Một Ngày Nào đó, Thử Nước Bọt Có Thể Thay Thế Thử Máu ở Bệnh Nhân ...

Các nhà nghiên cứu cho biết: Một loại cảm biến mới dành cho bệnh nhân tiểu đường đang được phát triển để đo lượng đường trong cơ thể thông qua nước bọt thay vì máu.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Brown, R.I đã sáng chế cảm biến này và thử nghiệm nó thành công với nước bọt nhân tạo. Bằng cách dùng nguồn sáng, kim loại, một loại enzyme đặc biệt sẽ đổi màu khi tiếp xúc với lượng đường trong máu.

Đồng nghiên cứu, Giáo sư về hóa học và y khoa Tayhas Palmore cho biết:

  • Mọi người đều biết rằng bệnh nhân đái tháo đường trích máu từ ngón tay để kiểm tra lượng đường huyết, và họ phải kiểm tra nhiều lần trong ngày.
  • Chúng tôi đang tìm kiếm một khả năng khác, và nhận thấy nước bọt là chất lỏng khác của cơ thể có thể được dùng để thử nghiệm.

Bác sĩ Joel Zonszein, Giám đốc Trung tâm tiểu đường lâm sàng tại Trung tâm Y khoa Montefiore, New York cho biết:

  • Ý tưởng này được hoan nghênh. Mọi người đang cố gắng tạo ra một ý tưởng khác trong việc làm thế nào để đo lường lượng đường trong máu mà không cần chích ngón tay.
  • Tuy nhiên, loại cảm biến này chưa thể có sớm. Theo Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ, quá trình chính sẽ phải mất một thời gian dài. Và chúng ta phải biết được cảm biến này dùng ở người sẽ chính xác ra sao, đặc biệt là mẫu nước bọt có thể ô nhiễm khi chúng ta ăn uống.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ: Để kiểm tra đường máu, hay nồng độ glucose, những bệnh nhân tiểu đường (đặc biệt là những bệnh nhân cần insulin) phải trích máu từ ngón tay.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Brown nhận ra rằng nước bọt cũng chứa glucose, mặc dù lượng gluco này thấp hơn nhiều.

Giáo sư Palmore cho biết:

  • Thiết bị mới có ánh sáng tiếp xúc mẫu thử, được đặt trên một bề mặt kim loại để đo lượng đường trong mẫu. Khi nguồn sáng "tiếp xúc" với mẫu và có sự tương tác của một loại enzyme đặc biệt thì khi đó sẽ phản ứng với đường trong nước bọt.
  • Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm cảm biến trên nước bọt nhân tạo để xem nó hoạt động ra sao để không có biến chứng tiềm ẩn trước khi đưa nó vào thử nghiệm với nước bọt thực sự. Chẳng hạn như, thực phẩm hay đồ uống có thể làm thay đổi kết quả. Các cảm biến có thể phát hiện lượng đường với độ chính xác cao.
  • Bước tiếp theo là thiết kế thiết bị nhỏ gọn để phù hợp với bàn tay của bệnh nhân. Cần phải thử nghiệm thiết bị với nước bọt thực sự, và tìm kiếm các nguồn sáng không tốn kém. Giáo sư Palmore cho biết các nhà nghiên cứu cũng đang tìm nhiều cách để đo lường nồng độ insulin trong cơ thể.
  • Cần dùng nước súc miệng trước khi thử nghiệm mẫu nước bọt. Làm sạch miệng giúp loại bỏ thực phẩm hoặc các chất ô nhiễm khác có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

Bác sĩ Zonszein nói thêm rằng: Ý tưởng của việc tìm kiếm giải pháp thay thế là tốt. "Tuy nhiên, để áp dụng được từ phòng thí nghiệm đến thử nghiệm trên người vẫn còn rất xa"

Tổng hợp tài liệu và dịch:Ban Thông tin Đào TạoHiệu đính: Bs. CKI Nguyễn Thị Ngọc Dung - Giám Đốc Y Khoa - Trung Tâm Y Khoa Phước AnMã tài liệu: 16031503(*)

Cùng chủ đề

  • mất ngủ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
  • bệnh vảy nến làm gia tăng nguy cơ không thể kiểm soát huyết áp
  • hấp thụ quá ít vitamin d có thể đẩy nhanh sự suy giảm về trí não
  • nước ngọt dành cho người ăn kiêng không như mong đợi - vẫn làm tăng kích thước vòng eo
  • 5 lý do nên thêm chuối vào thực đơn

Từ khóa » Tốn Nước Bọt