Một Năm Ngày Mất Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội đang tiễn những ngày lãng đãng cuối thu. Nắng vàng hanh hao, không gian lắng đọng khiến bất cứ ai thả hồn mình vào lòng Hà Nội đều ngậm ngùi nhớ đến tháng 10 của một năm về trước.
Mùa thu năm ngoái, cả dân tộc nén giọt lệ đau thương tiễn đưa Người - vị anh hùng dân tộc, vị tướng huyền thoại - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một năm đã qua đi, nhưng cảm xúc những ngày quốc tang của một năm về trước vẫn vẹn nguyên, vẫn dâng đầy nỗi niềm tiếc thương đối với một con người “sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó.”
"Ôi! Vẫn biết phút giây này sẽ đến
Mà làm sao tim vẫn nghẹn nên lời
Vị tướng tài bao triệu người quý mến
Trái tim Người ngừng đập... Việt Nam ơi!"
(Hàng triệu người tự cài lấy băng tang - TS Lê Thống Nhất)
18h09 phút ngày 4/10 của mùa thu năm đó, tin Đại tướng đã trút hơi thở cuối cùng đột ngột đến tai hàng triệu người dân, triệu trái tim cả nước như ngừng đập. Đêm lịch sử đó, không ai bảo ai, hàng trăm bạn trẻ tập trung trước cổng căn nhà số 30 Hoàng Diệu, thắp nến tưởng nhớ Người. Ngày thu năm đó, đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi giữa hàng vạn đồng bào, những giọt nước mắt đau thương lăn dài trên má, có tiếng nấc nghẹn ngào, có tiếng khóc "Cha ơi", "Bác ơi" xé ruột gan.
Người già đau nỗi đau mất đi vị tướng tài từng vào sinh ra tử, chiến đấu vì non sông, vì đất nước. Người trẻ đau nỗi đau mất đi một chứng nhân lịch sử, một tượng đài vĩ đại, một người viết nên câu chuyện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Người già khóc cạn nước mắt tiếc thương. Người trẻ chỉ quay đi, giấu những giọt lệ vừa trào ra nơi khóe mắt. Để rồi ngay lập tức những hàng dài nối nhau trong màu áo xanh tình nguyện, áo cờ đỏ sao vàng,... nắm chặt lấy tay nhau. Người làm hàng rào bảo vệ, người dẫn đường, người mang bánh mì, mang nước tới cho hàng vạn đồng bào đang xếp hàng dài hàng kilomet. Có lẽ cũng chưa bao giờ, chưa khi nào, những người trẻ Việt Nam mới đau chung một nỗi đau và xích lại gần nhau đến thế.
Một năm rồi, căn nhà số 30 Hoàng Diệu vẫn im lìm giữa chốn phồn hoa như vốn dĩ. Những hàng cây vẫn rì rào kể cho nhau nghe câu chuyện về một người dành cả cuộc đời cho đất nước. Đại tướng đã ra đi, nhưng tấm lòng của Người vẫn ở lại nơi đây, hình ảnh Người vẫn trường tồn với thời gian, với không gian, với nhân dân Việt Nam nhiều thế hệ.
Cùng nhìn lại những hình ảnh không thể quên:
Nỗi xót xa, bàng hoàng của nhân dân khi biết tin Đại tướng đã qua đời. Những giọt nước mắt đau thương đã rơi trước cánh cổng số 30 Hoàng Diệu. (Ảnh: Vũ Anh Hiếu)
Người ta chẳng thể đếm được có bao nhiêu người đã khóc, bao nhiêu giọt lệ rơi trước nỗi đau mất đi một người thân - người Đại tướng của nhân dân. (Ảnh AFP)
Hàng vạn người xếp hàng dài, không quản ngại nắng nóng, chỉ chờ tới lượt được vào viếng Đại tướng. (Ảnh: Internet) Ai cũng biết phút giây này rồi sẽ đến, nhưng sao vẫn nghẹn ngào, vẫn tiếc nuối, xót xa... "Chẳng có thước đo nào chính xác bằng lòng người" - Có tận mắt chứng kiến những giọt nước mắt khóc thương Đại tướng mới thấy được tình cảm mà nhân dân dành cho Người lớn lao đến mức nào. (Ảnh: Zing) Em bé ngủ gật trên lưng bố, tay vẫn cầm ảnh Đại tướng. Đối với các em, có lẽ ít bé biết Đại tướng là ai, đã lập được những chiến công gì, cũng chưa được học những bài học về Đại tướng, nhưng nhìn những u sầu trên gương mặt của người thân, chắc rằng các bé cũng đã hiểu được phần nào vị trí của Đại tướng trong tim người thân của mình nói riêng, người dân Việt Nam nói chung. (Ảnh: Zing). 12h trưa ngày 11/10/2013, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, lễ treo cờ rủ đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, đánh dấu bắt đầu 2 ngày quốc tang. Ảnh: Zing. Ảnh: Internet. Những người thương binh đã để lại một phần thân thể nơi chiến trường cũng tới để tiễn "anh Văn" về nơi an nghỉ. (Ảnh: Kiên Nguyễn) Một phụ nữ đã không nén nổi đau thương khi theo dõi lễ truy điệu Đại tướng qua màn hình lớn. (Ảnh: Zing) Người trẻ đau nỗi đau mất đi một chứng nhân lịch sử, một tượng đài vĩ đại, một người viết nên lịch sử (Ảnh: Vũ Anh Hiếu). Ảnh: Kiên Nguyễn Xe chở linh cữu của Người qua Lăng Bác. Sinh thời, Đại tướng chính là người học trò xuất sắc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Internet) Một bức ảnh lay động hàng triệu trái tim, được chụp lại tại góc đường Xuân Thủy. Hàng vạn, hàng vạn người hướng ánh mắt, trái tim về linh xa chở linh cữu của Đại tướng, khóc gọi "Cha ơi", "Bác ơi", "Đại tướng ơi" khiến bất cứ ai nghe thấy cũng đau đến thắt lòng. Ảnh: Dũng Phạm. Dành cả cuộc đời cho đất nước, giờ đây khi về với cát bụi, người lại trở về với lòng đất mẹ Quảng Bình yêu thương. Hàng vạn người dân Quảng Bình đã tập trung tại Vũng Chùa - Đảo Yến để tiễn đưa người lần cuối. (Ảnh: Lâm Khánh). Vĩnh biệt người, Đại tướng! (Ảnh: Zing).Người đã đi xa, nhưng tấm lòng của Người vẫn ở lại nơi đây, hình ảnh Người vẫn trường tồn với thời gian, với không gian, với nhân dân Việt Nam nhiều thế hệ. Bài: Quỳnh Chi; Clip: Kiên Nguyễn
Từ khóa » đại Tướng Võ Nguyên Giáp Mất Vào Ngày Nào
-
Quốc Tang Võ Nguyên Giáp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Qua đời - VnExpress
-
Võ Nguyên Giáp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tóm Tắt Tiểu Sử Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Từ Trần - Báo Tuổi Trẻ
-
Kỷ Niệm 110 Năm Ngày Sinh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
-
Kỷ Niệm 5 Năm Ngày Mất Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (4-10-2013
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: Tấm Gương Trọn đời Vì Nước, Vì Dân
-
VTC14_Tròn Hai Năm Ngày Mất đại Tướng Võ Nguyên Giáp - YouTube
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
-
Phản ứng Sau Tin Tướng Giáp Qua đời - BBC Vietnamese
-
Kỷ Niệm 110 Năm Ngày Sinh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Diễn Ra ...
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Qua đời, Thọ 103 Tuổi - VOA Tiếng Việt
-
Đại Tướng Của Nhân Dân – Nhà Quân Sự Lỗi Lạc Của Dân Tộc Việt Nam