Một Nghệ Thuật Sống By Thu Giang, Nguyễn Duy Cần - Goodreads

Jump to ratings and reviewsWant to readBuy on AmazonRate this bookMột nghệ thuật sống

Thu Giang

4.30Want to readBuy on AmazonRate this bookTác phẩm Một nghệ thuật sống nêu lên những quan niệm về cuộc sống và cách sống: sống là gì, lẽ sống của con người, nhận biết chân giá trị của sự vật, hành động để giải thoát…Tác giả không tập trung khai thác, phân tích tâm lý con người như những sách nghệ thuật sống, rèn luyện nhân cách phổ biến hiện nay. Ông cũng không lên gân, dạy dỗ phải làm điều này điều nọ để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Tác giả hướng người đọc đến việc nhận thức được giá trị sự vật như nó vốn có, hiểu được bản ngã của mình để hành động phù hợp với hoàn cảnh. Để trở nên một con người hoàn toàn, theo tác giả, con người cần phải làm hai điều: cải tạo cá nhân và cải tạo xã hội.Đây cũng là chủ đề xuyên suốt trong các chương của cuốn sách.
    GenresPhilosophyNonfictionSelf Help

117 pages, Paperback

First published January 1, 1960

Book details & editionsLoading interface...Loading interface...

About the author

Profile Image for Thu Giang.

Thu Giang

11 books9 followers

Ratings & Reviews

What do you think?Rate this bookWrite a Review

Friends & Following

Create a free account to discover what your friends think of this book!

Community Reviews

4.305 stars129 (44%)4 stars125 (42%)3 stars32 (10%)2 stars5 (1%)1 star0 (0%)Search review textFiltersDisplaying 1 - 30 of 67 reviewsProfile Image for Rosie Nguyễn.Rosie NguyễnAuthor 7 books6,298 followersMarch 28, 2018Một quyển sách nhỏ mà khá nặng đô, chứa đựng những tư tưởng mà có lẽ phải có chút trải nghiệm, trải qua gian khổ thì mới hiểu thấm hơn được.Rất thấm những quan điểm như: - Sống là chiến đấu. Chiến đấu với ngoại cảnh, với những gì có thể làm trở ngại cho đời sống tự do theo bản tính của mình. Chiến đấu với nội tâm để tìm lại cái quân bình của tâm trí. Nên bước đầu tiên trên con đường sống là luôn luôn hữu tâm, trong từng mảnh mún hành vi của mình. - Mình là cây hường thì mình sống theo cái sống của cây hường, tới chỗ toàn thiện toàn mỹ của cây hường. Đừng có dòm ngó cái sống hay cái đẹp của cây huệ mà bắt chước.- Không ai giải thoát ai được cả, nếu không phải chính mình giải thoát cho mình. Người giúp kẻ khác giải thoát, như vầng thái dương giúp hoa được nở, những hoa nào đến thời kỳ nở, chứ không cưỡng lại tự nhiên. Chứ không phải như người nông phu muốn cho lúa lớn, bèn nhớm gốc lên cho lúa cao thêm, thành ra lúa chết cả. Làm nghĩa và biết làm nghĩa là hai lẽ khác xa nhau, cũng như yêu và biết yêu vậy. Có tâm mà không có trí nguy hại khôn lường. - Người ta thường phải cứ sẵn sự hiểu biết trong lòng rồi, mới nghe đặng lời nói của kẻ khác cùng hiểu biết như ta.- Đem điều mình ưa thích để chống lại điều mình không ưa thích, đấy là căn bệnh trầm trọng nhất của tâm hồn.- Nếu mỗi người đều biết lo cho mình, lo tới chỗ thật biết, thật hiể, thì không cần phải ai lo cho ai nữa mà thiên hạ sẽ được thái bình, nhân dân hạnh phúc.Chao ôi, sự học là sự cả đời, cố mà học cả đời chẳng biết khi mô mới đủ xách dép cho cụ.Profile Image for Vui Lên.Vui LênAuthor 1 book2,710 followersNovember 13, 202113/11/2021 Đọc lại lần thứ 4, tăng thêm 0.25 thành 4.25.Lần đọc này thấy rõ hơn được tư tưởng của bác, liên kết tốt hơn với những tác phẩm khác của bác mà mình từng đọc. Năm ngoái đọc để làm booktalk, thấy cũng ưng. Năm nay đọc để làm video, thấy cũng ưng hơn một phần. Sẽ có video nói kĩ trên kênh Vui Lên cho bạn nào hứng thú với cuốn này nhe.------Sách mỏng nhất nhưng cũng thuộc hàng nặng đô nhất của bác Thu Giang Nguyễn Duy Cần.Rất nhiều triết lí hay để sống một cuộc đời bình an. Tập trung vào bên trong hơn là chạy ào ào ra bên ngoài.Bạn nào đọc chủ nghĩa khắc kỷ xong rồi thì nên chọn cuốn này để tiếp tục đà triết học nhen.
    philosophy
Profile Image for Thai Son.Thai Son198 reviews58 followersNovember 19, 2016Đọc lướt, quote một đoạn "Con gà con lúc chưa nở thì cái vỏ bao ngoài là cần thiết, rất có ích cho sự sinh tồn của nó. Đến khi nó đã tới thời kỳ nở, thì cái vỏ bao ngoài bấy giờ sẽ trở thành một trở nại cho sự sống của nó: phải phá tan cái vỏ ấy đi. Lúc đó chưa tới thời kỳ nở, nếu mình lại vô tình dụng tâm đập phá quá sớm cái vỏ bọc ngoài của nó tức là làm hại nó, chứ đâu phải giúp nó. Xã hội văn minh nào cũng vậy: hễ hợp thời thuận cảnh và thích ứng với tâm hồn trí não của dân tộc là phải, mà không hợp thời thuậ cảnh, không thích hứng với tâm hồn trí não của dân tộc là quấy. Tìm thấy được chỗ hợp thuận ấy đâu phải là việc dễ dàng. Đó là phận sự của những cá nhân đã tìm được cái sống của mình, họ tìm lấy những phương pháp tổ chức xã hội văn minh thuận lời cho xã hội của họ thôi." "Những cá nhân chưa tìm ra cái sống thật của mình, chưa sống cái sống của mình, nghĩa là những kẻ chưa giải thoát... mà ra trị đời hay giúp người là làm hại đời, hại người vậy.Vấn đề cá nhân bao giờ cũng phải đi trước vấn đề xã hội vậy"Quyển này, cũng như bao sách khác của bác Cần, đều khá hay vì cái giọng văn đanh thép và vẫn tỉ mẩn dịu dàng này. Nhưng có lẽ bây giờ đã không còn là lúc những quyển như thế này hợp với mình nữa, vì cái con người mà bác thể hiện trong quyển này, là một người vẫn bám vào một cái xã hội, một cái sự "giải thoát". Này, nhưng mà nếu xã hội này chỉ có những mảnh giá trị vuông vức và tròn trịa như bác nói, và không có cả một thế giới ngầm trốn sau từng cánh cửa, từng nốt nhạc trên cái xe taxi kia, từng hạt bụi trong điếu thuốc này, thì có lẽ bác đúng. Sự đặt nặng cá nhân của bác làm con người ta ảo tưởng về sự cô đơn của mình. Ừ, đúng, hãy kết nối với mình đi, nhưng để rồi thấy mình cũng không hẳn là "mình" cho lắm, và vì vậy cũng sẽ không cần phải trước và sau. Rồi ta vẫn phải bước lên để thay đổi xã hội, theo những thực tế cá nhân của mình, và thực tế này chưa chắc đã đúng, chưa chắc đã universal, nhưng đó là tất cả những gì ta có. Quấy hay không quấy, xin hãy dừng việc phán xét lại, và bao dung hơn một chút, có được không hả bác Cần-trong-sách-này? (vì bác Cần thật bây giờ, hoặc thậm chí là lúc viết quyển sách, có khi lại nghĩ khác, và bác chỉ trêu đùa với những người đọc như tớ mà thôi. Hehe.
    vietnamese
Profile Image for Thiên Di.Thiên Di76 reviews57 followersAugust 19, 2021Vẫn tự lâu khâm phục công phu tự học tuyệt vời của cụ Thu Giang. Cụ là một trong những trí thức miền Nam mình thích từ xưa đến nay. Cuốn này tuy nhan đề vậy thôi nhưng không có kiểu lên gân như các sách self-help thường thấy. Cuốn sách hướng con người tìm về bản thân mình, thấu hiểu và chấp nhận nó. Sách hướng người đọc về chính mình - bồi dưỡng nhân cách bản thân không ngừng. Đó là một quá trình mà mình luôn mong mỏi phấn đấu.
    philosophyvietnamese
Profile Image for Trang Xu.Trang Xu91 reviews47 followersNovember 27, 2023Có thể mọi người sẽ tò mò tại sao mình lại chọn đọc 1 cuốn đáng đọc chậm và suy ngẫm thế này trong 1 sitting. Bởi vì mình cần nó, cuốn sách đưa cho mình những câu từ mình cần đọc và lắng nghe dù thật ra có nhiều chỗ mình cũng lấn cấn (nhưng chị cụ nói khi thấy vậy thì mới là đang tư duy phản biện).Mình có cảm giác công việc đi dạy là phục vụ người khác, lắm lúc cảm thấy có nghĩa vụ phải làm hài lòng rất nhiều các bên liên quan (ko chỉ đơn thuần chỉ là học sinh mình dạy) khiến mình cảm thấy mình đang sống theo những giá trị đặt ra của người khác thay vì của mình.Mình đi dạy ngôn ngữ nhưng đang gặp chút khủng hoảng vì mình thấy hóa ra mình ko giỏi ngôn ngữ đến thế và bản thân mình coi nó chỉ như 1 medium, mình hiểu và đồng thời cũng ko hiểu tại sao với 1 suy nghĩ học sinh mình phải chọn 1 cách diễn đạt với các từ ngữ cao sang dù ý và lập luận cũng chỉ có vậy. Mình chắc chắn sẽ đi theo giáo dục nhưng hiện phải dành nhiều thời gian nhìn vào bên trong chính mình để tìm ra con đường giáo dục mà mình muốn theo đuổi.Hôm trước có 1 video quay mình làm mock test up lên youtube nhận đc 1 comment của ai đó ghi hình như cô phát âm sai từ pronunciation và chỉ vậy mình đi tong 1 giấc ngủ ngon. Những lời của cụ Nguyễn Duy Cần giúp mình bình tĩnh lại và trở nên Khắc Kỷ hơn. Mình ko nghĩ cụ theo chủ nghĩa nào cụ thể, mình chỉ thấy trong cuốn Nghệ Thuật Sống cụ thật Khắc Kỷ.Profile Image for Ha Nguyet Linh.Ha Nguyet Linh97 reviews177 followersOctober 8, 2021Đọc lại lần hai vẫn rưng rưng như lần đầu. *nức nở* Cứ vài tháng lại nhớ giọng văn của cụ mà tìm sách đọc lại. Giả mà cụ còn sống ở thời giờ, mình đã là fangirl điên cuồng viết thư thăm hỏi rồi. Giờ chỉ còn cách điên cuồng viết blog về cụ. Đúng là, đúng người sai thời điểm mà.
    my-favouritesvietnamese-works
Profile Image for Halo Phạm.Halo Phạm89 reviews27 followersNovember 18, 2019Sài Gòn _ Thứ Hai ngày 18 tháng 11 năm 20193.5 starsCâu chuyện ‘Tái ông thất mã’ Một ông lão ở vùng biên ải có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất, họ hàng thân thích đến thăm hỏi, chia buồn, ông lão lại cười khà khà nói: “Mất ngựa biết đâu lại là cái phúc”.Mấy tháng sau, con ngựa trở về, lại có một con tuấn mã của người Hồ theo về. Những người thân quen kéo đến xem con tuấn mã và chúc mừng, ông lão lại chau mày nói: “Tự dưng mà lại được tuấn mã, biết đâu lại là cái họa”.Từ khi được con tuấn mã, con trai ông lão thích lắm, thường cưỡi. Một hôm, chẳng may ngã ngựa gãy chân. Người thân quen đều đến hỏi thăm, chia buồn, ông chẳng buồn rầu chút nào, thản nhiên nói: “Con trai gãy chân, biết đâu lại là cái phúc”.Một thời gian không lâu sau đó, có giặc Hồ xâm chiếm. Trai tráng đều được điều động ra chiến trường. Giặc Hồ rất hung hãn và thiện chiến, trai tráng mười người chết đến chín. Con trai ông lão vì què chân, không phải đi lính nên đã bảo toàn tính mệnh.Những dòng ấn tượng:Inayat Khan có nói: "Lo thắng người thì gây ra chiến tranh; lo thắng mình, thì tạo được hòa bình". Em thích câu này quá ;)))"Đừng tưởng thành thật với mình là dễ!.....Thành thật với mình là con đường duy nhất đưa mình đến tự do và giải thoát."Quyển sách khá nhẹ nhà, thấy cuộc sống chậm lại đôi chút, đôi khi ta con trẻ chúng ta thường sống hơi vội :)))Audiobook: https://bom.to/NiE4l
    nonfictionphilosophy
Profile Image for Mai.Mai43 reviews13 followersFebruary 25, 2018Ấn tượng với cái bìa sách màu xanh và câu nói nổi tiếng của Goethe ngay ngoài bìa "Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi". Một quyển sách mỏng chỉ 116 trang nhưng chưa đựng rất nhiều triết lý về đời sống. Nói như cụ Nguyễn Duy Cần thì đọc sách cũng cần "đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu", có lẽ quyển sách này đến với mình đúng thời điểm. Nếu trước đây vài năm chắc mình không thể hiểu hết cái ý nghĩa của cuốn sách này, nhất là việc "đi tìm lẽ sống chân thật" của bản thân, hiểu và hoàn thiện chính mình thì mới có thể hướng đến xã hội, tiêu trừ quan niệm nhị nguyên để giải thoát cá nhân khỏi cái ác, cái khổ...Một cuốn sách mỏng nhưng đáng là sách gối đầu giường để phản tỉnh bản thân khỏi những dòng xoáy xô bồ của cuộc sống hiện đại.Profile Image for George Han.George Han75 reviewsNovember 4, 2023Có vẻ như mình thích đọc các cuốn sách có từ “sống” trong tên sách. Trước đây là "Đi Tìm Lẽ Sống," "Sống Tối Giản," "Sống Không Sợ Hãi"... và giờ là "Một Nghệ Thuật Sống." Cũng đúng thôi, ai trong chúng ta cũng đang trải qua cuộc sống - sống theo một nghĩa nào đó.Bạn sẽ khá bất ngờ vì cuốn sách này được viết từ nh��ng năm 1960, một thời kỳ đầy biến động khi con người đối mặt với các cơn sóng của thời đại. Càng đứng trước những biến động, thì con người ta càng phải đi sâu vào nội tâm để hiểu rõ bản thân. Tác giả đưa ra định nghĩa về điều gì là sướng?! Cái sướng của mình có thể xuất phát từ cái khổ của kẻ khác, từ việc chúng ta cảm thấy mình may mắn hơn. Sướng khổ thường tồn tại trong tưởng tượng mà thôi. Và chúng ta có thật sự sống vì bản thân mình không?Cuốn sách đề cập đến "tam nguyên," một khái niệm kh��c biệt so với nhị nguyên như đúng - sai, đẹp - xấu, giàu - nghèo... mà chúng ta thường thấy. Tam nguyên đề cập đến việc giữa những sự mâu thuẫn đó, chúng ta có thể tìm ra điểm chung. Một bên là tích cực, một bên là tiêu cực, và bên thứ ba có thể điều hòa hai bên để đạt đến sự cân bằng. Nghệ thuật sống đòi hỏi chúng ta phải thật thà với bản thân mình, và đây là điều không dễ dàng. Cuộc sống giống như cuộc đua, hãy tiến lên nhưng đừng quên điều hòa tốc độ, như câu "Festina lente" - hãy vội vàng mà đừng quên điều chậm rãi.Cuốn sách khuyên đọc cho những bạn đã trải qua những thăng trầm trong cuộc sống và cần tìm kiếm lại "tam nguyên" trong tư duy, cách sống.Profile Image for Tú Tròn.Tú Tròn31 reviews2 followersOctober 22, 2017"Ngày xưa có một ông lão có con ngựa, một hôm tự nhiên ngựa đi mất. Hàng xóm đến chia buồn. Ông nói:- Mất ngựa, nhưng các ông sao biết đó là họa cho tôi? Cách mấy tháng, con ngựa lại trở về, dẫn theo một con ngựa hay nữa. Hàng xóm đến chia mừng. Ông nói:- Được ngựa hay nhưng các ông sao biết đó là phúc cho tôi?Từ ngày được ngựa hay, con trai ông lão ngày nào cũng thích cỡi, rủi té, què chân. Hàng xóm đến chia buồn, ông nói:- Con tôi què, nhưng các ông sao biết đó là họa cho tôi? Năm sau có giặc, nhà vua bắt lính. Thanh niên đi lính, mười người chết đến chín. Con trai ông lão vì què, khỏi đi lính, nên cha con còn hủ hỉ với nhau.Chính đó là chỗ mà Lão Tử đã nói: "Họa hề phúc chi sở ỷ; phúc hề họa chi sở phục." Profile Image for Phat Duong.Phat Duong81 reviews27 followersApril 4, 2018"Đọc sách, có khi trước đây ta đã đọc qua đọc lại nhiều lần, không thấy hiểu, dĩ nhiên là cũng chẳng thấy hay. Nhưng nay bỗng dưng đọc lại, thấy nó thâm trầm bát ngát làm sao… Là tại đâu? Tại trước đây tâm hồn ta chưa hàm dưỡng đầy đủ, hoa lòng chưa đủ sức trổ nên đối với quyển sách ta không thấy gì thông cảm." - Trích "Một Nghệ Thuật Sống" - Nguyễn Duy Cần.:v, Vậy nên, lần đọc đầu tiên này, mình chưa cảm thấy "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" với nghệ thuật sống của cụ lắm, chắc do bản thân "chưa hàm dưỡng đầy đủ". Khép lại quyển sách và để một thời gian nữa đọc lại vậy.Profile Image for Nhan Phan.Nhan Phan65 reviews4 followersMay 21, 2022Cuốn sách nhỏ gọn, chỉ hơn 100 trang nhưng lại làm cho mình nhận ra rằng mình thật sự dốt nát đến nhường nào. Có nhiều chỗ mình phải đọc lại 3-4 lần, nếu may mắn thì mới chỉ hiểu được phần nào ý nghĩa thâm sâu qua từng câu chữ của Cụ Duy Cần. Có nhiều chỗ mình đọc thì cứ như một cái máy, nhỉ biết đọc và cũng thật sự chưa hiểu được ý của Cụ. Nhất định mình sẽ đọc lại nhiều lần để hiểu nhiều hơnProfile Image for CUONG TRAN.CUONG TRAN96 reviews23 followersNovember 27, 2020Cuốn sách mỏng nhưng cô đọng nhiều chiêm nghiệm, triết lí sống để đời của bác Thu Giang. Văn phong cổ xưa, đầy bay bổng không phù hợp với mình lắm nhưng đọc có thể gom nhặt nhiều viên kim cương tư tưởng quý giá.Có nhiều điều được đúc kết súc tích, thâm sâu quá mình chưa hiểu được hết. Hôm booktalk phân tích cuốn này của anh VL làm mình nhận ra thêm vài thứ hay ho hơn. Chắc là vài năm nữa đọc lại, mình sẽ thấm hơn thêm nhiều nhiều nữa :pProfile Image for The Modest Yin.The Modest Yin74 reviews45 followersApril 22, 2018Thật sự là quyển sách nhỏ mà có võ, cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần còn chưa chắc thấu đặng. Tư tưởng về sự điềm đạm, khoan dung, trung hoà luôn xuất hiện trong từng cuốn sách của cụ, nhưng bài học lớn nhất mình rút ra được là sự cân bằng với mọi việc, mọi vật và phải tự giác rồi mới giác tha.
    nguy-n-duy-c-n
Profile Image for Huyền Trang.Huyền Trang156 reviews55 followersDecember 31, 2020Đạo là quân bình. Không có phải, không có trái, không có tốt, không có xấu... Tư duy nhị nguyên khiến con người rơi vào ảo ảnh, vô minh.Profile Image for Nam Cao.Nam Cao25 reviews2 followersFebruary 13, 2021Sống theo cụ Nguyễn Duy Cần là một quá trình tìm kiếm và đấu tranh để bước vào con đường sáng suốt. Ở đó bao gồm quá trình tìm kiếm được “con người thật của mình” để rồi từ đó đấu tranh với nội tâm và ngoại cảnh để tìm được cái quân bình về cả tâm và trí. Hay có thể nói, sống được hiểu là sống theo đúng bản thân mình chứ không chạy theo người khác. Cụ Nguyễn Duy Cần đưa cho người đọc một khái niệm sống đi ngược lại với đa số quan điểm sống của mọi người hiện nay. Khi mà đa phần mọi người đều đang tìm kiếm, coi trọng và chạy theo vẻ bề ngoài: nơi mà thủ đoạn được đề cao hơn nhân cách của từng các nhân. Nơi mà mục đích sống là đấu tranh với người khác để được ở thế đắc thắng: nơi mà niềm vui sướng là ở cửa trên so với người khác và nỗi khổ là ở cửa dưới so với kẻ khác. Cụ còn mượn lời của Lão Tử đưa cho chúng ta suy ngẫm thêm về một quan điểm đáng sống: Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình. Tiếp đó, cụ Nguyễn Duy Cần đưa cho người đọc về tình trạng phụ thuộc vào các “Vật” trong đời sống của chúng ta hiện nay. Thay vì phụ thuộc vào vật trong đời sống, vật ở đây nên hiểu đơn giản là để hỗ trợ và phụng sự ta trong quá trình sống, để cuộc sống của ta dễ dàng hơn và giúp ta trong quá trình cách mạng cá nhân. Và vạn vật đều có hai mặt của nó: tích cực và tiêu cực. Song song với đó là một thực thể thứ ba chi phối và điều hoà để hai lực lượng này sống và tồn tại chung với nhau. Ví như đồng xu âm dương, luôn có phần âm có dương và phân dương có âm. Trong đó, vòng tròn của đồng xu là thực thể thứ ba chi phối cả hai phần âm dương để cả hai lực lượng này song song tồn tại. Đó là trạng thái trung đạo giữa âm và dương, giữa lợi và hại mà cụ Nguyễn Duy Cần muốn chúng ta theo đuổi. Cuối cùng, cụ Nguyễn Duy Cần muốn đưa người đọc đi tìm hiểu tới để trị tới phần cốt lõi của vấn đề. Một ví dụ đơn giản mà cụ đưa ra mà tôi rất thấm đó là điều trị bệnh cho người mất ngủ. Nếu như chỉ điều trị cho họ bằng việc đưa thuốc ngủ thì chỉ hỗ trợ người bệnh điều trị được bề mặt bệnh và dần dà bị phụ thuộc vào thuốc để có thể ngủ li bì một cách mất kiểm soát. Việc này không thể hỗ trợ điều trị căn nguyên của bệnh được. Với góc nhìn của y học phương đông, cái căn nguyên cần được điều trị là phải điều hoà khí huyết âm dương để người bệnh có thể đạt được sự bình quân nhất trong giấc ngủ. Đó là một phong cách sống và một nghệ thuật sống mà cụ Nguyễn Duy Cần mang tới cho tôi. Một quá trình tìm kiếm và đấu tranh với nội tâm và ngoại cảnh rất đáng để suy ngẫm để đạt được điểm quân bình cho sức khoẻ về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Profile Image for Huy Nguyen.Huy Nguyen56 reviews23 followersJanuary 24, 2017Mình đọc cuốn sách này chắc cũng đã tròn một năm, lần đầu mình đọc là dịp Tết năm 2016 khiến mình mấy đêm ròng mất ngủ, hôm nay đọc lại cuốn sách có bìa màu xanh mới ngộ ra còn những điều mình chưa hiểu hết và làm đúng được như lời cụ Thu Giang chia sẻ.Cuốn sách này thuần là để người đọc tự rèn luyện, tự đi tìm và bồi dưỡng cái "lẽ sống" của mình, đồng thời nhận biết vai trò của xã hội bên ngoài để thẳng tay tiêu trừ những thứ cản trở cái đời sống của mình. Cuốn sách hoàn toàn không đả động gì tới việc dạy người ta làm thế nào cho hài lòng người khác, để thành công theo một tiêu chuẩn nào đó mà xã hội ngoài ta đặt ra cho mình.Mình nghĩ rằng toàn cuốn sách 116 trang là cụ đang diễn dịch cho câu nói của ngài Goethe viết ở bìa cuốn sách "Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi". Phận sự của lý thuyết là để phụng sự đời sống của con người, ai ai cũng nên lo chăm sóc "cây đời" của mình để nó phát triển ngày một tốt hơn. Cuộc sống này được vận hành nhờ những đóng góp rất nhỏ nhưng chân thành của các cá nhân bình thường, đọc cuốn sách này mình đừng vịn mà kể công của mình quá, đừng ỷ vào hiểu biết "lý thuyết màu xám" của mình quá mà quên đi cái đời sống thật của mình đi. Đứng trước mọi điều, phải hết sức hữu tâm đừng để những thứ "vật ngoài mình" làm chủ mình, cũng như đừng để những học thuyết, quan niệm từ xã hội, tôn giáo tác động vào cách suy nghĩ và hành động của mình.Được vậy thôi, mình nghĩ với một người trẻ cũng đã là một thành công.Profile Image for B.B13 reviews7 followersJanuary 28, 2021một quyển sách hay đến nức lòng.dù tên là 'một nghệ thuật sống' nhưng để tìm ra được một câu nào hướng dẫn cụ thể là nên nói năng sao, cư xử sao, thì tuyệt nhiên không có và cũng chẳng nói cụ thể về một tôn giáo, đạo lý nào.với mình, nó như một quyển Phật pháp, thứ đi khai minh cái vô minh của cái ngã, đi tỏ tường tận cho ta nhìn vào cái tánh trong cái phi ngã - hay cái mà ta tưởng là đó là cái ngã của ta.sẽ khá khó đọc cho những ai chưa trải qua đủ cái 'vô minh' để luận ra được cái ngã trong thân, nhưng nếu ai đã ngẫm đủ, thì chắc chắn sẽ hiểu cái cụ nói từng câu chữ.'đọc sách mà ngộ được điều gì, [...] đâu phải vì câu sách mới lạ ấy đem lại cho mình một tư tưởng tân kỳ nào, mà chính vì mình đã có sẵn nó trong tiềm thức, nhưng chưa có cơ hội, nay vì có chỗ tương đồng nên mới ứng lên và làm vang động cả tâm hồn trí não mình như thế.''chỉ có sẵn sự hiểu biết nơi lòng ta rồi, ta mới nghe được lời nói của kẻ khác cùng một hiểu biết như ta.''những bậc thánh sở dĩ cảm hoá được người là vì một phần họ có tài khêu gợi giúp kẻ khác thấy rõ được lòng mình, [...] như vầng thái dương chỉ phóng ánh sáng mình ra cho muôn hoa, hoa nào trổ được thì trổ.''người tối mới để cho người dẫn dắt, và bị dẫn dắt thì suốt đời cũng vẫn là người tối.'
    favorite
Profile Image for Hà Đinh.Hà Đinh11 reviewsJanuary 9, 2019Cụ viết hơi dài dòng lòng vòng, b��� cục chưa khoa học, ngôn ngữ chưa tươi sáng thanh thoát. Có thể rút tỉa được một số ý, nhưng đều là ý của Trang Tử Lão Tử hay sách Phật học nên không thấy có gì mới, đặc sắc. Profile Image for Việt Hùng.Việt Hùng53 reviewsApril 27, 2023Mình rất thích ý tưởng rằng mỗi người đều có một mầm sống ấp ủ bên trong mình, và cái mầm sống đó có một sức sống rất mãnh liệt thôi thúc mình phải làm việc, phải trở thành, mà mình không thể nào lý giải được. Mầm sống đó giống như là tiếng gọi của tâm hồn, để giúp mình trở nên hoàn thiện hơn. Ai ai cũng có một mầm sống ở trong người, nên mỗi người đều có thể phát huy hết khả năng, đạt được cái tận thiện của mình và sống một cuộc đời có ý nghĩa.Một điều hay nữa, ví như mầm sống của mỗi người là một hạt giống, thì hạt giống của mỗi người sẽ khác nhau. Có người sẽ trở thành một cây hoa lan, có người sẽ nở rộ thành một cây hường. Và nếu mình là hoa lan thì mình cứ đạt được cái tận thiện của cây lan, còn nếu mình là cây hường thì mình cứ cố gắng để đạt được cái tận thiện của cây hường. Mỗi người là một cá thể khác nhau, nhưng ai ai cũng đều có thể cố gắng và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.Về cơ bản, để đạt được cái tận thiện thì cần phải thực hiện hai cuộc cách mạng:- Cách mạng bên ngoài: đạt được những điều kiện vật chất căn bản mà không phụ thuộc vào chúng như cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Đó là những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta, nhưng ta không nên coi chúng là cứu cánh của đời mình.- Cách mạng bên trong: đây mới là cuộc cách mạng quan trọng hơn. Nó có nghĩa là đào sâu vào tâm khảm ta và khám phá xem thử ta là ai, ta muốn gì, để từ đó có thể thay đổi bản thân và sống một cuộc có ý nghĩa. Để làm được điều đó, ta cần phải trở nên cực kỳ hữu tâm trong cuộc sống hằng ngày. Từng lời nói, cử chỉ, suy nghĩ của ta, ta đều phải quan sát và giải thích chúng, tức là phải sống có ý thức chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào bản năng. Từ đó ta mới có thể hiểu được ta là ai và sống một cuộc đời như mình mong muốn.Cuốn sách nhỏ nhưng xúc tích này còn chứa nhiều ý tưởng hay khác như đừng có chấp vào mọi vật bằng cái óc nhị nguyên. Óc nhị nguyên có nghĩa là trắng đen, tốt xấu, thị phi, thiện ác được tách bạch rõ ràng. Một vài thứ này sẽ tốt hơn thứ kia, và một vài thứ khác thì lại rất xấu xa. Cụ Nguyễn Duy Cần khuyên ta đừng nhìn nhận sự sự vật vật theo một cách phiến diện như thế mà nên theo một cách toàn diện hơn, dung hòa hơn. Trong tốt có xấu, trong trắng có đen, trong họa có phúc, như biểu đồ Bát Quái có cả Âm lẫn Dương, trong Dương có Âm, trong Âm có Dương vậy. Mình nghĩ là, cuộc sống này có rất nhiều thứ vượt quá tầm kiểm soát của ta mà người ta vẫn thường gọi là số mệnh. Nhưng mà có lẽ những thứ mà ta đã trải qua sẽ mang một ảnh hưởng nào đó, dù tốt dù xấu. Nên là, mình cứ cố gắng hết sức, rèn luyện bản thân để có thể phản ứng kịp thời và trở nên tốt đẹp hơn, nhưng mà cứ tận hưởng chuyến đi và bình tĩnh sống thôi. Con cảm ơn ba mẹ rất nhiều vì đã bảo vệ con và giúp con tận hưởng nhiều niềm vui, những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Con xin cảm ơn!
    self-helptủ-sách-thu-giang
Profile Image for Cường Nguyễn.Cường Nguyễn36 reviewsMarch 18, 2020Tuy chỉ học hết cấp 2 thời bấy giờ, nhưng nhờ công phu tự học, Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang đã trở thành một học giả, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Những tác phẩm của ông đều toát lên tinh thần tự lập thân, giúp con người rèn luyện bản lĩnh, vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Ông là một trong những người ảnh hưởng lớn nhất đến các tầng lớp thanh niên trí thức Việt Nam xưa và nay.Một trong những cuốn sách nổi bật của ông, tuy dày không đến 200 trang nhưng cất dấu nhiều bài học cuộc đời: “𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐍𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐓𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐒𝐨̂́𝐧𝐠”. “𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐍𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐓𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐒𝐨̂́𝐧𝐠” là câu trả lời cho một vấn đề muôn thuở mà nhiều người đang tìm kiếm: “𝐒𝐨̂́𝐧𝐠 𝐡𝐚𝐲 𝐭𝐨̂̀𝐧 𝐭𝐚̣𝐢”.Bằng cách đưa ra những quan niệm về cuộc sống và cách sống: sống là gì, lẽ sống của con người, nhận biết chân giá trị của sự vật, hành động để giải thoát… tác giả không đi vào phân tích tâm lý con người, bày dạy thói quen sống, cũng không có bắt làm cái này cái kia để có được hạnh phúc mà chỉ hướng con người nhận thức sự vật như vốn nó đã là và hiểu được bản ngã của mình để tự mỗi người đi tìm cái chân hạnh phúc của chính mình.Cuốn sách chứa nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc, là sợi chỉ đỏ đưa ta kết nối với Đạo của chính mình, là tổng hòa của nhiều tư tưởng triết học Đông Phương nổi bật. Sách cho ta trở về với cái tôi đích thực, nuôi dưỡng cái mầm sống thanh tịnh trong mình để tách khỏi xã hội nhiều ganh đua.Những tư tưởng trong cuốn sách phải có một chút trải nghiệm, một chút gian khổ thì mới hiểu sâu hơn được. Mình rất may mắn khi trước đó được tìm hiểu thêm về Dịch, Lão, Trang nên đã có vốn kiến thức nền tảng về vấn đề này để khi đọc tới “𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐍𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐓𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐒𝐨̂́𝐧𝐠” có thể hiểu thêm nhiều tầng lớp tư duy mà tác giả truyền tải qua cuốn sách.Gấp lại cuốn sách màu xanh và câu nói nổi tiếng của Goethe hiện ra để lại cho ta nhiều lắng đọng: "𝐌𝐨̣𝐢 𝐥𝐲́ 𝐭𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 đ𝐞̂̀𝐮 𝐦𝐚̀𝐮 𝐱𝐚́𝐦, 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐜𝐨́ 𝐜𝐚̂𝐲 đ𝐨̛̀𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐚̃𝐢 𝐱𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐢".Profile Image for Mai Phuong.Mai Phuong16 reviewsJune 24, 2022Thật sự khó để diễn tả niềm sung sướng lâng lâng sau khi đọc quyển sách này. Đây là quyển thứ 3 mình đọc trong bộ sách của Nguyễn Duy Cần, nhưng cũng là cuốn mình cảm thấy sâu sắc, đầy triết lý và đồng cảm nhất. Cái tầm của cuốn sách này nó vượt hẳn những cuốn self-help về bề sâu tư tưởng, đọc rồi mà không còn muốn trở về đọc những quyển self-help nữa. Đây cũng là một bước chuyển lớn trong con đường đọc sách của mình để hướng tới những điều sâu sắc và hướng về nội tâm nhiều hơn.Có 1 sự thật là cùng một kiến thức được truyền giáo, nhg có người thì tiếp thu được có người không. Như vậy, hẳn là phụ thuộc vào mức nhận thức trải nghiệm của mỗi người. Vậy hẳn ta phải có sẵn đáp án trong lòng ta ở một mức độ nào đó rồi, ta mới nghe được lời nói của kẻ khác có cùng trải no, hiểu biết như ta? Quả thật có đồng mới có ứng, không đồng không ứng!!"Đọc sách mà “ngộ” được điều gì, hoặc đọc một câu sách mà thấy thích chí, thấy cả một cuộc đời mình thay đổi… đâu phải vì câu sách mới lạ ấy đem lại cho mình một tư tưởng tân kỳ nào mà chính vì chính mình đã có sẵn nó trong tiềm thức, nhưng chưa có cơ hội, nay vì có chỗ tương đồng nên mới ứng lên và làm vang động cả tâm hồn trí não mình như thế.Nơi đáy lòng ta có biết bao cái sống đang ẩn tang mà chưa có cơ hội phát hiện ra, nên ta cảm thấy như là một cái gì trống rỗng…"Con người cấu thành nên xã hội. Có những con người tốt lên thì xã hội mới tốt lên. Có xã hội tốt lên thì chính mình cũng tốt lên và những con người khác cũng tốt lên. Vậy nên cứ bắt đầu từ cái dễ hơn là từ chính mình trước.Vẫn còn nhiều điều mình chưa hiểu, hoặc mới hiểu ở mặt nhận thức nhưng chưa thực sự thấm nhuần trong lối sống. Chắc chắn cuốn này nằm trong list sẽ đọc lại nhiều lần.Alice Ngo10 reviewsJuly 22, 2022Một nghệ thuật sống - cuốn sách cực mỏng nhưng lại có sức "nặng" đến kỳ lạ.Đây là cuốn sách đầu tiên mình đọc của bác Thu Giang Nguyễn Duy Cần và cũng là cuốn sách làm mình choáng váng theo đúng nghĩa đen, chút nữa thôi thì mình có ý định sẽ không bao giờ đọc bất kỳ sách nào của bác nữa (nhưng sau đó mình có đọc Tôi tự học - nhìn chung là dễ đọc hơn nhiều nha). Thực sự sách khá "nặng đô" và thú vị như chính cái tên của nó, không chỉ vì rất nhiều triết lý sâu sa mà còn vì mình chưa quen với ngôn từ có hơi "xa lạ" (ngay từ lời nói đầu đã phải tra GG những từ như con chiên, sởn sơ, rồi những "quote" của Lão Tử hay từ Hán việt mà với vốn từ tiếng việt không đc phong phú mình chưa thấy bao giờ), tuy nhiên rất may là đã quyết tâm đọc hết cho tới những dòng cuối cùng. Thật ra thì nhìn chung cũng không quá khó hiểu nếu bạn đã quen và có kiến thức nhất định về một số triết lý nhà Phật.Dù là vậy nhưng mình nghĩ ít ai có thể đọc và thấm ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên, quyển sách này sẽ khiến bạn phải nghiền ngẫm cũng như đọc đi đọc lại rất nhiều. Đa phần các triết lý của bác đều được trình bày theo hướng rộng và sâu, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được nhưng cũng sẽ dễ bị chông chênh giữa nhiều luồng tư tưởng để rồi khi hiểu ra thì bạn sẽ có cho mình những "hạt vàng" quý báu.Tóm lại, nên đọc nếu bạn cần một quyển sách hay để chiêm nghiệm và lắng đọng. P/s: cá nhân thì mình thích quyển này nhiều hơn tôi tự học.This entire review has been hidden because of spoilers.Show full reviewProfile Image for David Dam.David Dam47 reviews1 followerAugust 25, 2019Xin được góp một review mong ai xem review có thể có cái nhìn tích cực hơn về sách.Sách viết rất gọn. Lời lẽ cũng rất gọn, hoặc như cách diễn đạt của mình là rất “đủ”. Đúng ý, đúng trọng tâm muốn truyền tải, nhưng ngắn gọn, và đầy súc tích do trình độ hành văn và sử dụng ngôn ngữ.Quan trọng hơn đó là nội dung truyền tải. Mình tin bác Cần không dạy về nhiều triết lý sống, mà giải thích về cái sợi chỉ Đạo và xoay vần mọi việc. Là cái Đạo nổi tiếng của Lão Tử. Sách có thể được miêu tả là a practical guide to sống thuận Đạo. Bác Cần đã đặt ra rất nhiều những câu hỏi quan trọng để có thể thấu Đạo, những câu hỏi mà cá nhân sẽ đặt ra khi chịu nhìn thẳng vào quy luật của vạn vật. Và như cá nhân mình thấy, bác đã đưa ra được ý nghĩa, cái đích đến cho là điều trăn trở được phác hoạ rõ ràng trong sách. Một đạo lý xuyên suốt từ vi mô đến vĩ mô được sắp xếp logic theo mục lục. Cái quan trọng khi đọc sách là gì? Đó là đừng chỉ chăm chăm vào mục kết luận được gạch đầu dòng cuối chương. Cảm những lời giải thích của bác Cần, thay đổi cách nhìn vạn vật (quan trọng nhất trong sách), và không phải tìm cho mình một lẽ sống, mà là khám phá cái sống chỉ của riêng mình mà đi đến tận cùng của nó (chí thiện).Mong là mọi người pick up sách này vì nó không phải self-help.Profile Image for Eternalrain88.Eternalrain8840 reviewsJune 3, 2019-Trên đời này không có gì hoàn hảo. Vậy làm gì có 1 nguyên tắc chung cho tất cả mọi người? Vậy thì có chắc anh đúng, tôi sai, hay như thầy bói xem voi, không ai đúng không ai sai?-Số phận con người đã có sẵn phận định, nên cãi lại mênh trời hay thuận theo tự nhiên mà tuỳ cơ ứng biến?-Hình thức khác nhau nhưng bản chất là 1. Nếu biết được căn bản vấn đề thì đúng sai còn quan trọng không?-Hoa hồng nở hoa, hoa lan nở hoa, vậy thì hoa nào cũng đẹp. Đẹp vì được tự do phát triển thiên tính của nó. Đâu thể cho rằg hoa nào đẹp hơn, đó gọi là lấy chỗ "bất đồng" để mà "đồng"-Chí nhân chi dụng tâm nhược kính: lòng như tấm gương, phản chiếu hình ảnh nhưg không lưu lại gì hết. Được là thời, mất là thuận. An thời xử thuận thì bùn cui nào vào được cõi lòng-Người không biết lo xa sẽ gặp ưu phiền trước mắtProfile Image for Tường  Lam.Tường Lam84 reviews5 followersJuly 16, 2021Hàm súc mà giàu sức gợi. Văn chương vừa rõ ràng lại vừa bay bổng. Phân quá rạch ròi phải trái đúng sai tôi anh giàu nghèo là ngọn nguồn của mọi sân si. Cái trí chạy trước cái tâm quá xa lại là ngọn nguồn đau khổ. Tác giả bảo trong ngàn kinh vạn quyển sách từng đọc qua chẳng phải quyển nào cũng "dạy" được ta. Mà phải chờ đến một sự đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. Bồi đắp lên cái đạo trong lòng không phải từ một lời khuyên một người thầy một quyển sách, mà là quá trình liên tục trải nghiệm, liên tục dùng cái khách quan để đánh giá mọi điều. Chẳng phải lạc quan cũng nào phải bi quan, khách quan là điều khó khăn mà ta luôn tìm kiếm vì bản thân luôn đặt nặng chủ quan quá nhiều, phân quá rõ nhĩ ngã hai đàng. Là ta, là người, là được, là mất, đều không nên tách bạch. Và càng nên tỉnh táo khách quan.Profile Image for Tovin Seven.Tovin Seven147 reviews5 followersMay 2, 2023Cũng như các cuốn sách khác của tác giả, cuốn này viết rất ngắn gọn, súc tích. Cuốn này viết dàu nữa cũng vẫn hay, viết ngắn lại cũng vẫn hay.Tam nguyên, nhị nguyên, "nhất" nguyên và không phân biệt. Cuốn sách viết và bàn quá rõ ràng, sâu sắc và nhiều lớp nghĩa.Trong đời sống, con mắt tam nguyên giúp ta cân bằng, trung đạo giữa nhị nguyên. Thực hành được thì sống sẽ nhẹ nhang thanh thản. Khi còn phải làm việc, mưu sinh, nuôi con thì nên vậy. Vẫn có nhụ nguyên nhưng có cái nguyên thứ ba giúp thiết lập thế hài hoà.Trên con đường đạo, tu học, giải thoát thì hướng về nhất nguyên, duy nhất, nhưng về duy nhất rồi thì làm gì còn gì nữa mà so sánh? Khi đó nó lại về với tính không. Đó là một mốc cần hướng tới.Profile Image for Thai Huong.Thai Huong71 reviews10 followersJuly 6, 2017Như câu nói trong sách " đồng thinh tương ướng, đồng khí tương cầu". Lúc đầu đọc quyển sách này mình thấy thực sự khó hiểu. Bây giờ đọc lại mới thấy hiểu nhũng cũng chỉ hiểu đc một phần nào đấy thôi. :))) Thực sự để đc cái tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến thì là cả một quá trình dài đấu tranh và rèn luyện. Cuốn sách lí giải cho ta về sự tĩnh tâm, làm chủ chính mình, học cách tự lớn lên, nuôi dưỡng mầm sống tâm hồn thanh tịnh thoát li khỏi cách đời đầy ganh đua. Nói chung, chỉ khi tâm mình đồng với những gì trong sách thì khi đó thực sự mới hiểu hết giá trị của cái sống thanh cao. Mong lần sau đọc lại mình sẽ cảm nhận thêm đc nữa. :)))Profile Image for Linh Nguyen.Linh Nguyen14 reviews3 followersJanuary 31, 2019Mình may mắn được đọc quyển sách này, mình may mắn được chạm vào những thứ cốt lõi nhất của một cuộc đời người, trong lúc mình đang nghi ngờ bản thân mình, trong lúc mình cảm thấy khó chịu với những thứ khác biệt ở mình so với các bạn đồng trang lứa, thì đây như là một chiếc phao cứu sinh và tiếp thêm một cú highfight cho mình sức mạnh để đi tiếp vậy, sẽ đọc lại nhiều và nhiều lần nữa. Cảm ơn những giá trị cốt lõi trong quyển sách nàyProfile Image for Ho Van anh.Ho Van anh13 reviewsMarch 30, 2018Đọc thấy rất thấm thía. Sách viết cũng khá lâu rồi nhưng cũng vẫn đúng ở thời điểm hiện tại. Cũng có lẽ vì viết lâu rồi nên nhiều chỗ dùng từ hơi khó hiểu chút. Bỏ qua thì là một cuốn sách đáng đọc nhất là với những người dg chơi vơi, cần tìm một lẽ sống hay những khi ta bị cuốn theo cuộc sống vội vàng hời hợt ngoài kia.Displaying 1 - 30 of 67 reviewsMore reviews and ratings

Join the discussion

Adda quoteStarta discussionAska question

Can't find what you're looking for?

Get help and learn more about the design.Help center

Từ khóa » Một Nghệ Thuật Sống Nguyễn Duy Cần Pdf