Móng Băng Là Gì? Kỹ Thuật Thi Công Móng Băng (CHUẨN QUY ...
Có thể bạn quan tâm
Móng băng chính là nền tảng quyết định cho sự bền vững, an toàn của một ngôi nhà. Vậy móng băng là gì? Quy trình thi công móng băng an toàn như thế nào?
Móng băng là gì được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu trước khi tiến hành dự án xây dựng. Về nguyên tắc thì đây là phần móng dùng để đỡ cột hoặc tường của nền nhà giúp đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng, giúp nhà trở nên chắc chắn, vững chãi, nhất là những ngôi nhà làm trên phần đất cứng hay khu vực có địa chất phức tạp, kém sự ổn định.
Móng băng là gì?
Móng băng được hiểu là loại móng nằm dưới hàng cột hoặc tường của ngôi nhà, thường là hình dạng một dải dài, có thể chỉ là hàng thẳng, hoặc giao nhau thành hình chữ thập có tác dụng đỡ tường và cột cho ngôi nhà.
Vì vai trò quan trọng của móng băng đối với các khu vực địa chất trên nên khi xây dựng, các đơn vị thi công thường hay dùng loại móng này để quá trình thi công thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo nhà có cấu tạo móng băng hợp lý thì ngay từ giai đoạn thiết kế đến khi triển khai phải tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật, nếu không, những sự sai sót sẽ làm công trình nhanh chóng lún sau một thờ gian sử dụng.
Phân loại thi công móng băng
Phân loại móng băng được chia theo phương hoặc theo độ cứng.
Nếu phân theo phương thì có 2 loại:
-
Móng băng 1 phương: là chỉ có 1 phương gồm những đường song song theo chiều ngang hoặc dài của dự án.
-
Móng băng 2 phương: là những đường móng ngang dọc cắt nhau như các ô bàn cờ.
Nếu phân theo độ cứng thì có 3 loại là móng cứng, mềm và kết hợp
Dù loại móng băng nào thì về thành phần cấu tạo cơ bản cũng đều giống nhau, bao gồm: lớp bê tông lót, bản móng và dầm móng. Kích thước và độ dày của mỗi thành phần phụ thuộc vào vật liệu thép sử dụng và độ cứng của nền đất.
Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp thi công móng băng
-
Ưu điểm: móng băng có độ lún đều hơn móng đơn và giúp giữ vững tường, cột trong quá trình xây dựng cũng như trong thời gian sử dụng sau này. Đồng thời, tải trọng chịu lực của móng lớn nên ngôi nhà không sợ lún, hay tình trạng nứt tường sẽ không xảy ra sau một thời gian dài sử dụng. Móng băng sẽ khá an toàn khi sử dụng cho nhà dưới 4 tấm.
-
Nhược điểm: kết cấu móng băng chỉ phù hợp với những công trình nhà dân dụng nhỏ, như nhà cấp 4 hoặc 3, 4 tấm đổ lại vì độ sâu chôn dưới lòng đất của móng cạn nên độ chống trượt, lật hay sự ổn định kém. Đồng thời, lớp đất phía trên có sức chịu tải dẫn đến khả năng chịu tải của móng không đủ đảm bảo cho các công trình lớn. Bên cạnh đó, móng băng chỉ phù hợp thi công trên những nền đất cứng, với các vị trí đất nằm trong khu vực có địa chất yếu thì không thể thi công được, kể cả móng băng nhà cấp 4.
Biện pháp thi công móng băng
Để mặt bằng móng băng có thể đỡ được tường hay cột nhà, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công cũng như sử dụng lâu dài thì các kỹ sư cần biết cách tính khối lượng bê tông móng băng, thực hiện đúng các kỹ thuật thi công móng băng, biết cách bố trí thép móng băng phù hợp và các vấn đề khác liên quan trong quá trình hoàn thiện kết cấu móng băng.
Các bước kỹ thuật thi công mặt bằng móng băng được thực hiện như sau:
Bước 1: Biện pháp thi công móng băng – giải phóng mặt bằng
Đây là giai đoạn chuẩn bị để tiến hành thi công móng. Móng có được làm đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguồn nhân công, trang thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng.
Để kết cấu móng băng vững chắc, đáp ứng yêu cầu chịu tải trọng cũng như tiến độ thi công thì kỹ sư cần thông thạo cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng, lựa chọn xi măng, cát, đá, thép… có chất lượng đảm bảo, đồng thời, phải đầy đủ về số lượng.
Bước 2: Kỹ thuật thi công móng băng trong san lấp mặt bằng và công tác đất
Sau khi hoàn tất giải phóng mặt bằng thì san lắp và công tác đất là bước tiếp theo cần thực hiện trong kỹ thuật thi công móng. Dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ, san lấp mặt bằng sẽ giúp cho quá trình hoàn thiện móng được triển khai trong điều kiện tốt, giúp đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng dự án.
Còn đối với công tác đất, kỹ sư cần xác định trục móng trên mặt bằng dự án dựa trên bản vẽ thiết kế, sau đó hướng dẫn công nhân đào móng theo trục. Ngay sau khi hoàn tất công tác đào móng thì việc dọn dẹp vệ sinh cần được thực hiện ngay để đảm bảo khu vực móng thi công được khô ráo. Trong trường hợp, có mạch nước ngầm nhỏ hoặc bị ảnh hưởng của nước mưa làm móng ngập nước thì sử dụng máy bơm để hút nước ra hết, trả lại bề mặt khô ráo để tiếp tục thực hiện các bước thi công tiếp theo.
Bước 3: Cốt thép và bố trí thép móng băng
Cốt thép đóng vai trò quan trọng trong việc định hình móng và đảm bảo chịu tải trọng, do đó, bên cạnh việc sử dụng thép đúng tiêu chuẩn, quy cách thì gia công cốt thép phải yêu cầu đúng thiết kế. Khi lắp ráp cốt thép thì công nhân có thể sử dụng biện pháp cơ giới hoặc máy hàn, tuy nhiên, cần lưu ý làm giảm nhiệt các mối hàn để không gây ra hiện tượng cháy cốt pha.
Bố trí cốt thép không phải dựa vào kinh nghiệm hoặc thói quen của thợ mà phải căn cứ vào phương của bản vẽ thiết kế, nếu đặt sai phương chịu lực thì cả hệ thống kết cấu móng cũng bị ảnh hưởng theo.
Ngoài ra, lựa chọn thép nguyên liệu cũng rất quan trọng tác động đến khả năng chịu lực của móng. Thép phải đạt chất lượng, chuẩn mác, không bị gỉ sét hay bám bẩn, cốt thép có độ dẻo dai để có thể gia công uốn éo hoặc định hình theo yêu cầu thiết kế.
Lưu ý khi gia công là phải uốn thép theo yêu cầu kết cấu và hình dạng của móng nhà dựa trên bản vẽ thiết kế, kể cả các mối nối cũng phải đảm bảo kỹ thuật. Trước khi ghép cốt pha, người thực hiện phải buộc con kê bằng bê tông đúc sẵn. Các bước làm cốt thép kết cấu móng băng:
-
Điều tiên quyết cần thực hiện đầu tiên đó chính là gia công thép theo đúng yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ thiết kế.
-
Tạo khoảng trống với đất nền bằng cách lót bê tông hoặc gạch bên dưới.
-
Đặt bản kê lên trên bê tông hoặc gạch lót.
-
Sau đó, tiến hành đặt thép móng băng rồi tiếp tục đặt thép chờ cột.
Bước 4: Làm cốt pha trong móng băng
Cốt pha được đặt theo lưới thép đã định hình trước. Sau đó, tiến hành lắp hệ thống ván khuôn cho quy trình đổ bê tông móng. Để đảm bảo chất lượng móng băng thì ván khuôn phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu chất lượng với từng loại móng. Các thanh chống tăng cũng phải được kê trên những tấm ván dày tối thiểu 4cm nhằm làm giảm lực xê dịch hay xô ngang trong khi đổ bê tông.
Lưu ý là trong công tác làm cốt pha thì tim móng và cột phải được xác định cao độ.
Bước 5: Quy trình đổ bê tông móng trong biện pháp thi công
Đổ bê tông là bước cuối cùng trong khâu làm móng băng. Quá trình này đòi hỏi sự cẩn trọng trong chất lượng cũng như kỹ thuật trộn bê tông để đảm bảo móng đáp ứng yêu cầu. Bê tông đạt chất lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
-
Vật liệu đá, sỏi, cát phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và kích thước để bô tông không bị nổi bong bóng (sẽ làm rỗng thành phẩm).
-
Xi măng: lựa chọn xi măng đúng mác và yêu cầu mac phải cao từ các công ty sản xuất uy tín, nhằm đảm bảo được chất lượng.
Sau khi hoàn tất công tác đổ bê tông thì tiến hành đầm dùi, đầm bàn để nén bê tông giúp bề mặt chắc và không bị chảy.
Lưu ý trong quy trình đổ bê tông móng, cần che chắn để hố móng tránh bị nước mưa làm ngập vì như thế sẽ làm giảm chất lượng cũng như tính liên kết của vữa xi măng kém hơn.
Khi nào nên sử dụng móng băng?
Móng băng thường được sử dụng ở nhiều công trình nhà phố, nhà cấp 4 và nhà từ 3, 4 tấm trở xuống khi nền đất khu vực kém ổn định.
Các điểm cần lưu ý khi thi công mặt bằng móng băng
Không phải tất cả các nền đất hay hầu hết các công trình đều có thể sử dụng móng băng. Như đã giới thiệu ở trên, móng băng có độ sâu dưới mặt đất khá nông nên tùy vào địa chất cũng như kết cấu của dự án mà quyết định có sử dụng móng băng hay không.
Cấu tạo móng băng chỉ phù hợp cho các khu vực có địa chất đất cứng hoặc không ổn định, gây khó khăn cho việc thi công. Vì vậy, trong trường hợp này, móng làm bằng gạch hay móng băng sẽ giúp cho quá trình xây dựng được dễ dàng hơn.
Khi căn nhà có tải trọng lớn thì không nên sử dụng móng đơn vì sẽ không đủ khả năng chịu lực, trong trường hợp này móng băng dưới cột là phù hợp hơn. Hoặc móng băng giao thoa giúp cân bằng độ lún, giảm áp lực và tăng sức chịu tải cũng là biện pháp thi công tốt để lựa chọn.
Vì móng quyết định đến 70% chất lượng và độ bền của căn nhà, là gốc rễ của mỗi dự án, nhà có đẹp và tốt thì phải đảm bảo tốt từ gốc, nên khi chất lượng của móng phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Móng kém sẽ dễ dẫn đến tình trạng sụt, lún, nứt tường, nứt móng, nhà bị nghiêng và dễ xảy ra tình huống ngã, gây nguy hiểm cho những thành viên sống trong gia đình.
Do đó, trước khi thi công, các kỹ sư cần khảo sát thực tế địa chất tại khu vực thi công, sau đó quyết định chọn loại móng phù hợp và tiến hành bản vẽ thiết kế móng.
Kết luận
Trên đây là những điều cần biết về các kỹ thuật biện pháp thi công móng băng mà bạn cần biết để có thể kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng nhà nhằm hạn chế rủi ro gặp các nhà thầu non kinh nghiệm hay nhà thầu không “có tâm”, “vẽ vời” quá nhiều để bạn phải tốn thêm các chi phí không cần thiết.
Nền móng là phần quan trọng nhất của ngôi nhà giúp căn nhà không bị nghiên hay lún hoặc nứt tường. Vì thế, bạn không nên tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng những vật liệu kém chất lượng hay giảm định lượng so với yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.
Từ khóa » đổ Bê Tông Móng Băng
-
Kỹ Thuật Thi Công Thép Và Bê Tông Móng Băng Trong ... - YouTube
-
Móng Băng đổ Bê Tông Thương Phẩm đồng Loạt - Kho Tư Liệu Xây Dựng
-
Hướng Dẫn Thi Công Móng Băng
-
Móng Băng Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Móng Băng
-
Hướng Dẫn Các Bước Thi Công Móng Băng Chi Tiết
-
Các Bước Thi Công Móng Băng - Làm Thợ
-
Kỹ Thuật đổ Bê Tông Móng Và Cột Nhà - Tbox Việt Nam
-
Kết Cấu Móng Băng | Quy Trình Thi Công Móng Băng
-
Biện Pháp Thi Công Móng Băng đạt Tiêu Chuẩn Xây Dựng
-
Móng Băng Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo, ưu điểm Và Nhược điểm
-
Biện Pháp Thi Công Móng Băng - Dự Toán Chi Phí Xây Dựng - ArcViet
-
Hướng Dẫn Thi Công Móng Băng Bê Tông
-
Quy Trình Đổ Bê Tông Móng, Cột, Dầm, Sàn Đúng Kỹ Thuật [ Nên ...