Móng Tay Bé Bị đốm Trắng Có ý Nghĩa Gì? - Báo Tuổi Trẻ

Móng tay bé bị đốm trắng có ý nghĩa gì? - Ảnh 1.

Các đốm trắng nhỏ ở móng thường lành tính

Các đường kẻ trắng, hoặc đốm trắng trên móng tay trẻ con còn được gọi là bệnh leukonychia. Trong hầu hết các trường hợp, đây là một tình trạng bình thường phổ biến và vô hại ở trẻ em. Các đốm sẽ biến mất theo khi móng mọc dài ra.

Những đốm trắng trên móng tay có ý nghĩa gì

Leukonychia có nghĩa là móng trắng, biểu hiện những kiểu như sau:

1. Móng có các đốm trắng: thường gặp và lành tính nhất

Nguyên nhân:

- Chấn thương móng: từ một vết thương bắt đầu ở chân móng và sẽ biểu hiện thành đốm trắng khi móng mọc dài ra. Các đốm trắng thường là tạm thời và có khả năng biến mất khi móng mọc ra hoàn toàn.

- Bệnh nhiễm trùng do virus, nấm, bệnh vẩy nến: cần nghĩ đến khi các đốm trắng tái phát trên hầu hết các móng.

Móng tay bé bị đốm trắng có ý nghĩa gì? - Ảnh 2.

Các đường sọc ngang ở móng có thể là biểu hiện của ngộ độc kim loại nặng

2. Móng có vệt trắng ngang

Nguyên nhân:

- Chấn thương móng

- Ngộ độc kim loại nặng - asen, thallium

- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị (hóa trị, xạ trị)

- Bệnh hệ thống: Ung thư; Suy tim; Nhiễm trùng - sởi, lao, HIV, ký sinh trùng; Suy thận; Lupus ban đỏ hệ thống; Viêm đại tràng

- Bệnh lý giảm albumin máu: suy dinh dưỡng, bệnh gan ….

Móng tay bé bị đốm trắng có ý nghĩa gì? - Ảnh 3.

Một dạng của ung thư biểu mô móng

3. Móng có sọc trắng dọc (hiếm gặp)

Nguyên nhân:

- Bệnh lý da liễu: bệnh Darier, Hailey Hailey, có tính chất di truyền

- Bệnh lý tự miễn (viêm mạch máu Behcet, Kawasaki, bệnh viêm ruột Crohn)

- Bệnh hệ thống: suy gan, ghép thận, hóa trị

- Thiếu vi chất: bệnh Pellegra (thiếu niacin-vitamin PP), thiếu kẽm

- Ung thư biểu mô ở móng

- Nấm móng

4. Móng trắng toàn phần hoặc 1 phần

Nguyên nhân:

- Bẩm sinh: có tính chất di truyền

- Có thể là biểu hiện của các bệnh lý: Suy gan, Bệnh tiểu đường, Suy tim, Bệnh mạch máu ngoại biên, Viêm khớp, Bệnh lao

Điều trị:

Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể cần làm một số xét nghiệm như sinh thiết móng, xét nghiệm kiểm tra bệnh lý toàn thân …

- Nếu do nhiễm nấm: dùng thuốc chống nấm đường uống và kem chống nấm bôi tại chỗ;

- Nếu nghi ngờ các bệnh lý, bác sĩ sẽ đề nghị làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân (bệnh lý toàn thân, bệnh lý tự miễn, ung thư …);

- Hầu hết các vết thương do chấn thương của móng đều sẽ lành theo thời gian. Khi móng mọc dài ra, vết thương sẽ di chuyển lên trên và bạn có thể cắt bỏ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu:

- Các móng tay chuyển sang màu trắng hoàn toàn,

- Các đốm trắng rõ trên tất cả các móng tay,

- Xuất hiện các vạch đổi màu song song ở tất cả các móng,

- Móng tay đổi màu, chỗ màu nâu, chỗ màu trắng.

Các đốm trắng thỉnh thoảng trên móng tay có thể là bình thường và không cần điều trị.

Nếu trẻ thường xuyên có những đốm trắng trên tất cả các móng tay của mình, trẻ cần được kiểm tra thêm để loại trừ bệnh lý khác.

Bạn đọc có những bài viết, thắc mắc về sức khỏe người lớn, mẹ và bé, sức khỏe sinh sản, giới tính, bệnh nam khoa, chữa trị hiếm muộn, dinh dưỡng, chấn thương… có thể gửi về email: suckhoe@tuoitre.com.vn. Phòng mạch Online sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp. Chân thành cám ơn.

Từ khóa » Những Vệt Trắng ở Móng Tay