Một Góc Nhìn Về Hát Văn, Hầu đồng
Có thể bạn quan tâm
- Đường dây nóng: 024.3839.8987
- Thời sự
- Công tác Dân tộc
- Sắc màu 54
- Kinh tế
- Phóng sự
- Xã hội
- Gương sáng
- Pháp luật
- Khoa học - Công nghệ
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Trang địa phương
- Chuyên đề
- Media
- Thể thao - Giải trí
Sắc màu 54
- Tìm trong di sản
- Bản sắc và hội nhập
- Du lịch
- Ẩm thực
Tín ngưỡng thờ Mẫu hay tín ngưỡng thờ “Tam Phủ”, “Tứ Phủ” trong đó có nghi lễ hát văn, hầu đồng hiện nay được tôn thờ nhiều trong dân gian, tạo nên một bức tranh hết sức đa dạng và phong phú của đời sống văn hóa tâm linh mang bản sắc riêng của Việt Nam.
Tweet- 14-04-2020Gặp người hết lòng gìn giữ điệu hát then cổ
- 03-10-2018Phát triển loại hình du lịch tâm linh
Di sản văn hóa
Nghi lễ chầu văn trong đạo Mẫu, hay còn gọi là hầu đồng, hiểu một cách đơn giản là hình thức diễn xướng dựa trên cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời ca trau chuốt, cùng các nghi lễ nghiêm trang và hình thức múa để con người có thể giao tiếp với thần linh.
Khác với hát ca trù, quan họ cổ hay hát xẩm - hát chầu văn hầu thánh là sự kết hợp cả dân ca và dân vũ. Hình thức hát văn cũng rất phong phú, gồm hát thờ, hát thi, hát hầu (phục vụ hầu đồng, lên đồng) và hát nơi cửa đền. Để phục vụ nghi thức hầu bóng của các thanh đồng, nhiều địa phương phát triển đội hát văn, một số ca sĩ chuyên nghiệp và không chuyên cũng chuyển hướng đi sâu vào đề tài hát văn để mưu sinh.
Mỗi đội hát văn phục vụ hầu đồng có tới 5, 7 người, nhạc cụ để phục vụ hát văn rất phong phú; ngoài nhạc cụ cơ bản đàn nguyệt, trống, phách ra còn có sáo, tiêu, đàn thập lục, đàn nhị… Mỗi năm, không biết bao nhiêu các “vấn hầu” được tổ chức ở các cửa đền, cửa phủ to, nhỏ khác nhau theo điều kiện của từng cơ cánh nhà đồng.
Nhìn về góc độ văn hóa, “hầu bóng” là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam, trong đó có âm nhạc, văn học, vũ đạo, kịch câm, mỹ thuật… Chúng tôi đã có dịp thức trắng đêm để nghe và ghi lại nội dung các bài hát văn ở đền Suối Mỡ, huyện Lục Nam (Bắc Giang) thấy rằng, về cơ bản, các bài hát văn đều có nội dung ca ngợi đất nước, quê hương, đời sống mới, với những chất liệu âm nhạc đặc sắc, tươi vui, sống động được chắt lọc từ âm nhạc cổ truyền.
Một điều đặc biệt, các thanh đồng và cung văn không cần phải tập luyện để khớp với nhau mà hoàn toàn diễn theo ngẫu hứng. Có những giá hầu “bốc đồng” làm cho khán giả dự hầu cùng vỗ tay nhún nhảy vui nhộn như mình đang trong vai diễn. Chỉ một vuông chiếu làm sân khấu với những đạo cụ đơn giản như, đao, kiếm gỗ, mồi nến, quạt giấy, dải lụa, hương, nến… vậy mà hàng chục các bóng Quan lớn, Chầu bà, ông Hoàng, bà Chúa, Thánh Cậu, Tiên Cô được các thanh đồng thể hiện làm cho người dự lễ xem hầu bị mê mẩn hút hồn.
Một vấn hầu Thánh có thể xem là chương trình biểu diễn nghệ thuật tâm linh, trong đó diễn viên là thanh đồng, các nhạc công là cung văn. Những người tham dự “hầu” được thưởng thức một buổi văn nghệ, thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Ngoài ra, đi “hầu” ở nơi xa mọi người được thăm quan các danh lam thắng cảnh cho tinh thần thoải mái sau những ngày lao động vất vả.
Giữ gìn bản sắc
Để đánh giá khách quan về “hầu bóng” phải nhìn bằng góc độ văn hóa và khoa học, không nên nhìn phiến diện một chiều. Về giá trị tinh thần, mỗi lần tổ chức đi hầu Thánh, các “Đồng anh, Lính chị” trong cơ cánh nhà đồng có dịp được họp mặt, để cùng nhau dâng lễ gửi gắm nguyện ước của mình vào cõi tâm linh mong được giải hạn, trừ tai ương, cầu cho cuộc sống gặp vạn sự tốt lành. Đối với những cuộc tổ chức đi hầu ở cửa Mẫu được cùng nhau du ngoạn thăm quan các di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước; được trực tiếp nhận từ tay của bóng các bậc “thần tiên” ban cho “phẩm lộc”; được thưởng thức “văn nghệ tâm linh”.
Nghiên cứu về “hầu bóng”, phần lớn các nhà nghiên cứu đều công nhận đây là loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian cần được bảo tồn; nhưng cũng có những ý kiến cho rằng một số hình thức đã bị biến tướng thành mê tín dị đoan, nặng về vật chất. Một số người dân thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa đúng về tín ngưỡng thờ Mẫu và giá trị đích thực của nghi lễ “hầu bóng” nên bị lợi dụng. Việc hầu Thánh đôi khi đã trở thành miễn cưỡng, so sánh “hầu to, hầu nhỏ” làm mất đi tính thiêng và những giá trị văn hóa tốt đẹp vốn có, dẫn đến tốn kém, lãng phí. Đối với một số người làm nghề hát văn không còn giữ đạo như cổ xưa. Lời văn được sáng tạo thêm kiểu “mơi tiền” của các thanh đồng. Nếu giá hầu “ban khen, ban thưởng” nhiều thì văn hát càng “bốc”; ngược lại nếu Thanh Đồng nào hầu “khiêm tốn” thì văn thường bị… “mất điện”...
Để góp phần định hướng bảo tồn nghệ thuật hát chầu văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu và quản lý định hướng trào lưu sinh hoạt văn hóa tâm linh theo đúng đường lối của Đảng, ngành chuyên môn cần nghiên cứu biên soạn một số làn điệu cơ bản của hát chầu văn mời các nghệ nhân tham gia dạy trong trường văn hóa nghệ thuật. Tổ chức các câu lạc bộ ở một số địa phương có phong trào hát văn duy trì sinh hoạt thường xuyên. Tiếp tục duy trì liên hoan diễn xướng chầu văn tại lễ hội có truyền thống gắn với nghi lễ này.
Tổ chức các cuộc hội thảo, tuyên truyền để các tầng lớp Nhân dân hiểu đúng về tín ngưỡng thờ Mẫu để họ tự điều tiết các hành vi của mình trong niềm tin thờ Mẫu, hạn chế những hình thức mê tín, dị đoan. Tiếp tục sưu tầm nghiên cứu các bài hát chầu văn để bổ sung vào kho tàng văn hóa phi vật thể. Tổ chức các chuyên đề tập huấn để định hướng nhận thức giữ gìn văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc ta đối với những thầy bói, thầy cúng, cung văn...
“Cung văn đại thụ” trong làng chầu văn ở Hà Nội Tweet hát vănhầu đồngNghi lễ chầu văntín ngưỡng thờ Mẫu Ý kiến độc giả Gửi ý kiến độc giả Họ và tên Địa chỉ email Nội dung Mã bảo mật Nhập lạiGửi bình luận Có thể bạn quan tâm-
Rộn ràng Lễ hội Katê 2020 của đồng bào Chăm tại Bình Thuận
-
Đừng “núp bóng” di sản để trục lợi
-
Người giữ hồn nhạc lễ dân gian Chăm
Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber
Tuổi cao, sức yếu, đôi chân đã mỏi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng Nghệ nhân ưu tú Y Ber (dân tộc Ba Na – nhánh Jơ Lơng) ở làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn đang miệt mài giữ nghề làm gốm. Trăn trở lớn nhất của bà hiện nay là, nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na đứng trước nguy cơ thất truyền.Sống lại một hoàng cung
Những “di sản sống” ở buôn làng Tây Nguyên
Rộn ràng đón Tết cổ truyền của đồng bào Mông ở Sơn La
Y Yin - Người “kể chuyện” trên thổ cẩm Ba Na
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc với Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15
Chiều 6/1, tại Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương, cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm, làm việc với Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng).- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Công an tỉnh Bình Phước
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
Tiêu điểm
-
Tím màu hoa Mua trên nông trường trà Ô long
-
Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Yên Bái
-
Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới
-
Pu Hao mừng đón năm mới
-
Xuân sớm ở Khu tái định cư Đồng Tâm
-
Làng nghề gốm Bàu Trúc vào Tết
-
Mùa chép đỏ
Trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba - năm 2025
Y Yin - Người “kể chuyện” trên thổ cẩm Ba Na
Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học chữ Chăm
Sơn La: Khởi tố các đối tượng cho vay lãi nặng gần 200%/năm
Pháp luật - Cao Thiên - 20:24, 06/01/2025 Ngày 6/1/2025, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (PC02) Công an tỉnh Sơn La thông tin, đơn vị đã khởi tố 2 vụ án, 2 bị can về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, tại địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La).Quảng Ngãi: Lan toả phong trào hiến đất ở miền núi
Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 20:21, 06/01/2025 Từng tấc đất thấm đẫm mồ hôi khai hoang, cải tạo thành đất sản xuất; nhưng nhiều gia đình ở các huyện miền núi Quảng Ngãi đã không ngần ngại, hiến hàng nghìn mét vuông đất để làm đường giao thông, góp phần tạo cho bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh thêm phần khởi sắc.Điện Biên: Tạo sinh kế và trao quyền cho phụ nữ DTTS
Kinh tế - Thuỳ Giang - 20:20, 06/01/2025 Được sự động viên, hỗ trợ của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh, 4 chị em người dân tộc Thái ở bản Na Luông, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã mạnh dạn khởi nghiệp và tạo nên thương hiệu “Café Chị Em”. Đến nay, thương hiệu “Café Chị Em” đã có doanh thu từ 500 - 700 triệu đồng/năm.Sống lại một hoàng cung
Sắc màu 54 - Tiêu Dao – Team Di sản Huế - 20:19, 06/01/2025 Sau đợt đại trùng tu, bằng tư duy của các nhà bảo tồn di sản cùng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, điện Thái Hòa - kiến trúc và văn hóa của triều đại nhà Nguyễn đang được “thay áo mới” bằng những hoa văn cũ. Những công trình nguy nga tráng lệ đang nâng bước cho TP. Huế hướng tới sự phát triển mới.Nhà giáo trẻ Ma Minh Anh: “Mỗi danh hiệu là một sự nhắc nhở để nỗ lực hơn”
Giáo dục - Mỹ Dung - 20:16, 06/01/2025 Trong một ngày cuối tháng 12, chúng tôi tìm gặp cô giáo Ma Minh Anh, dân tộc Tày, giáo viên Trường THCS và THPT Hoành Mô. Đây là một trong 3 giáo viên của tỉnh Quảng Ninh vinh dự nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.Video
Tím màu hoa Mua trên nông trường trà Ô long
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 6/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ V. Tím màu hoa Mua trên nông trường trà Ô long. Người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Pu Hao mừng đón năm mới
Xuân sớm ở Khu tái định cư Đồng Tâm
Làng nghề gốm Bàu Trúc vào Tết
Mùa chép đỏ
Những “di sản sống” ở buôn làng Tây Nguyên
Sắc màu 54 - Ảnh: Hà Hữu Nết, lời dẫn: Sông Lam - 20:14, 06/01/2025 Lâm Đồng là vùng đất phía Nam Tây Nguyên, tập trung đông đồng bào các DTTS sinh sống. Vùng đất này chứa đựng những trầm tích văn hóa phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ như: Cơ Ho, Chu Ru, Mạ, Mnông, Raglay, Xtiêng... với các nghi lễ, lễ hội truyền thống, các phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc...Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber
Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 20:12, 06/01/2025 Tuổi cao, sức yếu, đôi chân đã mỏi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng Nghệ nhân ưu tú Y Ber (dân tộc Ba Na – nhánh Jơ Lơng) ở làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn đang miệt mài giữ nghề làm gốm. Trăn trở lớn nhất của bà hiện nay là, nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na đứng trước nguy cơ thất truyền.Quảng Ninh: Làng hoa, cây cảnh rộn ràng vào vụ Tết
Trang địa phương - Mỹ Dung - 20:10, 06/01/2025 Còn hơn 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân tăng cao. Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào đầu tháng 9 vừa quá, thời điểm này các làng hoa, cây cảnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rộn ràng, tất bật sẵn sàng cho vụ hoa Tết.Nghệ nhân trẻ với những cây mai bosai nghệ thuật
Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 20:09, 06/01/2025 Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “thủ phủ mai vàng miền Trung”. Chính vì thế, trên mảnh đất này có nhiều nghệ nhân dồn tâm huyết để tạo ra những tác phẩm mai đẹp, độc đáo và có giá trị cao. Điển hình như anh Ngô Mạnh Tuân (39 tuổi) ở thôn Trung Định, xã Nhơn An. Anh Tuân thành công với cây mai bonsai nghệ thuật.Lào Cai: Huyện Bát Xát gặp mặt Người có uy tín nhân dịp đầu năm mới
Người có uy tín - Trọng Bảo - 20:06, 06/01/2025 Ngày 6/1, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt, cung cấp thông tin và biểu dương đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn nhân dịp đầu năm mới 2025. Xem thêm- Tìm từ khóa
- Tìm tác giả
Đọc nhiều
-
Sơn La: Khởi tố các đối tượng cho vay lãi nặng gần 200%/năm
-
Quảng Ngãi: Lan toả phong trào hiến đất ở miền núi
-
Điện Biên: Tạo sinh kế và trao quyền cho phụ nữ DTTS
-
Sống lại một hoàng cung
-
Nhà giáo trẻ Ma Minh Anh: “Mỗi danh hiệu là một sự nhắc nhở để nỗ lực hơn”
-
Những “di sản sống” ở buôn làng Tây Nguyên
-
Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber
-
Quảng Ninh: Làng hoa, cây cảnh rộn ràng vào vụ Tết
-
Nghệ nhân trẻ với những cây mai bosai nghệ thuật
-
Lào Cai: Huyện Bát Xát gặp mặt Người có uy tín nhân dịp đầu năm mới
- Thời sự
- Công tác Dân tộc
- Sắc màu 54
- Kinh tế
- Phóng sự
- Xã hội
- Gương sáng
- Pháp luật
- Khoa học - Công nghệ
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Trang địa phương
- Chuyên đề
- Media
- Thể thao - Giải trí
BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN
Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam - Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam Giấy phép xuất bản báo chí điện tử số 468/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/10/2020.
Tổng Biên tập: Lê Công Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Phong, Bùi Thị Hạ
Tòa soạn: Số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 0243.839.8987 - Fax: 024.3767.4765 Liên hệ quảng cáo: 0911.249.766
Văn phòng thường trú
Tây Bắc: Số 581 Hoàng Liên, phường Kim Tân, TP. Lào Cai - Điện thoại: 020.382.3665. Tây Nguyên: Số135 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk. Tây Nam bộ: Số 18 Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ - Điện thoại: 0292.381.9293. Tây Duyên hải - Miền Trung: Số 220 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Quy Nhơn, Bình Định - Điện thoại: 0931.613.868. Đông Bắc: Số 58, tổ 84, khu 8, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Điện thoại: 0904.552.567.
© Ghi rõ nguồn “baodantoc.vn” khi sử dụng lại thông tin từ trang nàyTừ khóa » Hát Xẩm Lên đồng
-
Nghệ Sĩ Lên đồng Hát Xẩm Phản đối Trung Quốc Xâm Lấn Biển đông
-
Hầu đồng 5 Giá Chầu đặc Sắc Nhất 2017 Hát Văn Hoài Thanh Hay Nhất
-
Cô đôi Thượng Ngàn Hay Nhất 2020 - Hát Văn Hầu đồng - YouTube
-
Hát Văn Hầu Đồng 2021 | Chúa Đệ Nhất Tây Thiên - YouTube
-
Chầu Văn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hát Xẩm đồng Hành Với Thời Cuộc
-
Vụ Bé Gái 8 Tuổi Bị Bạo Hành Tử Vong: Hát Xẩm Lên án Tội ác
-
Thi Hát Chầu Văn - Nét đẹp Văn Hóa Trong Lễ Hội Phủ Dầy
-
Hát Xẩm Trên TikTok, YouTube: Thích ứng Với đời Sống đương đại
-
Hư Thực Hầu đồng: 'Mối Tình' Tay Ba
-
Bảo Tồn Hát Xẩm Hà Nam
-
Cô đồng Mai Thu Thủy Và Câu Chuyện Lan Tỏa Những Giá Trị Văn Hóa ...
-
Bảo Tồn Và Phát Huy Hát Xẩm Trong Cuộc Sống Hôm Nay