Móng Tay Bị Xước Và Gãy ? | Vatgia Hỏi & Đáp

Khi bị tình trạng này, bạn không nên xé những sợi da bong ra. Khi kéo ngược chiều, những sợi da chết này vẫn dính liền với lớp da khỏe mạnh nên sẽ khiến rách da, chảy máu. Đầu ngón tay là nơi hay hoạt động, làm việc nên khi bị thương sẽ gây trở ngại cho hoạt động. Khi thấy tay bị xước móng rô, bạn nên đi tìm một cây kìm cắt da, hoặc đồ bấm móng tay để cắt sát vào phần da chết. Nếu phần da ở hai bên khóe móng cũng chai sần và khô lại khiến đôi khi vô tình quệt lên mặt sẽ làm trầy xước da mặt. Bạn cũng cần lấy dụng cụ cắt sạch phần da này đi, sau đó dùng giũa mài cho nhẵn nhụi.

Xét về góc độ dinh dưỡng, nguyên nhân của xước móng rô là do cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Thiếu vitamin này không chỉ gây xước móng rô nói riêng mà còn gây lột da ở khắp bàn tay, bàn chân nói chung. Vì thế, cần ăn nhiều loại trái cây có vitamin C như cam, chanh, bưởi... Ngoài ra, có một nguyên nhân khác là do trong quá trình làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau nhà... tay hay phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa nên da tay bị khô, dễ bong tróc. Giải pháp cho tình trạng này là chú ý chọn các loại chất tẩy rửa có kiềm nhẹ, không gây hại cho da tay.Ở một số người, thói quen cắn móng tay cũng gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở, cần loại bỏ thói quen xấu này. Một số trường hợp khác thì có hiện tượng cứ sắp tới kỳ kinh nguyệt là da tay lại bị xước móng rô. Nguyên nhân là do nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến dãn mao mạch, có khi còn gây mẩn ngứa da hoặc nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này thì không nên can thiệp nhiều, chỉ cần chờ qua kỳ kinh nguyệt hoặc khi buồng trứng trở nên ổn định hơn, nhất là sau khi lập gia đình, sinh con thì sẽ hết.Để giữ gìn da tay luôn khỏe mạnh, cũng cần thường xuyên làm vệ sinh, ngâm nước muối vào buổi tối, sử dụng một số loại sữa dưỡng da có tác dụng tạo độ ẩm, làm mềm da tay.

Từ khóa » đầu Móng Tay Bị Xước Da