Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Thỏ Cần Lưu Ý Trong Mô Hình Nuôi ...
Có thể bạn quan tâm
1, Bệnh bại huyết
Bệnh bại huyết trên thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do Calicivirus gây ra. Hiện nay, bệnh này vẫn chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu. Bênh thường xảy ra ở thỏ từ 50 ngày tuổi, có tính lây lan nhanh và gây chết hàng loạt. Tỉ lệ chết khoảng 80-100%. Đặc biệt bệnh có thể xảy ra quanh năm, bà con nên lưu ý đề phòng bệnh bại huyết cẩn thận trong suốt quá trình nuôi thỏ
Bệnh có thể lây trực tiếp do tiếp xúc trực tiếp với thú bệnh hoặc gián tiếp thông qua không khí, các chất thải như phân, nước tiểu , thức ăn , dụng cụ vật nuôi . Thỏ bệnh cũng có thể trở thành vật mang trùng và có thể đào thải vi-rút ra môi trường trong vòng 4 tuần sau khi khỏi bệnh. Đầu tiên vi-rút xâm nhập gây tổn thương gan, ruột non và các lympho. Tiếp theo, từ các cơ quan trên, virus xuyên qua các thành mạch xâm nhập vào máu. Tại đây chúng hình thành nên các cục huyết khối gây bại huyết, xuất huyết và chết hàng loạt.
Khi thỏ mắc bệnh bại huyết có một số triệu chứng cơ bản được phân thành nhiều cấp độ khác nhau như ở thể quá cấp, thỏ sẽ chết mà không bộc lộ triệu chứng; Thể cấp tính, thỏ sốt 40-41oC, bỏ ăn, ngủ mê, thở khó, hạ thân nhiệt rồi chết. Còn ở thể á cấp tính, thỏ sẽ có những triệu chứng sốt, co giật, kêu la, chảy máu mũi rồi chết.(Thỏ bị bạch huyết ở thể á cấp tính: sốt, co giật, kêu la, chảy máu mũi)
Cách phòng bệnh bại huyết ở thỏ hiệu quả
- Dùng Dùng vaccine bại huyết thỏ
- Tiêm dưới da hay tiêm bắp cho thỏ từ 45 ngày tuổi với liều dùng: 1ml/con. Lập lại sau 2 tuần và 6 tháng.
- Thỏ khi được tiêm vaccine sẽ miễn dịch với bệnh sau 5-7 ngày tiêm và kéo dài hơn 6 tháng.
- Thỏ mẹ được tiêm phòng bảo vệ thỏ con 6-12 tuần.
Vaccine phòng bệnh bại huyết thỏ và cách sử dụng
- Đặc tính: Là vắc xin vô hoạt được sản xuất từ chủng vi rút gây bệnh xuất huyết thỏ truyền nhiễm (Calicivirus), có tính an toàn và miễn dịch cao.
- Thành phần: Vi rút gây bệnh xuất huyết thỏ truyền nhiễm (Calicivirus) đã được vô hoạt bằng formalin. Chất bổ trợ: Keo phèn.
- Chỉ định: Dùng phòng bệnh xuất huyết truyền nhiễm cho thỏ (RHD) gây ra do Calicivirus.
- Cách sử dụng: Lấy vắc xin ra khỏi nơi bảo quản, để vắc xin đạt đến nhiệt độ phòng, lắc kỹ trước khi sử dụng.Dùng tiêm phòng cho thỏ khỏe mạnh từ 2 tháng tuổi trở lên. Tiêm dưới da hoặc bắp thịt; 1 ml/ con.
- Thời gian tiêm phòng: Tiêm phòng lần đầu tiên: Sau 60 ngày tuổi.Nếu trong vùng có bệnh xuất huyết thỏ lưu hành, hoặc vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao có thể tiêm phòng vắc xin cho thỏ lúc 45 ngày tuổi. Tái chủng sau mỗi 6 tháng.
2, Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh khá thường gặp ở thỏ ở mọi lứa tuổi. Một khi thỏ đã bị tiêu chảy thì rất khó để điều trị, vì vậy người chăn nuôi thỏ hiện nay cần phải phát hiện bệnh này càng sớm càng tốt , tránh gât thiệt hại lớn về kinh tế. Nguyên nhân chính dẫn đến thỏ bị tiêu chảy là do nhiễm khuẩn E.coli, Clostridium spp, Salmonella spp qua thức ăn, nước uống, thức ăn xanh nhiều nước,
Khi thỏ bị tiêu chảy sẽ có những biểu hiện đau bụng, đặc biệt khi sờ vào bụng thỏ sẽ dảy dụa, đẫn đến giảm hay bỏ ăn, tiêu chảy, phân dính long quanh hậu môn. Nếu bị nhiễm khuẩn E. coli thì phân sẽ lỏng hoặc trắng; Cầu trùng (Eimeria steidae): phân lỏng và có màu xám,xanh; Viêm ruột hoại tử (Clostridia spiroforme, Clostridium piliforme): Phân xanh đen, có bọt. Đặc biệt có nhiều trường hợp thỏ chết rất nhanh mà không có hiểu hiện tiêu chảy.(Cách nhận biết phân thỏ : 1-Rất bón, 2- Bị bón nhẹ, 3- Bình thường, 4- Bình thường, 5- Thiếu xơ, 6- Bị viêm ruột, 7- Viêm ruột)
Bệnh tiêu chảy ở thỏ cần phải được chuẩn đoán sớm để có giải pháp điều trị sớm, mang lại hiệu quả cao. Người chăn nuôi thỏ cần phải điều trị ngay khi thỏ có biểu hiện đi phân không bình thường. Hiệu quả của việc điều trị tiêu chảy có thể sẽ rất thấp khi mà phát hiện bênh ở giai đoạn thỏ đã tiêu chảy và bỏ ăn. Một lưu ý cực kì quan trọng, nếu thỏ bắt đầu bỏ ăn, bà con nên cho thỏ uống nước đường glucose hay đường cát 30% để có năng lượng chống bệnh. Sau đó rồi mới sử dụng thuốc để điều trị.
Cách phòng bệnh tiêu chảy cho thỏ:
- Không cho ăn thức ăn nhiều nước đột ngột (tập thích nghi dần)
- Kiểm tra thức ăn ôi mốc
- Định kỳ cho uống Enrofloxacine, mỗi tháng 1 lần x 3 ngày, tính từ ngày thỏ con biết ăn. (Việc sử dụng Enrofloxacine có thể ngừa được các bệnh đường hô hấp)
- Thành phần: Bromhexine HCL 150 mg, Enrofloxacin base 1 g, Dung môi đặc biệt vđ 10 ml
- Cách dùng và liều lượng:Hòa vào nước cho uống hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng.Dùng 1ml cho 5kgP/lần, ngày 2 lần.Hay 3-5 giọt/1kgP/lần, ngày 2 lần.Thời gian ngừng dùng thuốc: 12 ngày.Lưu ý : Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ <300C
Một số loại thuốc để điều trị tiêu chảy cho thỏ:
Anti – SCOUR:
- Thành phần: Trong mỗi 1 ml chứa: Colistin sulfate 20 000 IU, Spectinomycine dihydrochloride pentahydrate 1 mg, Dung môi chứa kaolin và pectin vđ 1 ml
- Chỉ định: Trị nhiễm trùng dạ dày-ruột trên heo con, bê, nghé, dê non, cừu con.Liều dùng: Lắc kỹ trước khi sử dụng. Dùng cho uống, ngày 2 lần, trong 3-5 ngày. Nếu sản phẩm kèm bơm, mỗi lần nhấn bơm tương đương 2 ml.Liều đầu tiên sử dụng gấp đôi liều trên.Nên bổ sung nước và chất điện giải nếu gia súc có biểu hiện mất nước.Tiếp tục cho uống thêm 1 ngày sau khi thấy gia súc ngừng tiêu chảy.
Nova – Colispec ( Điều trị cho thỏ miền nam)
- Thành phần : Spectinomycine HCl, Colistin sulfate
- Công dụng: Đặc trị tiêu chảy, phân vàng, phân trắng, phân xanh hoặc phân có máu trên heo con.
- Cách dùng: Cho uống trực tiếp, ngày 2 lần, trong 3-4 ngày liên tục.
- Lưu ý : Ống bơm1 lần bơm tương đương 0,5 mL.
Ở bài viết tuần này, chúng tôi chỉ nói đến 2 bệnh dễ mắc phải trên thỏ trong mô hình nuôi thỏ thịt hiện nay. Hiện tại vẫn còn nhiều bệnh mà thỏ có thể gặp phải trong suốt giai đoạn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn thỏ, đáng lo ngại cho nhiều người chăn nuôi. Các bạn có thể đón đọc thêm vào phần tiếp theo nhé.
Từ khóa » Thỏ Bị Tiêu Chảy Uống Thuốc Gì
-
Một Số Bệnh Thỏ Hay Mắc Và Cách Phòng Trị
-
Cách Chữa Bệnh Salmonella Khiến Thỏ Bị Tiêu Chảy | Pet Mart
-
Thỏ Bị Tiêu Chảy Và Cách Chữa Trị - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Chữa Trị Cho Thỏ Bị Tiêu Chảy
-
Làm Gì Khi Thỏ Bị Tiêu Chảy? - Đại Học Thú Y Hà Nội
-
Cách để Chữa Tiêu Chảy Cho Thỏ - WikiHow
-
Cách Trị Bệnh Tiêu Chảy Cho Thỏ - Lovely Petshop
-
Chữa Bệnh Tiêu Chảy Cho Thỏ Mau Khỏi - Wiki Phununet
-
Bệnh Tiêu Chảy ở Thỏ - Khoa Học
-
Kỹ Thuật Nuôi Và Phòng Bệnh Cho Thỏ
-
Hướng Dẫn Cách Chữa Trị Cho Thỏ Bị Tiêu Chảy
-
Thỏ Những Phương Pháp điều Trị Cho Thỏ Bị Tiêu Chảy - Yêu Pet
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Cách Chữa Trị Cho Thỏ Bị Tiêu Chảy - Yêu Thú Cưng
-
Nguyên Nhân Thỏ Bị Chướng Bụng Tiêu Chảy - Niên Giám Nông Nghiệp