“Một Dân Tộc Dốt Là Một Dân Tộc Yếu”

Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (Trừ chiều thứ 2) Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h / Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h Thứ tư, 27/11/2024 Vi En Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (Trừ chiều thứ 2) Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h / Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tin tức-Sự kiện
    • Thông tin hoạt động
    • Mở cửa thư viện
    • Cảm tưởng
  • Tư liệu
    • Thông tin tư liệu
    • Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
    • Chuyên môn nghiệp vụ
    • Tư liệu ảnh
    • Tư liệu video
  • Trưng bày-Triển lãm
    • Trưng bày chuyên đề
    • Trưng bày bổ sung
    • Trưng bày online
  • Trao đổi
  • Điểm di tích
    • Khu di tích Phủ chủ tịch
    • Các điểm di tích chính
    • Cụm di tích Ba đình
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp quy
    • Liên hệ
    • Thăm quan không gian 3D
slider Phát triển kinh tế số
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tin tức-Sự kiện
    • Thông tin hoạt động
    • Mở cửa thư viện
    • Cảm tưởng
  • Tư liệu
    • Thông tin tư liệu
    • Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
    • Chuyên môn nghiệp vụ
    • Tư liệu ảnh
    • Tư liệu video
  • Trưng bày-Triển lãm
    • Trưng bày chuyên đề
    • Trưng bày bổ sung
    • Trưng bày online
  • Trao đổi
  • Điểm di tích
    • Khu di tích Phủ chủ tịch
    • Các điểm di tích chính
    • Cụm di tích Ba đình
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp quy
    • Liên hệ
    • Thăm quan không gian 3D
Trang chủ - Chủ tịch Hồ Chí Minh >> Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” 19 Tháng 09 Năm 2011 / 53790 lượt xem Phạm Hoàng Điệp Phòng Tuyên truyền- Giáo dục Hậu quả của chính sách ngu dân mà thực dân Pháp để lại sau hơn 80 năm đô hộ nước ta đó là hơn 95% người Việt Nam mù chữ. “Ngu dân” là một trong những phương pháp thâm độc mà chế độ thực dân sử dụng để cai trị nhân dân Việt Nam. Chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ bề lừa dối, bóc lột và đàn áp. Cái mà chúng gọi là khai hoá văn minh thực chất là đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc. Vì vậy, ngay sau khi giành được độc lập, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là tiêu diệt giặc dốt, nâng cao dân trí. Chính phủ lâm thời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kịp thời phát động một chiến dịch chống nạn mù chữ trong toàn dân, đồng thời xây dựng một chương trình hành động thiết thực nhằm tổ chức lại nền giáo dục nước nhà. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh nêu vấn đề giáo dục, chống giặc dốt là nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới. Ngày 8/9/1945, Người ký ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục đó là sắc lệnh về việc thành lập Nha Bình dân học vụ; sắc lệnh quy định mọi làng phải có lớp học bình dân và sắc lệnh cưỡng bức học chữ quốc ngữ không mất tiền. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”, Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”(1). Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào diệt giặc dốt nhanh chóng được triển khai. Các lớp bình dân học vụ mở ra ở khắp mọi nơi với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân. Kế hoạch đặt ra là trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam phải biết chữ quốc ngữ. Một đội ngũ đông đảo giáo viên và cán bộ bình dân học vụ tình nguyện tham gia phong trào. Họ công tác trong điều kiện vô cùng khó khăn thiếu thốn, nhưng với lòng nhiệt tình cách mạng và quyết tâm cao, họ đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ, hy sinh phấn đấu để mở mang tri thức cho đồng bào, xây dựng một nền văn hoá sơ bộ cho dân tộc. Hồ Chủ tịch đánh giá rất cao những cống hiến to lớn đó, Người viết thư cho anh chị em giáo viên bình dân học vụ: “Anh chị em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng tăm. Anh chị em là những người vô danh anh hùng. Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích. Một phần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em. Tôi mong rằng, trong một thời kỳ rất ngắn, lòng hăng hái và sự nỗ lực của anh chị em sẽ có kết quả rất vẻ vang: đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết. Cái vinh dự đó thì tượng đồng bia đá nào cũng không bằng”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Dốt thì dại, dại thì hèn; vì không chịu dại, không chịu hèn cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới”(3). Người kêu gọi đồng bào cả nước tích cực ủng hộ cho những “chiến sỹ trên mặt trận văn hoá” hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, để “trả lời cho thế giới biết nước ta là một nước văn minh ai cũng biết chữ”. Người chỉ rõ trong tình hình hơn 90% nhân dân mù chữ thì nhiệm vụ diệt giặc dốt cũng cấp thiết như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm. Bởi vậy, Người thường xuyên theo dõi một cách sâu sát mọi diễn biến của công tác xoá mù chữ trong từng địa phương. Người hiểu và thông cảm với những khó khăn trong công việc của anh chị em giáo viên cũng như của cán bộ Ban văn hoá địa phương. Người chủ trương: dù trong hoàn cảnh nào, thiếu thốn đến mấy cũng phải tìm mọi cách để mà học: Không có giấy thì viết vào cát, không có bút thì dùng lô tre... cả làng chung gạo nuôi một thầy giáo. Người đọc rất kỹ cuốn “Phương pháp và cách thức dạy vỡ lòng chữ quốc ngữ” do Nha bình dân học vụ xuất bản. Người đã tự tay viết vào cuốn sách dòng chữ: “Anh chị em giáo viên bình dân học vụ cố gắng đọc kỹ sách này rồi tận tâm dạy bảo đồng bào thất học, làm cho nạn mù chữ chóng hết. Thế là làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc”(4). Đều đặn hàng năm, Hồ Chủ tịch theo dõi tổng kết thành tích của công tác bình dân học vụ. Người quan tâm, tìm hiểu, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân, từ trẻ đến già trong việc học chữ. Tháng 2/1947, trong chuyến đi thị sát Thanh Hoá trở về qua đồn điền Chi Nê (Ninh Bình), Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm từng gia đình nông dân. Trong lúc hỏi chuyện, Người đặc biệt quan tâm đến việc học hành của các cháu nhỏ, Người vui vẻ khen ngợi những em nhỏ biết chữ, với những em còn chưa biết chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải học ngay và Người cho gọi một số thanh niên địa phương đến, trao trách nhiệm dạy học cho các em rồi hẹn khi nào Người quay lại thì ai nấy đều phải biết chữ. Khi biết các cụ phụ lão xã Nam Liên, huyện Nam Đàn- Nghệ Tĩnh đã có nhiều thành tích trong công tác diệt dốt, Hồ Chủ tịch đã gửi thư hoan nghênh các cụ kịp thời. Biết tin cụ Nguyễn Ban, 77 tuổi, xã An Tường, huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã học xong chữ quốc ngữ, Người viết thư khen ngợi có đoạn: “Bây giờ ở nước Việt Nam ta cụ 77 tuổi mới đi học, chắc tiếng thơm sẽ truyền khắp cả nước. Cụ thật xứng đáng với bốn chữ “lão đương ích tráng”. Cụ là một tượng trưng phúc đức của nước nhà. Các anh chị em bình dân học vụ có thể tự hào rằng mình đã có công với dân tộc”(5). Chỉ trong ba năm, từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1948 đã có gần 8 triệu người thoát nạn mù chữ. Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng, quyết tâm vượt mọi gian khó của các giáo viên và cán bộ bình dân học vụ. Công tác của họ càng khó khăn thêm bội phần khi cả nước phải tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Nhớ lời căn dặn của Bác Hồ “mỗi cán bộ phải là một chiến sĩ”, họ đã anh dũng chiến đấu hết mình trên mặt trận diệt giặc dốt. Tháng 7/1948, tại Hội nghị giáo dục toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Về bình dân học vụ, nhờ sự hy sinh cố gắng của nam nữ giáo viên đã có kết quả rất tốt đẹp. Bây giờ số đồng bào đã biết đọc, biết viết thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hoá phổ thông cho đồng bào”(6). Người cũng phân tích thêm rằng: Muốn giải thoát nạn mù chữ cho số đông nhân dân mà đại đa số là nông dân, thì phong trào bình dân học vụ phải đi sát quần chúng, cán bộ bình dân học vụ phải bàn bạc với quần chúng, áp dụng những phương pháp thích hợp với sinh hoạt của quần chúng, phải dựa vào quần chúng để đẩy phong trào lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên gửi thư khen các địa phương trong nước có thành tích tốt trong công tác bình dân học vụ. Trong những bức thư ấy, Người không quên nhắc nhở các giáo viên, cán bộ chớ nên tự mãn với kết quả đạt được mà phải luôn cố gắng hơn nữa, bởi vì công tác bình dân học vụ là một phong trào rộng rãi phức tạp mà lại phải tự lực cánh sinh là chính, học viên gồm nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau, khả năng tiếp thu cũng khác nhau nên đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, chịu khó, không được quan liêu mệnh lệnh. Người đề nghị khi đồng bào đã biết chữ thì phải có sách báo phù hợp với trình độ của đồng bào để họ xem, nếu không sẽ bị mù lại, cũng như phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hoá phổ thông của nhân dân. Người còn đề ra năm nội dung cơ bản cần được đưa vào chương trình giảng dạy là: “- Thường thức vệ sinh để dân đỡ ốm đau - Thường thức khoa học để bớt mê tín nhảm - Bốn phép tính để làm ăn có ngăn nắp - Lịch sử địa dư nước ta để nâng cao lòng yêu nước - Đạo đức công dân để trở thành người công dân đứng đắn”(7). Đạo đức công dân ở đây chính là lòng yêu nước, yêu đồng bào, yêu những người ruột thịt, đó là những ứng xử tốt đẹp với mọi người, là lối sống khiêm tốn, giản dị... được biểu hiện trong đời sống hàng ngày của mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu chương trình của bình dân học vụ cần phù hợp với những chính sách của Nhà nước. Nội dung dạy và học phải liên hệ thiết thực với hai nhiệm vụ chiến lược là củng cố hoà bình và thực hiện thống nhất đất nước. Xoá mù chữ là một công tác khó nhọc, âm thầm, không có tiếng tăm lừng lẫy nhưng thực sự là một công tác quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tiến bộ của một dân tộc, đến sự phát triển văn hoá xã hội như Hồ Chủ tịch đã từng nhận định: Thanh toán nạn mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, cho nên suốt đời Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Xoá mù chữ là một chủ trương sáng suốt mà Đảng và Hồ Chủ tịch đề ra ngay từ ngày đầu lập quốc. Đó được coi là bước khởi đầu cho việc nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân nhằm đưa đất nước đi lên theo kịp với sự phát triển của các nước tiến bộ khác trên thế giới. Hiện nay, công tác xoá mù chữ vẫn đang được tiến hành ở những vùng xa xôi hẻo lánh của đất nước, nơi còn có những người dân chưa biết chữ hoặc tái mù chữ do điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đời sống văn hoá tinh thần nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào miền núi, vùng xa, với đội ngũ cán bộ xoá mù chữ tự nguyện đầy nhiệt huyết, cả nước ta sẽ sớm thanh toán triệt để nạn mù chữ, thoả lòng mong mỏi của Bác Hồ kính yêu. Chú thích: 1, Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb CTQG, 1995, Tập IV, tr. 8 2, S.đ.d, Tập IV, tr. 220 3, S.đ.d,Tập VIII, tr.64 4, S.đ.d, Tập IV, tr. 234 5, S.đ.d, Tập V, tr. 674 6, S.đ.d, Tập V, tr. 462 7, S.đ.d, Tập V, tr. 489

Xem thêm

  • Đoàn đại biểu cấp cao Trung tâm Những người lao động Brazil thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 6/11/2024

    06/11/2024 / 693 lượt xem

  • Đoàn đại biểu Đội Cận vệ trẻ Đảng nước Nga thống nhất thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 5/11/2024

    05/11/2024 / 692 lượt xem

  • Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 30/10/2024.

    30/10/2024 / 685 lượt xem

  • Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 30/10/2024

    30/10/2024 / 680 lượt xem

  • Đoàn cán bộ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

    28/10/2024 / 684 lượt xem

  • Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024

    27/10/2024 / 924 lượt xem

  • Giáo sư Hoàng Tranh và đoàn cán bộ Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây thăm và làm việc với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 26/10/2024

    26/10/2024 / 37 lượt xem

  • Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực văn hóa, ngày 25/10/2024

    25/10/2024 / 31 lượt xem

  • Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 22/10/2024

    22/10/2024 / 31 lượt xem

  • Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương họp định kỳ với các bảo tàng, Khu Di tích trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch, 21/10/2024

    21/10/2024 / 29 lượt xem

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

“Lịch sử nước ta” với việc dạy và học lịch sử hiện nay Sự quan tâm chỉ đạo của Bác Hồ đối với chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng của Đảng trong chiến thắng Điện Biên Phủ Tình cảm sâu đậm của Bác Hồ với Việt Bắc Đoàn kết quốc tế trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hội nghị chính trị đặc biệt - Hội nghị Diên Hồng trong thời đại Hồ Chí Minh Xây dựng nền văn hóa mới sau Cách mạng Tháng Tám theo Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 và tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận diện những giá trị cốt lõi của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943

Xem nhiều nhất

Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Ái Quốc với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênnin “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, tất cả những điều tôi hiểu!”(1) Nguyễn Ái Quốc và Đại hội VII Quốc tế cộng sản Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản (Quốc tế cộng sản III) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân tại Hiến pháp 1946 “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm Thống kê truy cập Lượt truy cập: 20,108,302

Từ khóa » Một Dân Tộc Dốt Là Một Dân Tộc Yếu được Trích Từ Bài Viết