Một Nỗ Lực Lần Nữa để Tìm Nghĩa Của Chữ “phiêu”…

Vì có khá nhiều bạn cứ tìm ra blog này qua từ tìm kiếm “phiêu là gì” bằng Google, lặp đi lặp lại cũng khá nhiều lần nên mình cố gắng giải quyết cho rốt ráo cái chữ này.

Thực ra, chữ “phiêu” tiếng Việt, mà đứng một mình, thì mình không thể tìm ra nghĩa trên các từ điển Việt-Việt trên mạng. Vậy đó cũng là một rắc rối, có thể xem như đó là một chữ “mới”, tạm gọi là chữ bình dân hoặc tiếng lóng.

Khi đã bí lối cùng đường khi tra từ điển Việt-Việt, mình quyết định tra từ điển Việt-Hán, tìm ra các chữ Tàu nào mà có phát âm Hán-Việt là “phiêu”. Đây là những gì mình lấy được từ hanviet.org. Những trích đoạn văn học mình bỏ bớt đi cho bớt rườm rà. Chú thích: Động: động từ, Tính: tính từ, Phó: phó từ:

摽 (Động) Đánh, đập. (Động) Rụng. (Động) Chằng, buộc. (Động) Gắn bó, khăng khít. (Động) Khoác tay. (Động) Đấm vào ngực. (Động) Vẫy. (Động) Vứt bỏ. (Tính) Xa tít mù, cao ngất.

縹, 缥 (Danh) Lụa vải màu vừa xanh vừa trắng. (Tính) Xanh nhạt, tức màu trắng của ánh trăng. (Tính) Phiêu miểu 縹緲 xa tít, thăm thẳm, phiêu hốt. Cũng viết là 縹渺. § Ta quen đọc là phiếu diểu.

票 (Danh) Tiền giấy, tiền. (Danh) Vé, tem, hóa đơn, giấy chứng nhận, giấy làm bằng cứ, phiếu, v.v. (Danh) Con tin (tiếng Anh: “hostage”). (Danh) Người diễn tuồng, đóng kịch nghiệp dư, không phải chuyên nghiệp. (Danh) Lượng từ: (1) Người. (2) Đơn vị chỉ số, lần trong việc giao dịch: cuộc, món, vụ, v.v. (Danh) Lửa lém, lửa bay. (Phó) Nhẹ nhàng, nhanh nhẹn.

嫖 (Tính) Nhanh nhẹn. (Động) Chơi gái.

螵 (Danh) Phiêu sao 螵蛸 bọc đẻ trứng của con bọ ngựa, dài khoảng một tấc, to bằng ngón tay cái. (Danh) Hải phiêu sao 海螵蛸 vỏ bọc thân bên trong cá mực, giống chất xương, màu trắng, hình bầu dục, dùng làm thuốc được, có tác dụng cầm máu.

飄, 飘 (Danh) Gió lốc. (Động) Thổi. (Động) Bay phấp phới, bay phất phơ. (Động) Theo gió bay đi.     (Phó) Phiêu phiêu 飄飄: (1) Nhẹ nhàng, bồng bềnh. (2) Hiu hiu, hây hẩy. (3) Phiêu bạc, bơ vơ.

鰾, 鳔 (Danh) Bong bóng cá. (Danh) Phiêu giao 鰾膠 chất keo làm bằng bong bóng cá hay da heo, dán rất chặt. § Cũng gọi là ngư giao 魚膠.

薸 (Danh) Bèo.

膘 (Danh) Thịt ở hai bên hông bụng nhỏ (phần bụng sau) của con bò. (Danh) Con thú béo mập hoặc chỗ thịt béo mập của nó. (Danh) Chỉ người to béo. (Danh) § Dùng như phiêu 鰾. (Tính) Béo, mập.

瘭 (Danh) Phiêu thư 瘭疽 bệnh hà, một thứ bệnh ung nhọt, thường phát sinh ở đầu ngón tay ngón chân, mới đầu có mụt đỏ, dần dần hóa đen, rất đau nhức, để lâu sẽ làm thối nát gân cốt. § Cũng gọi là hà nhãn 蝦眼.

彯 (Danh) Dải, đai. (Động) Bay phất phới. (Động) Linh lạc. (Động) Vứt bỏ. § Thông phiêu 摽.     (Tính) Phiêu phiêu 彯彯 phất phơ, phất phới, bồng bềnh.

    (Động) Nổi. ◎Như: phiêu lưu 漂流 trôi nổi, phiêu bạc 漂泊 trôi giạt. (Động) Thổi. § Thông phiêu 飄. (Động) Động. (Động) Đập sợi ở trong nước (giã vải). (Động) Lấy nước quấy để lọc lấy cái nhỏ bỏ cái to gọi là phiếu. (Động) Tẩy. ◎Như: dùng các chất thuốc tẩy vải lụa cho trắng gọi là phiếu bạch 漂白.

鏢, 镖 (Danh) Một thứ ám khí thời xưa, bằng kim loại, như cái giáo, dài ngắn nặng nhẹ bất nhất, dùng để phóng. ◎Như: phi phiêu 飛鏢 mũi phi tiêu, độc phiêu 毒鏢 phi tiêu có tẩm độc. § Ghi chú: phi phiêu 飛鏢 cũng chỉ trò chơi có bảng tròn làm mục tiêu đặt ở một khoảng cách nhất định, dùng mũi nhọn phóng vào mục tiêu, bắn trúng càng gần tâm điểm càng hay. (Danh) Hàng hóa, tiền của giao phó cho phiêu cục hộ tống chuyên chở. ◎Như: tẩu phiêu 走鏢 người giữ việc hộ tống hàng hóa (ngày xưa). § Cũng gọi là bảo phiêu 保鏢. (Danh) Phiêu cục 鏢局 cơ quan, tổ chức tư nhân thời xưa nhận hộ tống hàng hóa từ nơi này tới nơi khác. § Còn đọc là tiêu.

標, 标 (Danh) Ngọn cây. Đối lại với bản 本. ◎Như: tiêu bản 標本 ngọn và gốc. (Danh) Cái không phải là căn bản của sự vật. ◎Như: trị tiêu bất như trị bổn 治標不如治本 chữa cái ngọn không bằng chữa tận gốc. (Danh) Cái nêu, giải thưởng. § Ngày xưa làm lễ đầu hồ xong, ai được thì dựng tiêu cho người ấy. Ganh lấy được thua gọi là đoạt tiêu 奪標 đoạt giải. Cẩm tiêu 錦標 là giải thưởng. Có công việc gì lập một cách thức định cho người bỏ thăm để quyết định nên chăng được hỏng gọi là đầu tiêu 投標 bỏ thăm, bỏ phiếu. (Danh) Cái dấu, cái mốc, nhãn. ◎Như: lộ tiêu 路標 cái mốc bên đường, bảng chỉ đường, thương tiêu 商標 nhãn hiệu, tiêu đề 標題 nhan đề, thử tiêu 鼠標 con chuột bấm (dùng cho máy điện toán). (Danh) Chuẩn tắc, khuôn mẫu, bảng dạng. (Danh) Việc đấu thầu, giá đấu thầu (thương mại). ◎Như: đầu tiêu 投標 đấu giá, khai tiêu 開標 mở thầu, chiêu tiêu 招標 gọi thầu. (Danh) Cái tiêu, một thứ đồ binh, cùng một nghĩa với chữ 鏢. Bảo hộ cho người đi đường được bình yên gọi là bảo tiêu 保標. (Danh) Phép quân nhà Thanh cứ ba doanh 營 gọi là một tiêu 標. (Danh) Sổ quân. (Danh) Cờ xí (dùng trong binh thời xưa). ◎Như: hỏa long tiêu 火龍標 cờ đỏ, dùng để làm hiệu điều động binh lính. (Động) Nêu lên, bày tỏ, ghi rõ. ◎Như: tiêu xí 摽幟 nêu một cái gì cho khác hẳn mọi cái cho người ta dễ biết, tiêu minh 標明 ghi rõ, tiêu giá 標價 đề giá. (Động) Khen ngợi, tâng bốc. ◎Như: cao tự tiêu thụ 高自標樹 tự cho mình là khác người, tiêu bảng 標榜 xưng tụng nhau. (Tính) Có tài cán, tài năng xuất chúng. § Tục đọc là phiêu.

Mình cũng đọc trên mạng tiếng Việt, thấy đôi chỗ người ta chen chữ tiếng Anh “feel” vào, mà mình có cảm tưởng là có liên hệ với “phiêu” tiếng Việt, nên mình xin lấy định nghĩa của “feel” từ từ điển Stardict vào đây:

*  danh từ – sự sờ mó =soft to the feel+ sờ thấy mềm – xúc giác – cảm giác (khi sờ mó) – cảm giác đặc biệt (của cái gì) =the feel of wet sawdust+ cảm giác mùn cưa ướt khi sờ mó vào !to acquire (get) the feel of something – nắm chắc được cái gì, sử dụng thành thạo được cái gì *  ngoại động từ felt – sờ mó =to feel one’s way+ dò dẫm đường đi; thận trọng tiến bước – thấy, cảm thấy, có cảm giác, có cảm tưởng =to feel a pain+ cảm thấy đau =he feels the criticism keenly+ hắn ta cảm thấy thấm thía lời phê bình – chịu đựng =to feel someone’s vengeance+ chịu đựng sự trả thù của ai – chịu ảnh hưởng =ship feels her helm+ tàu ăn theo tay lái – (quân sự) thăm dò, dò thám – (y học) bắt, sờ =to feel someone’s pulse+ bắt mạch ai; (nghĩa bóng) thăm dò ý định của ai *  nội động từ felt – sờ, sờ soạng, dò tìm =to feel for something+ dò tìm cái gì, sờ soạng tìm cái gì – cảm thấy =to feel certain that+ cảm thấy, chắc rằng =to feel cold+ cảm thấy lạnh =to feel happy+ cảm thấy sung sướng – hình như, có cảm giác như =air feels chilly+ không khí hình như lạnh =this cloth feels like velvet+ vải này sờ có cảm giác như nhung – cảm nghĩ là, cho là =if that’s the way you feel about it+ nếu anh cho là như thế, nếu ý anh là như thế – cảm thông, cảm động =to feel for (with) someone in his sorrow+ cảm thông với nỗi đau đớn của ai !to feel up to – (thông tục) thấy có đủ sức để, thấy có thể (làm được việc gì) !to feel cheap – (xem) cheap !to feel like doing something – thấy muốn làm việc gì, thấy thích làm việc gì !to feel like putting somebody on – (từ Mỹ,nghĩa Mỹ) có ý muốn giúp đỡ ai !it feels like rain – trời có vẻ muốn mưa !to feel one’s legs (feet) – đứng vững – (nghĩa bóng) cảm thấy thoải mái, cảm thấy dễ chịu !to feel quite oneself – thấy sảng khoái – tự chủ =to feel someone out+ thăm dò ý kiến của ai, thăm dò thái độ của ai

Những chỗ mình viết đậm thì mình nghĩ rằng có nghĩa thích hợp nhất cho việc biểu diễn âm nhạc.

NHƯNG, đa số các bạn đề cập đến “phiêu” như là việc chơi nhạc không hoàn toàn giống bản gốc, không cố định, và là đề tài tranh cãi kịch liệt, do đó khó mà lầm ý nghĩa được, vậy nên mình thấy nghĩa này là đúng nhất:

    (Động) Nổi. ◎Như: phiêu lưu 漂流 trôi nổi, phiêu bạc 漂泊 trôi giạt.

Với cùng nghĩa thì có từ tiếng Anh “improvise” (ứng khẩu, cương, ứng biến).

Nghĩa của “improvise” trên Wikipedia:

“Improvisation is the practice of acting, dancing, singing, playing musical instruments, talking, creating artworks, problem solving, or reacting in the moment and in response to the stimulus of one’s immediate environment and inner feelings. This can result in the invention of new thought patterns, new practices, new structures or symbols, and/or new ways to act. This invention cycle occurs most effectively when the practitioner has a thorough intuitive and technical understanding of the necessary skills and concerns within the improvised domain. Improvisation can be thought of as an “on the spot” or “off the cuff” spontaneous activity.”

“Sự ứng biến là sự thực hành của việc diễn kịch, múa, hát, chơi nhạc cụ, nói, tạo các tác phẩm nghệ thuật, giải quyết vấn đề, hoặc phản ứng lại trong khoảnh khắc và đáp ứng với kích thích của môi trường trực tiếpcảm giác nội tâm của ai đó. Điều này có thể gây nên sự sáng tạo các dạng thức suy nghĩ mới, những sự thực hành mới, các cấu trúc hoặc các ký hiệu mới, và/ hoặc các cách hành động mới. Chu trình sáng tạo này xảy ra hiệu quả nhất khi người thực hành có một sự hiểu biết trực giác và có tính kỹ thuật kỹ lưỡng về các kỹ năng và các mối quan tâm cần thiết mà trong vòng lĩnh vực được ứng biến. Sự ứng biến có thể được nghĩ như là một hoạt động tự phát “ngay tại chỗ” hoặc “không được chuẩn bị”

Phần định nghĩa Wikipedia về “Musical improvisation” (Sự ứng tấu âm nhạc):

“Musical improvisation (also known as musical extemporization) is the creative activity of immediate (“in the moment”) musical composition, which combines performance with communication of emotions and instrumental technique as well as spontaneous response to other musicians.[1] Thus, musical ideas in improvisation are spontaneous, but may be based on chord changes in classical music,[1] and indeed many other kinds of music. One definition is a “performance given extempore without planning or preparation.”[2] Another definition is to “play or sing (music) extemporaneously, especially by inventing variations on a melody or creating new melodies in accordance with a set progression of chords.”[3]Encyclopedia Britannica defines it as “the extemporaneous composition or free performance of a musical passage, usually in a manner conforming to certain stylistic norms but unfettered by the prescriptive features of a specific musical text. Music originated as improvisation and is still extensively improvised in Eastern traditions and in the modern Western tradition of jazz.”[4]”

“”Sự ứng tấu/ biến tấu trong âm nhạc (cũng được biết như sự ứng khẩu âm nhạc) là hoạt động sáng tạo của việc soạn nhạc ngay lập tức (“trong khoảnh khắc”), mà kết hợp sự biểu diễn với sự liên lạc cảm xúc và kỹ thuật nhạc cụ cũng như đáp ứng tự phát với các nhạc sĩ khác.[1] Do đó, các ý tưởng âm nhạc trong sự ứng tấu là tự phát, nhưng có thể được dựa trên các thay đổi hợp âm trong nhạc cổ điển[1] và thực sự là trong nhiều loại nhạc khác. Một định nghĩa là một “sự biểu diễn mà được trao cho tính tùy ứng mà không có sự hoạch định hay chuẩn bị.”[2] Một định nghĩa khác là “chơi hay hát (nhạc) một cách ngẫu ứng, đặc biệt bằng việc sáng tạo các biến thể trên một giai điệu hoặc việc tạo ra các giai điệu mới phù hợp với một sự tiến triển hợp âm được đặt định.”[3] Từ điển bách khoa toàn thư Britannica định nghĩa nó như “sự soạn ứng khẩu hoặc biểu diễn tự do một đoạn nhạc, thường là theo một cách thức mà phù hợp với các quy tắc văn phong/ tu từ nhất định nhưng không bị gò bó bởi các đặc tính theo tập quán của một nguyên bản âm nhạc cụ thể. Âm nhạc mà phát sinh như sự ứng tấu thì vẫn được ứng khẩu một cách rộng rãi trong các truyền thống phương Đông và trong truyền thống phương Tây hiện đại của nhạc jazz.”[4]”

Sau khi đọc các bài viết trên, mình cảm thấy rằng, rằng, tốt hơn hết là nên suy nghĩ kỹ, và giữ mồm giữ miệng, trước khi nói rằng việc tập luyện lặp đi lặp lại (và biểu diễn không đổi so với khi tập luyện) một nhạc cụ bị thiếu nốt, hoặc một bài nhạc nào đó bị cảm âm sai, thì được gán cho một cái mỹ từ nghe rất kêu là “phiêu” 😀

Hy vọng đây là một bài viết có tính triệt để, không còn gây lấn cấn gì nữa 😀

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Phiêu Theo Nhạc Tiếng Anh Là Gì