Mồng 01 Tết, cầu bình an cho Năm Mới Thứ sáu - 16/02/2018 01:09 2424 Is 11,1-9; Cl 3,12-17; Ga 14,23-27 Ngày mồng một Tết, chúng ta dành cho nhau rất nhiều lời cầu chúc tốt đẹp. Một trong những lời cầu chúc chúng ta dành cho nhau nhiều nhất là lời cầu chúc bình an. Trong những ngày Tết, chúng ta cũng xin lễ cầu nguyện nhiều, nhưng ơn chúng ta cầu xin nhiều nhất cũng là ơn bình an. Không riêng chúng ta, Giáo Hội cũng dành ngày đầu năm để cầu bình an cho suốt năm mới. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng bình an là một trong những điều cần thiết nhất cho con người trong cuộc đời này. Làm thế nào để có được bình an? Có phải chúng ta muốn có bình an, cầu chúc bình an cho nhau là đương nhiên có bình an? Bình an không đơn giản đến với chúng ta như vậy bởi vì bình an vừa là ơn ban của Thiên Chúa vừa do sự nỗ lực kiến tạo của con người.Bình an là ân ban của Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa là tác giả của sự bình an. Ngài có thể ban ơn ấy cho ai, vào thời điểm nào là tùy thuộc vào Ngài. Hơn nữa, tự thân con người chẳng là gì và chẳng có gì. Mọi sự con người đều đón nhận từ Thiên Chúa: nào là sự sống, trí khôn, khả năng và phương tiện sống. Bình an không là của cá nhân mà là của cả cộng đồng. Ở chiều kích thế giới, bình an hay hòa bình là ân ban của Thiên Chúa vì 3 lí do: 1) Hòa bình không chỉ là kết quả của sự phân chia đồng đều các quyền lợi vật chất, mà chủ yếu là kết quả của một trật tự hợp tình hợp lí và đạo đức do mọi người có những quyết định đúng đắn tạo ra bằng cách tôn trọng các quyền căn bản của con người mà trật tự ấy lại phát xuất từ Thiên Chúa. 2) Tự con người khó lòng tìm ra và thực hiện các chuẩn mực đạo đức khách quan để điều khiển và phát triển thụ tạo, và bởi đó Thiên Chúa đã giúp đỡ con người cả trong những việc này. 3) Người kitô hữu không những học tập xây dựng hòa bình nơi các giáo huấn và đời sống của Đức Giêsu, “Thái Tử Hòa Bình” mà còn được trao cho khả năng kiến tạo hòa bình nhờ đã được giải thoát khỏi tội – cản trở cuối cùng của hòa bình và được ban cho một năng lực mới là Thánh Thần, Đấng đem lại bình an của Thiên Chúa.Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy rõ chân lý này. Trong bài đọc thứ nhất, Thiên Chúa đã hứa sẽ cho nhân loại một mầm non mọc lên từ gốc tổ Giêsse. Vị này tràn đầy thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mạnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Thiên Chúa. Người sẽ xét xử công minh cho muôn người thấp cổ bé miệng và phán quyết vô tư bênh đỡ kẻ nghèo trong xứ sở. Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà. Sự xuất hiện của Người đem bình an đến cho thế giới. Sự bình an ấy được thể hiện qua việc mọi loài sống hòa hợp với nhau “sói ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ. Bé thơ còn đang bú chơi bên hang rắn độc, trẻ thơ còn măng sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang.” Thánh Phaolô nói với các tín hữu Côlôsê: “Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em vì trong một thân thể duy nhất, anh em được kêu gọi đến hưởng bình an đó.” Nói thế là thánh Phaolô thừa nhận bình an không đến từ con người, nhưng đến từ Đức Kitô. Đức Giêsu trong đoạn Tin Mừng hứa với các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho anh em, thầy ban cho anh em bình an của thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng sao xuyến và cũng đừng sợ hãi.” Dựa trên lời hứa của Đức Giêsu, chúng ta hiểu rằng bình an là ơn ban của Ngài dành cho các môn đệ. Bình an của Ngài vững bền và sâu thẳm không gì có thế cướp đi được.Nếu bình an là quà tặng của Thiên Chúa thì mở lòng ra đón nhận bình an là trách nhiệm của con người. Để quà tặng bình an trở thành hiện thực thì con người phải nỗ lực kiến tạo nhờ ơn Chúa. Thánh Phaolô mời các tín hữu Côlôsê cố gắng xây dựng bình an bằng “có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau nếu có điều gì phải trách móc nhau.” Người kitô hữu phải làm thế vì họ đã được Thiên Chúa tuyển lựa, thánh hiến và yêu thương. Được tuyển lựa, thánh hiến và yêu thương cũng có nghĩa là được trao ban bình an nên phải đem bình an đến cho người khác. Đức Giêsu trong mời gọi các môn đệ yêu mến Ngài bằng việc tuân giữ các răn của Ngài vì đó cũng chính là giới răn của Chúa Cha. Ai tuân giữ giới răn Chúa thì được Ba Ngôi yêu mến và đến ngự trong tâm hồn.Như vậy, để có bình an cho mình và hòa bình cho thế giới, mỗi người cần yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Đây là việc làm cần nhất cho bình an được thể hiện. Thật thế, thử hòi một gia đình, một cộng đoàn, một Giáo Hội, hay một xã hội, nhận biết Thiên Chúa và thực thi các giới răn của Ngài, yêu thương, tha thứ, thông cảm, kiên nhẫn và biết chia sẻ với nhau…, thì con người còn âu lo, sợ hãi, hận thù, chiến tranh, giành giật và thù oán nữa không? Chúng ta có thể nghiệm ra ý nghĩa này ngay từ trong gia đình, cộng đoàn và xã hội chúng ta sống. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho rằng hòa giải là đường đưa tới hòa bình, muốn có hòa bình phải bảo vệ sự sống, phải giáo dục sống hòa bình, phải tôn trọng sự thật và công bằng, phải đối thoại với nhau, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tôn trọng lương tâm mỗi người….Hôm nay là ngày đầu năm mới, Giáo Hội xin ơn bình an cho mọi tín hữu trong suốt cả năm. Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội cho chúng ta hiểu rằng bình an là ơn ban của Thiên Chúa và do nỗ lực kiến tạo của con người. Xin Chúa thương ban bình an cho mỗi tâm hồn chúng ta và ban hòa bình cho tất cả thế giới. Để bình an của mỗi người và hòa bình của cả thế giới trở thành sự thật thì xin Chúa cũng ban ơn giúp chúng ta cố gắng đóng góp phần mình vào việc xây bình an và hòa bình bằng cách nhận biết Thiên Chúa và thực thi đường lối Ngài, đồng thời luôn cố gắng sống bác ái với tha nhân vì đây là con đường chính yếu làm nên bình an cho mỗi người và hòa bình cho thế giới. Amen.
Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh
Tweet
TIN BÀI KHÁC
Kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ
22/02 Lễ lập Tông Tòa Phêrô: Nền tảng Hội Thánh
Thứ 6 tuần I MC: Học cách sống công chính
Thứ 7 tuần I MC: Trở nên hoàn thiện mỗi ngày
Thứ 2 tuần II MC: Tha thứ, liều thuốc của an bình
Thứ 4 tuần II MC: “Đức Ái” lên ngôi
Thứ 5 tuần II MC: Yêu thương để được hạnh phúc
Thứ 6 tuần II MC: Những tá điền sát nhân
Thứ 7 tuần II MC: Hãy trở về để được tha thứ
Thứ 2 tuần III MC: Chớ thành kiến!
Thứ 3 tuần III MC: “Đức Ái” không biên giới!
Thứ 4 tuần III MC: Kiện toàn Lề luật
Mồng 2 Tết, kính nhớ tổ tiên, ông bà và cha mẹ
Tất Niên: Hãy tạ ơn Chúa vì muôn ơn đã nhận!
Thứ 5 sau Lễ Tro: Từ bỏ chính mình
Nghịch lý của chân lý
Thứ 2 tuần VI TN: Đòi hỏi của Đức tin
Thứ 7 tuần V TN: Nối kết tình thân
Thứ 6 tuần V TN: Hãy mở ra
Thứ 5 tuần V TN: Yêu thương không biên giới
Thứ 4 tuần V TN: Cái sạch và cái bẩn?
Ngày 05/02: Thánh Agata, trinh nữ, tử đạo
Thứ 7 tuần IV TN: Sứ mạng truyền giáo
Niềm vui đích thực
VIDEOS
Bản tin Giáo phận Bùi Chu từ ngày 01 đến ngày 16 tháng 11 năm 2024
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXXIV Thường Niên Năm B _ Lm. Đaminh Trần Ngọc Đăng
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXXIII Thường Niên Năm B _ Lm. Giuse Vũ Ngọc Tứ
***+***
***+***
LIÊN KẾT
Vatican - HĐ.Giám Mục Tòa Thánh Vatican Liên HĐ Giám Mục Á Châu HĐ Giám Mục Việt Nam UBBAXH-Caritas Việt Nam Công lý và hòa bìnhGiáo lý đức tinỦy ban Thánh KinhMục vụ di dânMục vụ Gia đình Website Các Giáo Phận Tổng giáo phận Hà NộiGiáo Phận Thái BìnhGiáo Phận Bắc NinhGiáo Phận Hưng HóaGiáo Phận Thanh HóaGiáo Phận Phát DiệmGiáo Phận Hải PhòngGiáo Phận VinhGiáo Phận Lạng SơnTổng Giáo Phận HuếGiáo Phận Đà Lạt Giáo Phận Kon Tum Giáo Phận Phan Thiết Giáo Phận Cần ThơGiáo Phận Long XuyênGiáo Phận Mỹ ThoGiáo Phận Phú CườngGiáo Phận Xuân LộcGiáo Phận Bà Rịa Tổng Giáo Phận Sài GònGiáo Phận Vĩnh Long Giáo Phận Buôn Mê Thuật Các website Công Giáo VietcatholicĐài Chân Lý Á ChâuĐài VaticanMạng Thánh Linh Mạng Lưới Dũng LạcThánh ca Việt Nam Khúc cảm tạLH Bề Trên Thượng CấpNhóm Ca Trưởng Chủng viện - Dòng tu Dòng Ngôi Lời Dòng Phanxicô Việt NamDòng TênDòng Thánh Tâm HuếDòng ĐaminhDòng con Đức Mẹ Phù HộDòng Chúa Cứu Thế
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
Đang truy cập124
Máy chủ tìm kiếm57
Khách viếng thăm67
Hôm nay13,974
Tháng hiện tại70,017
Tổng lượt truy cập79,301,855
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây ×