Một Số Bệnh Thông Thường Của Bò Thịt - 2lua
Có thể bạn quan tâm
1. BỆNH TRUYỀN NHlỄM
1.1. Bệnh Tụ huyết trùng
+ Triệu chứng: Thể nhẹ: Niêm mạc mắt, miệng tụ máu; ho, khó thở, chảy nước mũi, tiêu chảy. Thể nặng: sốt cao, xuất huyết ờ niêm mạc miệng, mắt; phù cổ, sưng cuống họng, lưỡi bầm tím, thở khó, ỉa ra máu; chết sau 2-3 ngày sau đó.
+ Điều trị: Dùng liên tục kháng sinh trong 3-5 ngày,
+ Phòng bệnh: Tiêm vắc-xin Tụ huyết trùng với liều 5 ml/con; 6 tháng tiêm lặp lại. Định kỳ vệ sinh, tiêu độc chuồng trại; chăm sóc nuôi dưỡng tốt; không chăn thả bò những ngày trời mưa.
1.2. Bệnh Lở mồm long móng
+ Triệu chứng: Bò sốt 3 - 6 ngày, nhiệt độ 40 - 41°C, ủ rũ, ăn uống kém, lông xù, miệng chảy nhiều nước bọt như bọt bia; khóe miệng, nướu răng, vành móng chân lở loét, mưng mủ, bò đi lại khó khán.
+ Phòng, trị bệnh: Bệnh không có thuốc điều trị. Có thể dùng xanh Methylen hoặc bột kháng sinh điều trị các vết loét ở chân, miệng, tránh nhiễm trùng. Để phòng bệnh, tiêm phòng định kỳ 2 lần/năm và tiêm bổ sung theo lứa tuổi.
2. BỆNH NỘI KHOA
• Bệnh Chướng bụng đầy hơi
+ Nguyên nhân: Do bò ăn nhiều cỏ non, đặc biệt vào đầu mùa mưa hoặc do bò ăn phải thức ăn thối, mốc, thức ăn quá chua, thay đổi thức ăn đột ngột.
+ Triệu chứng: Bụng bò căng to dần (đặc biệt phía bên trái), bò biếng ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống không ỵên, thở khó khăn, bí đái, bí ỉa
Bò bị Chướng bụng đầy hơi (bụng trái phình to)
+ Điều trị: Dùng rơm khô hoặc bọc giẻ gồm muối rang hoặc gừng, rượu, giấm trộn lẫn chà sát mạnh hai bên sườn con vật; cho bò uống bài thuốc gồm tỏi (10 - 20 nhánh), lá trầu không (10 lá), một bát nhỏ than xoan hoặc than củi tán nhỏ pha với một ít giấm thanh hoặc khoảng 1 lít nước dưa chua; tiêm Pilocarpin, cho uống Bicarbonat natri. Nếu nặng, phải nhờ cán bộ thú y can thiệp bằng cách dùng troca chọc dạ cỏ cho thoát hơi ra.
+ Phòng bệnh: cỏ non, đặc biệt sau khi mưa, trước khi cho bò ăn nên rửa sạch và phơi tái; không cho bò ăn thức ăn ôi, mốc; không thay đổi thức ăn đột ngột.
3. BỆNH KÝ SINH TRÙNG
3.1. Bệnh Sán lá gan
+ Triệu chứng: Bò bị sán lá gan thường ỉa chảy, gầy yếu, vàng da niêm mạc nhợt nhạt.
+ Phòng trị bệnh: Dùng thuốc Fasinex 900 hoặc Dertin B (theo chỉ dẫn của cán bộ thú y).
Bệnh sán lá gan trong gan bò bị bệnh
3.2. Bệnh giun đũa bê
+ Triệu chứng: Bê đi ỉa phân sống, màu phân giống màu xi-măng nhạt, xù lông, bụng to, chậm lớn. Tuổi bê hay mắc là từ 10 - 40 ngày tuổi.
+ Điều trị: Dùng Piperazin uống, Levamisol tiêm bắp hoặc tiêm dưới da (theo chỉ dẫn của cán bộ thú y).
Bê bị bệnh Giun đũa (ỉa chảy, gày yếu, xù lông)
3.3. Bệnh Tiên mao trùng
+ Triệu chứng: Bò sốt cao 40 - 41°C trong 1 - 2 ngày sau đó giảm sốt rồi lại sốt cao trở lại. Khi sốt cao có triệu chứng thần kinh như quay cuồng, run rẩy; đi phân táo có lẫn máu hoặc đi lỏng, mùi hôi khẳm,...
+ Điều trị: Tiêm Naganin, Clorua canxi, trợ lực bằng nước sinh lý mặn, ngọt, Cafein,... (theo chỉ dẫn của cán bộ thú y)
Từ khóa » Bò Biếng ăn
-
Bò Bỏ ăn điều Trị Thuốc Như Nào Hiệu Quả - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Hỏi đáp: Hiện Tượng Giảm ăn ở Bò? - Người Chăn Nuôi
-
Bò Cái Mang Thai Nhưng Bỏ ăn Thì điều Trị Thế Nào? | VTC16 - YouTube
-
BÒ BỊ LÔNG XÙ, KHÔNG LỚN
-
Một Số Bệnh Thường Gặp ở Bò Và Cách điều Trị
-
Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ ở Bò - DairyVietnam
-
Bí Quyết Vỗ Béo Bò - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Cách Chữa Trị 4 Bệnh Thường Gặp ở Trâu, Bò Mùa Nắng Nóng
-
Các Bệnh Thường Gặp Ở Trâu Bò Và Cách Điều Trị Bà Con Cần Biết
-
Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ ở Trâu Bò. - Bài Viết ...
-
Cách Nấu Cháo Thịt Bò Củ Dền Cho Bé Biếng ăn Ngon Ngọt, Bổ Dưỡng
-
GỢI Ý MÓN ĂN NGON TỪ THỊT BÒ CHO BÉ BIẾNG ĂN - Smile Shop
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản. Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Nhốt Chuồng
-
[PDF] CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ SỮA - JICA
-
Trẻ Bị Biếng ăn Sinh Lý Kéo Dài Bao Lâu Và Xuất Hiện Khi Nào? | Vinmec
-
[DOC] 2. Thức ăn Chăn Nuôi Bò Sữa - Sở Khoa Học Công Nghệ TPHCM