền thông4Cần phải biết đối tượng tiếp nhận thông điệp sẽ sử dụng kênh PR nào để lựachọn kênh tiếp cận phù hợp. Sự phù hợp giữa đối tượng và kênh truyền thông làmột yếu tố quan trọng thúc đẩy thông điệp được truyền tải tốt hơn.- Content – Nội dung thông điệpNội dung thông điệp truyền thông cần phải thu hút được sự chú ý của kháchhàng, cho khách hàng biết bạn có thể giải quyết được vấn đề của họ như thế nào, vìsao họ nên tín bạn và vì sao họ nên chọn bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh.Cách thể hiện thông điệp cần đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng và có ý nghĩa đối vớingười nhận. Thông điệp rõ ràng nhằm tránh những hiểu nhầm không đáng có. Hìnhảnh trong thông điệp được thể hiện rõ ràng thì công việc định vị sẽ được thực hiệntốt. Điều đặc biệt là thông điệp trong hoạt động PR mang tính chân thực cao hơntrong các quảng cáo, do đó nó dễ lôi cuốn các đối tượng và dễ gây dựng các giá trịvà niềm tin về thương hiệu hơn quảng cáo. Nên cẩn thận với bất cứ thông điệp nàomà bạn truyền tải đến công chúng.- Capability – Khả năng tiếp nhận và hiểu thông điệp của người nhậnCó thể nói việc “hiểu khách hàng” là yếu tố then chốt cho xây dựng thôngđiệp. Như vậy chúng ta mới có thể đưa ra một nội dung đánh đúng tâm lý của họ,lựa chọn kênh và phạm vi truyền thông một cách phù hợp cũng như cần xem xétkhả năng tiếp nhận thông điệp của người tiêu dùng ở mức độ thế nào.Áp dụng mô hình kinh doanh 5C trong chiến lược Marketing của Doanhnghiệp giúp Doanh nghiệp có những điểm mạnh, điểm yếu riêng tạo ra cơ hội vàcũng là thách thức của doanh nghiệp.- Điểm mạnh:Doanh nghiệp có kế hoạch, chiến lược được tính toán kỹ lưỡng, quy trìnhMarketing rõ ràng, chuyên nghiệp, thực sự thấu hiểu để truyền thông bản thândoanh nghiệp đến với khách hàng. Hiệu quả việc truyền thông, quảng cáo sẽ đượcnâng cao và đạt hiệu quả.Doanh nghiệp xác định được doanh nghiệp có lợi thế gì hơn so với đối thủcạnh tranh, sử dụng có hiệu quả lợi thế đó để nâng cao khả năng cạnh tranh củamình, sau đó doanh nghiệp bằng cách thức thông qua kênh truyền thông truyền tải5suy nghĩ của doanh nghiệp đến với khách hàng. Thông điệp được sử dụng dễ hiểu,rõ ràng, ý nghĩa tác động đến tâm lý người tiêu dùng thu hút sự tò mò và mongmuốn sỡ hữu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.Khi doanh nghiệp lựa chọn kênh truyền thông phù hợp thì sẽ góp phần thúcđẩy thông điệp được truyền tải tốt hơn, dễ dàng đến với người tiêu dùng, kháchhàng. Hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường sẽ được quảng bá rộng rãi đếnngười tiêu dùng.Nội dung thông điệp truyền thông thu hút do đó khả năng tiếp nhận thôngđiệp của người tiêu dùng sẽ ở mức độ cao hơn.- Điểm yếu:Doanh nghiệp muốn thực hiện chiến lược theo mô hình 5C trong Marketingthì sẽ rất mất thời gian, tiền bạc và nhân lực, bởi việc lựa chọn kênh truyền thôngphổ biến để quảng bá thì sẽ tốn kém, chi phí để thuê những nguồn uy tín, nhưchuyên gia tâm lý, chuyên gia sức khỏe, nghệ sỹ gạo cội quảng cáo sản phẩmkhông hề rẻ. Do đó giá đơn vị hoặc giá toàn bộ sản phẩm, hàng hóa của Doanhnghiệp cao hơn tương đối so với những đối thủ cạnh tranh.Việc quảng bá rộng rãi thông qua truyền thông thì sẽ dễ làm tiết lộ thông tinbí mật doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh biết được thông tin kinh doanh của doanhnghiệp.- Cơ hội:Khi đưa ra chiến lược Marketing đúng cho vị trí của doanh nghiệp sẽ tạo racơ hội trên thị trường như sau:+ Khả năng phục vụ những nhóm khách hàng đa dạng+ Những cách mở rộng hàng hoá, sản phẩm để thoả mãn rộng rãi hơn nhucầu khách hàng.+ Khả năng chuyển những kỹ năng hoặc bí quyết kỹ thuật học tới những sảnphẩm mới hoặc những doanh nghiệp.+ Việc phá bỏ hàng rào ra nhập những thị trường nội địa và nước ngoài.+ Sự tự mãn của những đối thủ cạnh tranh.6+ Khả năng tăng thêm nhu cầu thị trường.+ Nảy sinh những công nghệ mới.- Thách thức:Yếu tố của môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là những nguy cơ của môi trường. Tháchthức xuất hiện song song với cơ hội của doanh nghiệp, chi phối mạnh mẽ mọi hoạtđộng của doanh nghiệp. Những nguy cơ có thể kể đến gồm:+ Những đối thủ có giá thấp hơn.+ Hàng hóa dễ có những sản phẩm thay thế.+ Sự tăng trưởng thị trường chậm.+ Chuyển đổi trong những chính sách thương mại, trao đổi với nước ngoàicủa các quốc gia.+ Tính dễ bị tổn thương chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.+ Sức mạnh những khách hàng hoặc những nhà cung cấp đang gia tăng.+ Thay đổi nhu cầu của những người mua và sở thích của họ.Thành công trong việc kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hòa của nhiềuyếu tố. Bên cạnh việc sở hữu những kiến thức và đam mê về lĩnh vực kinh doanh,doanh nhân thế hệ mới cần trang bị thêm các công cụ và phương pháp về xây dựngkế hoạch kinh doanh hiệu quả. Áp dụng mô hình kinh doanh 5C trong chiến lượcMarketing của Doanh nghiệp là một lựa chọn đúng đắn./7

Tài liệu liên quan

  • Chức năng nhiệm vụ của bộ môn quản trị kinh doanh Chức năng nhiệm vụ của bộ môn quản trị kinh doanh
    • 4
    • 1
    • 0
  • Bài tập môn quản trị hoạt động Bài tập môn quản trị hoạt động
    • 15
    • 1
    • 0
  • Môn Quản Trị Chiến Lược pptx Môn Quản Trị Chiến Lược pptx
    • 27
    • 496
    • 1
  • Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn quản trị học  Trường ĐH Mở TP HCM Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn quản trị học Trường ĐH Mở TP HCM
    • 4
    • 677
    • 1
  • nhóm LTLK môn quản trị chiến lược nhóm LTLK môn quản trị chiến lược
    • 43
    • 610
    • 3
  • ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG dẫn môn QUẢN TRỊ CHIẾN lược ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG dẫn môn QUẢN TRỊ CHIẾN lược
    • 7
    • 592
    • 0
  • bộ đề ôn thi cao học môn Quản trị học UEH bộ đề ôn thi cao học môn Quản trị học UEH
    • 62
    • 1
    • 0
  • Đề thi môn QUẢN TRỊ tài CHÍNH Đề thi môn QUẢN TRỊ tài CHÍNH
    • 1
    • 405
    • 0
  • Lập quẻ và các mưu kế truyền thống   môn quản trị kinh doanh Lập quẻ và các mưu kế truyền thống môn quản trị kinh doanh
    • 1
    • 274
    • 0
  • Câu hỏi trắc nghiệm môn quản trị học Câu hỏi trắc nghiệm môn quản trị học
    • 2
    • 318
    • 8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(59 KB - 7 trang) - MÔN QUẢN TRỊ MARKETTING Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Chiến Lược 5c