Móng Tay Nhỏ Nhưng Nếu Có Các Dấu Hiệu Sau Dễ Cảnh Báo Vấn đề ...
Có thể bạn quan tâm
Móng tay là bộ phận phản ánh sức khỏe của cơ thể. Móng tay khỏe mạnh sẽ có màu hồng do màu của các mạch máu phản chiếu qua móng. Đối với móng không bị tổn thương, bề mặt móng nhẵn, không gồ ghề, bám dính tốt vào chân móng, không có khe hở, độ dày của móng cũng vừa phải.
Móng tay cảnh báo các vấn đề sức khỏe khá chính xác. (Ảnh minh họa).
Khi móng tay mọc những đường lạ hoặc có màu sắc bất thường, bạn cần chú ý, bởi đó là tín hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể bất ổn. Một số dấu hiệu cơ bản thường thấy ở móng như sau:
Móng xuất hiện những sọc ngang màu trắng
Đường ngang xuất phát từ chân móng, có thể xuất hiện dạng vân, còn được gọi là đường Beau. Giám đốc một trung tâm da liễu chỉ ra, nếu móng tay có những đường kẻ ngang, có nghĩa là cơ thể đã gặp phải tình trạng bệnh, gây viêm nhiễm nặng. Ví dụ, một bệnh nhân mắc COVID-19 vừa bình phục phát hiện ra gần như tất cả 10 móng tay đều xuất hiện các sọc ngang. Trường hợp khác, một số trẻ mắc enterovirus (nguyên nhân gây bệnh viêm màng não nước) cũng có những sọc ngang ngón tay, sau khi khỏi bệnh.
Móng xuất hiện những sọc dọc, màu đậm... dọc thân móng
Sự xuất hiện của các đường thẳng đứng thể hiện sự lão hóa của móng tay. Sau tuổi 40 hoặc 50, móng tay dễ xuất hiện các đường thẳng đứng, thường được gọi đùa là nếp nhăn của móng tay.
Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bạn càng lớn tuổi, các đường dọc móng xuất hiện, móng của bạn cũng ẽ mọc chậm hơn, kết cấu ngày càng xấu đi, không còn bóng, mượt như khi bạn còn trẻ.
Móng xuất hiện những vết rỗ nhỏ
Nếu trên thân móng xuất hiện những lỗ rỗ như đinh gõ vào, bạn nên lưu tâm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc bệnh tuyến giáp, rụng tóc từng mảng, vảy nến...
Móng tay đổi màu
Các bệnh mãn tính như gan, thận, tim, phổi, đặc biệt là chức năng tim phổi của một người, khi có vấn đề, sẽ hiển thị trên nền móng tay, móng chân. Ví dụ, người hút thuốc lâu năm, móng tay sẽ không hồng mà chuyển sang màu trắng. Nếu móng tay trở nên trắng đục, hoặc móng tay khi bị ấn xuống có tốc độ trở lại sắc hồng chậm là dấu hiệu cơ thể đang mất an toàn, bạn nên đi khám sớm. Trong trường hợp toàn bộ móng trở nên trắng đục, phần móng trắng chiếm khoảng 80% lòng móng, tình trạng này có thể báo hiệu bệnh xơ gan, suy thận mãn tính và suy tim sung huyết.
Móng khỏe báo hiệu cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
Nếu móng bỗng có màu xanh lá cây, nhiều khả năng móng có thể bị nhiễm Pseudomonas aeruginos (trực khuẩn mủ xanh). Nguy hiểm hơn, nếu móng đỏ bầm, có thể bạn bị u mách máu hoặc các khối u lưỡi, vòm họng...
Nếu móng hóa vàng, có thể bạn bị suy dinh dưỡng lâu ngày, thiếu vitamin E và các nguyên tố vi lượng. Nó cũng có thể cảnh báo nguy cơ suy giáp, tăng caroten máu, hội chứng thận hư...
Móng tay xuất hiện những đốm/sọc đen
Nếu bạn bỗng có các mảng hoặc đường màu đen trên móng tay hoặc móng chân, bạn nên đi khám, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị ung thư tế bào hắc tố. Đây là căn bệnh ung thư da ác tính, với các mảng đen thường xuất hiện ở ngón tay và ngón chân, với tỷ lệ tử vong cao. Thông thường, các vết này rất dễ bị nhầm với các vết bầm tím. Tuy nhiên, trong khi vết bầm tan nhanh, vết đen này lại tồn tại lâu.
Móng tay có đốm trắng
Người ta thường cho rằng những đốm trắng trên móng tay báo hiệu việc bạn thiếu chất dinh dưỡng, tuy nhiên, thực tế, quan điểm này là sai lầm. Các đốm trắng trên móng tay không liên quan đến suy dinh dưỡng mà là do va chạm. Các vết va đập nặng có thể gây bầm tím, trong khi các vết sưng nhẹ, nông có thể gây ra các đốm trắng.
Móng tay dễ gẫy, bong tróc
Một lý thuyết phổ biến cho rằng móng tay dễ gãy do cơ thể bạn thiếu canxi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên khoa cho rằng điều này có thể báo hiệu bạn cần bổ sung nước, biotin... cho cơ thể.
Làm thế nào để móng luôn chắc khỏe?
Ngoài sử dụng dinh dưỡng hợp lý, giúp hệ móng luôn bóng, khỏe, bạn nên lưu ý hạn chế sử dụng hóa chất trực tiếp lên móng. Những người thường làm nail, đeo móng giả hay sử dụng chất tẩy sơn móng tay có thể dễ dàng làm cho móng mất đi độ bóng, do dung dịch tẩy sơn móng tay là dung môi hữu cơ, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm móng bị mất nước.
Bạn cũng nên thận trọng khi cắt tỉa móng tay. Nên cắt tỉa móng ngay sau khi tắm, vì lúc này móng sẽ mềm hơn. Khi cắt móng, không cắt ngắn quá để lộ rãnh móng. Khi cắt tỉa móng, nên cắt các cạnh của móng thành hình "vuông" thay vì hình tròn, điều này có thể làm giảm nguy cơ móng mọc ngược (móng quặp).
35 triệu một cân móng tay nhưng ai cũng tranh nhau mua chỉ vì lý do này Có ai ngờ được móng tay lại có công dụng tốt cho sức khỏe và được bán với giá vô cùng đắt đỏ như vậy. Bấm xem >>Sống khỏe
Từ khóa » Sọc đen Nhỏ Trên Móng Tay
-
Thấy đường Sọc Này Trên Móng Tay, Hãy đến Gặp Bác Sĩ Ngay Lập Tức
-
10 Dấu Hiệu ở Móng Tay Biểu Hiện Sức Khỏe Của Bạn, đừng Bỏ Lỡ!
-
Móng Tay Bị Sọc đang Cảnh Báo Sức Khỏe Bạn Có Vấn đề Gì? - Elipsport
-
Nổi Các Vạch đen Nâu Trên Móng Tay Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Móng Tay Có Sọc đen: Dấu Hiệu Cảnh Báo Sức Khoẻ Cần Lưu ý
-
Móng Tay Có Sọc: Nguyên Nhân Và Cảnh Báo - Toshiko
-
10 Dấu Hiệu Móng Tay Bất Thường Cảnh Báo Sức Khỏe - YouMed
-
16 Dấu Hiệu Móng Tay Có Sọc Bất Thường Chớ Chủ Quan
-
Móng Tay Có Sọc đen Nhỏ Là Bệnh Gì - Hỏi Đáp
-
Khi Móng Tay Có đường Kẻ Sọc đen, Uống Ngay Loại Thức ... - Webtretho
-
Móng Tay Có Sọc đen Là Bệnh Gì?
-
Khi Móng Tay Có đường Kẻ Sọc đen, Uống Ngay Loại Thức ... - CSTY
-
Top 9 Móng Tay Có Sọc đen Nhỏ Là Bệnh Gì 2022
-
Cách Chữa Trị Móng Tay Có Sọc đen?
-
Móng Tay Có Sọc đen Nhỏ Là Bệnh Gì?
-
Nếu Thấy Trên Móng Tay Xuất Hiện Sọc đen Này, Hãy đi Khám Ngay ...
-
Móng Tay Có Sọc đen Là Do Nguyên Nhân Gì Và Chữa Trị Thế Nào?
-
Biến Dạng Móng Và Loạn Dưỡng Móng - Rối Loạn Da Liễu