Móng Tay Bị Dập Tụ Máu Làm Sao Hết đau, Hồi Phục Nhanh?
Có thể bạn quan tâm
Tụ máu dưới móng tay là tình trạng xảy ra khá phổ biến khi bị dập hay kẹp móng với lực mạnh. Móng tay tổn thương cần được xử lý đúng cách để tránh đau sưng, tụ máu và bầm tím quá lâu. Vậy móng tay bị bị dập tụ máu làm sao hết? Cùng hocnghenail tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
- Dập móng tay là gì? Nguyên nhân móng tay bị dập
- Dập móng tay có chữa trị được không?
- Móng tay bị dập tụ máu làm sao hết?
Dập móng tay là gì? Nguyên nhân móng tay bị dập
Dập móng tay là chấn thương khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Tình trạng này thường xảy ra khi chúng ta gặp một “tai nạn” nào đó khiến vùng móng tay bị đè mạnh, bị kẹp hay bị dập với lực mạnh. Tùy theo độ lớn của lực tác động mà mức độ tổn thương móng sẽ khác nhau nhưng nhìn chung đều mang lại cảm giác khá đau đớn và khó chịu.
Ở mức độ nhẹ, móng tay dập có thể chỉ hơi sưng đỏ, đau nhức nhẹ và giảm bớt sau vài ngày. Tuy nhiên với một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy móng tay bầm tím, phù nề, máu tụ đen thẫm dưới móng tay hoặc nặng hơn là gãy ngón tay, biến dạng móng tay.
Muốn biết móng tay bị dập tụ máu làm sao hết, trước tiên chúng ta cần biết nguyên nhân của tình trạng này. Trên thực tế, dập móng tay thường xảy ra khi:
- Ngón tay bị kẹp vào cánh cửa.
- Tay bị vật nặng bất ngờ đè lên.
- Bị té ngã, phần ngón tay chống mạnh xuống đất.
- Tai nạn lao động do búa, dao, cưa đập vào tay.
- Bị dập móng tay khi chơi các môn thể thao cường độ cao.
Dập móng tay có chữa trị được không?
Khi gặp tình trạng móng tay bầm tím, tụ máu, nhiều người thường lo lắng móng tay bị dập tụ máu làm sao hết, có chữa trị được không. Theo các bác sĩ, đa phần các trường hợp dập móng tay đều có thể tự sơ cứu, chữa trị tại nhà để dần dần hồi phục.
Đối với các trường hợp bị nặng hơn liên quan đến xương hay dây thần kinh, bệnh nhân vẫn có thể chữa khỏi khi tìm đến cơ sở y tế kịp thời. Như vậy khi bị dập móng tay, bạn đừng quá lo lắng mà hãy quan sát các dấu hiệu của móng, xác định mức độ tổn thương để có biện pháp xử lý phù hợp.
Móng tay bị dập tụ máu làm sao hết?
Sơ cứu đúng cách là việc làm cần thiết để giúp tình trạng dập móng tay không trở nên nghiêm trọng. Bạn nên xử lý móng tay bị dập theo các bước sau:
Bước 1: Đặt ngón tay lên cao
- Đặt ngửa bàn tay để các ngón tay hướng lên cao.
- Có thể dùng gối hay dụng cụ kê tay sao cho cao hơn tim để giảm bớt lưu lượng máu.
- Cố gắng duy trì trạng thái tay cao trong 24 – 48 giờ sau khi bị dập.
Bước 2: Chườm tay giảm đau
- Dùng khăn lạnh hoặc túi đá để chườm lên phần ngón tay bị dập, áp dụng trong 24 giờ đầu.
- Mỗi lần chườm lạnh thực hiện trong khoảng 10 phút và lặp lại sau mỗi 2 – 3 giờ, tránh chườm quá lâu.
- Nếu tay vẫn còn bầm tím ở những ngày sau, chuyển sang chườm ấm bằng khăn nóng hoặc túi chườm nóng.
Bước 3: Áp dụng các cách giảm đau
Nếu đang băn khoăn móng tay bị dập tụ máu làm sao hết thì hãy thử một vài cách giảm đau như:
- Thư giãn, nghỉ ngơi để tránh suy nghĩ về cơn đau.
- Hạn chế những công việc phải sử dụng phần ngón tay quá nhiều.
- Dùng cao dán làm mát, giảm đau tay.
- Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bước 4: Kiểm tra độ tổn thương của móng tay
Bên cạnh những bước sơ cứu tại nhà, hãy quan sát kỹ tình trạng dập của móng tay để kịp thời phát hiện nếu có bất thường.
- Trường hợp không có dấu hiệu nghiêm trọng: Tiếp tục chăm sóc tại nhà tới khi máu bầm tan hết và hồi phục.
- Nếu móng tay chảy máu: Thực hiện băng bó để cầm máu kịp thời.
- Trường hợp đầu móng tay mưng mủ, nhiễm trùng: Vệ sinh móng tay bằng nước muối sinh lý, lau sạch mủ và chất bẩn.
- Trường hợp nghiêm trọng: Nếu thấy đau nhức dữ dội và vết bầm không giảm thì hãy tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bước 5: Chăm sóc móng đúng cách
Để móng tay hồi phục nhanh chóng sau khi bị dập, hãy lưu ý một số thói quen chăm sóc quan trọng sau đây:
- Kê cao móng tay kể cả khi ngủ, có thể băng bó để hạn chế va đập.
- Hạn chế cọ rửa hay để móng tay tiếp xúc với nước.
- Có thể dùng kem dưỡng ẩm sau 3 – 4 ngày để tránh tình trạng nứt nẻ.
- Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thêm vitamin từ trái cây, rau củ.
- Hạn chế các thực phẩm dễ làm đau nhức như: Đồ nếp, rau muống, thịt gà, rượu bia,…
Trên đây là những hướng dẫn giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc móng tay bị dập tụ máu làm sao hết. Mong rằng kiến thức này sẽ phần nào giúp ích cho bạn khi cần xử lý các chấn thương thường ngày,
Xem thêm:
- Cách làm móng tay nhanh dài bằng nước muối
- Bị bật móng tay phải làm sao cho an toàn và mau lành?
Từ khóa » Cách Chữa Móng Tay Bị Bầm Tím
-
Mẹo Hết Máu Bầm ở Móng Tay, Móng Chân Nhanh Chóng
-
Sơ Cứu Dập Móng Tay đúng Cách | Vinmec
-
Bị Dập Ngón Tay Phải Làm Sao để Sơ Cứu Nhanh? - Hello Bacsi
-
Cách Làm Tan Máu Bầm ở Móng Tay Nhanh Chóng Hiệu Quả Tại Nhà
-
Cách Giảm đau Và Xử Lý Máu Bầm Khi Bị Dập Móng Tay - VOH
-
Bệnh Máu Bầm ở Móng Tay
-
Móng Tay Bị Dập Tụ Máu Làm Sao Hết đau, Hồi Phục Nhanh?
-
Cách Sơ Cứu Dập Móng Tay Hiệu Quả
-
Móng Tay Bị Dập Tụ Máu, điều Trị Thế Nào? - AloBacsi
-
Tụ Máu: Những điều Cần Biết - Tuổi Trẻ Online
-
Móng Tay Bị Bầm Tím
-
Móng Tay Bị Dập Tụ Máu Làm Sao Hết?
-
Móng Tay Bị Dập Tụ Máu Làm Sao Hết - Thả Rông
-
Cách Chữa Trị Ngón Tay Bị Thương, Dập Móng Do Búa đập Trúng