Một Số Bài Tập Giúp Cải Thiện Bộ Pháp Di Chuyển Trong Cầu Lông

Click Để Xem Nhanh [hide]

  • 1 1. Tầm quan trọng của bộ pháp di chuyển trong cầu lông
  • 2 2. Một số bài tập luyện tập bộ pháp di chuyển trong cầu lông
    • 2.1 Tập chạy bứt tốc 
    • 2.2 Tập di chuyển và thực hiện đánh cầu ở các góc sân 
    • 2.3 Tập theo các bài tập mẫu trong video nâng cao dưới đây 
    • 2.4 Thực hiện các bài tập cường độ nhanh 
  • 3 3. Một số bài tập tăng khả năng di chuyển trong cầu lông
    • 3.1 Luyện tập phản xạ cho mắt
    • 3.2 Thực hiện các bài tập giúp cơ bắp khỏe và nhanh hơn
    • 3.3 Kiểm tra mức căng vợt của bạn
    • 3.4 Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Bộ pháp di chuyển trong cầu lông là một trong những kỹ thuật cầu lông cơ bản mà bất cứ những ai tham gia bộ môn cầu lông đều cần phải biết đến. Trong cầu lông, kỹ thuật di chuyển đều phải kết hợp với những kỹ thuật đánh cầu, nếu di chuyển không đúng sẽ dẫn đến cú đánh sẽ bị sai kỹ thuật, thiếu lực, cầu rơi không đúng điểm bạn muốn và tệ nhất là gây chấn thương cổ chân. 

Vậy nên một số bài tập dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện bộ pháp di chuyển trong cầu lông hiệu quả hơn. 

1. Tầm quan trọng của bộ pháp di chuyển trong cầu lông

Nếu bạn là một người chơi nghiêm túc, muốn cải thiện và nâng cao khả năng của bản thân trong bộ môn cầu lông này thì bạn nên ưu tiên luyện tập và cải thiện bộ pháp di chuyển trong cầu lông từ những ngày đầu.

Tầm quan trọng của bộ pháp di chuyển trong cầu lông

Trong cầu lông, bạn không thể nào chỉ đứng im tại một chỗ thuận lợi nhất cho mình để đón cầu và thực hiện những cú đánh uy lực, hiểm hóc được. Vậy nên, dù có sở hữu kỹ thuật cầu lông tốt đi chăng nữa mà bạn chỉ giữ đúng một vị trí trên sân không thì điều đó cực kỳ vô ích.

Một điều quan trọng nữa của bộ pháp di chuyển trong cầu lông đó là nếu bạn di chuyển sai hoặc di chuyển không đúng sẽ dẫn đến dễ bị té ngã và có nguy cơ chấn thương cổ chân là rất cao.

Có thể bạn muốn xem: Cách điều trị chấn thương cổ chân trong cầu lông

2. Một số bài tập luyện tập bộ pháp di chuyển trong cầu lông

Nếu bạn là một fan của những huyền thoại, vận động viên cầu lông nổi tiếng thế giới như Lee Chong Wei, Lin Dan thì ắt hẳn bạn cũng đã xem qua những bài tập để cải thiện bộ pháp di chuyển trong cầu lông của họ. Vậy nên, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thêm một vài bài tập khác nhé!

Tập chạy bứt tốc 

Ở bài tập này, yếu tố bạn cần phải chú ý trong tập luyện là tốc độ. Vậy nên, bạn hãy xem qua video hướng dẫn dưới đây và thực hiện theo nhé!

Tập di chuyển và thực hiện đánh cầu ở các góc sân 

Trong bài tập này, bạn sẽ cần phải tưởng tượng vị trí cầu rơi theo hướng chỉ tay của huấn luyện viên hoặc bạn của mình. Từ đó rèn luyện cách di chuyển nhuần nhuyễn và thực hiện các pha đánh cầu. 

Tập theo các bài tập mẫu trong video nâng cao dưới đây 

Thực hiện các bài tập cường độ nhanh 

Những bài tập trong video dưới đây sẽ bao gồm nhiều động tác di chuyển với tốc độ nhanh dần để các nhóm cơ được kích thích và làm quen dần với tốc độ. Để có thể cải thiện được bộ pháp di chuyển sao cho hiệu quả thì bạn đừng nên bỏ sót những bài tập này nhé!

Xem thêm: Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông cho người mới

3. Một số bài tập tăng khả năng di chuyển trong cầu lông

Ngoài việc thực hiện những bài tập rèn luyện về tốc độ ở trên thì để bạn nâng cao bộ pháp di chuyển của mình hoặc để ghi điểm trong các trận đấu giải từ phong trào cho đến chuyên nghiệp, có thể bạn sẽ cần đến những bài tập dưới đây mà ít người để ý đến. 

Luyện tập phản xạ cho mắt

Trong các môn thể thao nói chung và bộ môn cầu lông nói riêng, nếu như bạn không bắt kịp được đường cầu bay hướng nào thì coi như bạn đã “trễ” pha cầu đó dẫn đến mất điểm dễ dàng. Vậy nên bạn có thể thực hiện bài tập dưới đây để nâng cao khả năng phản xạ cho đôi mắt của mình.

Luyện tập phản xạ cho mắt trong cầu lông

Mời bạn xem thêm: Bài tập phản xạ cho mắt tại đây

Lấy vải che toàn bộ lưới sân cầu sao cho bạn không thể nhìn thấy được phần sân bên kia, tốt nhất là nên dùng vải đen. Người chơi sẽ giữ một vị trí cơ bản ở trên sân, sau đó nhờ bạn hoặc thầy ở sân bên kia phát cầu qua phần sân bên bạn. 

Là vì không thể thấy được phần sân bên đối phương, nên sẽ kích thích khả năng phản xạ và bạn cần đón điểm rơi của cầu, thực hiện di chuyển và đánh trả cầu.

Khi đã quen dần ở những lần đầu cơ bản thì bạn có thể nhờ thầy hoặc bạn tăng tốc độ liên tục vào những phông cầu cuối sân hoặc giao cầu ở sát lưới, để cơ thể bạn không kịp hồi phục trước khi di chuyển trở lại. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể quen dần với tốc độ và sẽ cải thiện được bộ pháp di chuyển hiệu quả hơn.

Thực hiện các bài tập giúp cơ bắp khỏe và nhanh hơn

Ngoài các bài tập trong cầu lông thì bạn có thể tập thêm một vài bài tập hỗ trợ khác để kích thích các nhóm cơ khỏe và nhanh hơn. 

Nhảy dây trong cầu lông

Những bài tập bổ trợ được nhiều người chơi ưu tiên đó là nhảy dây và chạy bộ. Hai bài tập này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại bổ trợ rất tốt cho tim mạch cũng như sức bền, sự kiên trì cho người tập. Hãy nhớ tập luyện để dần nâng cao tốc độ của bản thân. 

Bạn có thể muốn xem thêm: CÓ CẦN TẬP THỂ LỰC KHI CHƠI CẦU LÔNG?

Kiểm tra mức căng vợt của bạn

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật di chuyển trong cầu lông đó là mức căng vợt, có thể bạn căng vợt quá ký so với khả năng chịu lực của cánh tay. 

căng vợt cầu lông giá rẻ - đan vợt cầu lông

Vậy nên, bạn sẽ nhanh hơn rất nhiều khi kỹ năng bạn được cải thiện và lúc này bạn cần 1 mức căng dây vợt mới để tăng lực đánh cũng như tốc đánh của bạn.

Mời bạn xem thêm: Căng vợt cầu lông bao nhiêu kg là tốt nhất?

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Để có thể đạt hiệu quả về khả năng di chuyển cũng như kỹ thuật cầu lông tốt thì bạn không nên ăn quá nhiều trước khi đánh cầu lông. Bởi vì điều đó sẽ dễ dẫn đến sốc hông và  khiến khả năng di chuyển chậm lại và kém hiệu quả hơn rất nhiều. 

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống trong cầu lông

Trên đây là một vài bài tập giúp bạn cải thiện bộ pháp di chuyển khi chơi cầu lông. Hy vọng những thông tin mà Caulongonline chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn và hãy nhớ áp dụng nhé!

Từ khóa » Bài Tập Bổ Trợ Di Chuyển Trong Cầu Lông