Một điện Trở Có Các Vòng Màu Theo Thứ Tự Cam Vàng Xanh Lục Kim ...

Câu hỏi: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự cam vàng xanh lục kim nhũ trị số đúng của điện trở là:

A. 34x102 KΩ ±5%. 

B. 34x106 Ω ±0,5%. 

C. 23x102 KΩ ±5%. 

D. 23x106 Ω ±0,5%

Lời giải

Đáp án đúng: C. 23x102 KΩ ±5%. 

Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự cam vàng xanh lục kim nhũ trị số đúng của điện trở là là 23x102 KΩ ±5%. 

Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự cam vàng xanh lục kim nhũ trị số đúng của điện trở là

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về điện trở nhé!

Mục lục nội dung I. Điện trở (R)II. Tụ điện.(C)III. Cuộn cảm (L)

I. Điện trở (R)

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu

a) Công dụng

Là linh kiện dùng nhiều nhất trong các mạch điện tử. Công dụng là hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện

b) Cấu tạo

Người ta thường dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.

c) Phân loại

Điện trở được phân loại theo:

   - Công suất: công suất nhỏ, công suất lớn

   - Trị số: loại cố định hoặc có thể thay đổi (biến trở - chiết áp)

   - Khi đại lượng vật lý tác động lên điện trở làm trị số của nó thay đổi thì được phân loại như sau: 

+ Điện trở nhiệt (thermistor) có hai loại:

• Hệ số dương: khi nhiệt độ tăng thì R tăng

• Hệ số âm: khi nhiệt độ tăng thì R giảm

   + Điện trở biến đổi theo điện áp (varixto): khi U tăng thì R giảm.

   + Quang điện trở: khi ánh sáng rọi vào thì R giảm.

Đơn vị: Ôm ( Ω )

    1 Kilô ôm (kΩ) = 103 (Ω) (viết tắt là 1K)

    1 Mêga ôm (MΩ) = 106 (Ω) (viết tắt là 1M)

II. Tụ điện.(C)

1. Công dụng, cấu tạo.

- Công dụng:ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.

- Cấu tạo:gồm hai vật dẫn đặt gần nhau , được ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi.

2. Phân loại, ký hiệu.

- Phân loại:các loại tụ điện phổ biết nhất là tụ giấy, tụ mi ca , tụ nilon, tụ dầu , tụ hóa.

- Trị số: là cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.

3. Đơn vị tụ điện: fara (F)

- Điện áp định mức: là trị số lớn nhất cho phép đặt lên tụ điện. 

- Dung kháng của tụ điện (Xc) là đại lượng cản trở dòng điện qua nó.       

Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự cam vàng xanh lục kim nhũ trị số đúng của điện trở là (ảnh 2)

III. Cuộn cảm (L)

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu

- Công dụng: Cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều và ngăn chặn dòng điện cao tần và khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ hình thành mạch cộng hưởng.

- Cấu tạo: Người ta dùng dây dẫn điện có vỏ bọc để cuốn thành cuộn cảm.

- Phân loại và kí hiệu: Tùy theo cấu tạo và phạm vi sử dụng người ta phân loại như sau: cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện

- Trị số điện cảm: cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách quấn dây.

+ Đơn vị đo là Henry (H), các ước số thường dùng là:

1 mili henry (mH) = 10-3 (H)

1 micrô henry (μH) = 10-6 (H)

- Cảm kháng của cuộn cảm ( XL): là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.

XL = 2πfL

+ Trong đó:

  • XL: Cảm kháng (Ω)
  • f: tần số dòng điện qua cuộn cảm (Hz)
  • L: trị số điện cảm của cuộn cảm (H)

- Nhận xét:

+ Nếu là dòng điện một chiều (f = 0), lúc này XL = 0 Ω. Cuộn cảm lí tưởng (r = 0) không cản trở dòng điện một chiều.

+ Nếu là dòng điện xoay chiều, tần số f càng cao thì XL càng lớn. Cuộn cảm đã cản trở dòng điện xoay chiều. Do đó, người ta còn gọi là cuộn cản cao tần hoặc cuộn cản chặn cao tần.

- Hệ số phẩm chất (Q): đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm. Đó là tỉ số của cảm kháng (điện kháng) với điện trở thuần (r) của cuộn cảm ở một tần số (f) cho trước:

Q = 2πfL / r

- Một đặc tính của cuộn cảm là luôn luôn chống lại sự biến thiên của dòng điện. Nếu dòng điện i đang chạy qua cuộn cảm đột ngột bị cắt thì cuộn cảm sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng.

eL= −L . (di / dt)

(dấu âm (-) thể hiện sức điện động cảm ứng luôn có chiều ngược lại với sự biến thiên của dòng điện sinh ra nó).

- Trong thực tế, khi cần thay đổi trị số điện cảm người ta cũng dùng cách mắc nối tiếp hoặc song song như cách mắc điện trở. Khi mắc nối tiếp, trị số điện cảm sẽ tăng lên. Khi mắc song song, trị số điện cảm sẽ giảm đi.

Từ khóa » điện Trở Có Các Vòng Màu Theo Thứ Tự