Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 1 So Sánh Các Số Có Hai Chữ Số

Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Mầm non - Tiểu học
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 so sánh các số có hai chữ số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.76 KB, 22 trang )

MỤC LỤCNỘI DUNGTRANG1. MỞ ĐẦU11.1. Lí do chọn đề tài21.2. Mục đích nghiên cứu31.3. Đối tượng nghiên cứu31.4. Phương pháp nghiên cứu32. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM22.1. Cơ sở lí luận42.2. Thực trạng của vấn đề42.3. Các Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề5Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung, mục tiêu về toán so sánh các số cóhai chữ số và các dạng bài só sánh các số có hai chữ số ở lớp Một.Giải pháp 2: Giúp học sinh nhớ các kí hiệu dấu lớn, dấu bé khi sosánh các số có hai chữ số.Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhớ cách so sánh các số có hai chữ sốGiải pháp 4: Hướng dẫn học sinh làm được các dạng bài tập so sánhkhác nhau:Giải pháp 5. Rút ra quy tắc và các bước thực hiện khi làm toán.Giải pháp 6. Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học:567415162.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm163. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ173.1. Kết luận173.2. Kiến nghị1711. MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tàiỞ bậc Tiểu học, môn Toán được coi là môn học có thời lượng khá nhiềutrong chương trình. Toán cùng với các môn học khác, đóng vai trò quan trọngtrong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Điều đặc biệt, trongđời sống khoa học kĩ thuật hiện đại, môn Toán góp phần đào tạo học sinh trởthành những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo, đáp ứngđược nhu cầu phát triển của khoa học công nghiệp 4.0, trong xã hội thời kì đổimới.Với môn Toán, kiến thức về so sánh các số có hai chữ số, cũng có tácdụng to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoat, sángtạo, đức tính trung thực, thật thà ở mỗi học sinh. Hơn nữa nó còn là kiến thứcgiúp các em biết so sánh, lựa chọn những điều tốt (xấu), những điều bổ ích, tốtđẹp đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.Học Toán về so sánh có nhiều thiết thực như vậy, nhưng để học và làmtoán so sánh các số có hai chữ số được tốt thì không phải là dễ. Bởi vì: Dạngtoán về so sánh số có hai chữ số, được học trong chương trình lớp Một - là dạngtoán khó. Tuy nhiên, nó không cầu kì trong cách diễn đạt ở bài làm, cách trìnhbày bài như các dạng toán khác mà nó có điểm khó đó. Điểm khó là: Muốn sosánh phải nhớ được cách so sánh các số có hai chữ số, bài tập lại có nhiều dạngbài khác nhau. Có bài để tìm được kết quả phải sử dụng đến kiến thức cộng, trừ.Có dạng bài tập, còn sử dụng cả kiến thức về tính chất của phép tính để làm.Hơn thế nữa, cách so sánh các số có hai chữ số học ở lớp Một nhưng lại là nềntảng của kiến thức về so sánh các số có 3, 4 chữ số được học ở các lớp trên. Dovậy, khi dạy học sinh học về so sánh các số có hai chữ số, giáo viên cần giúp họcsinh nắm vững cách so sánh các số đó. Hơn thế, cũng cần tìm hiểu xem tất cảhọc sinh trong lớp có hiểu bài, có vận dụng linh hoạt được cách so sánh đã họcvào quá trình làm bài tập hay không.Lớp Một là lớp học nền móng của bậc Tiểu học, việc họcToán ở lớp 1 cũng chính là việc đặt những viên gạch đầu tiêncho mái nhà tri thức Toán học. Một trong những viên gạch vữngchắc đó chính là mảng kiến thức về so sánh sốtự nhiên. Để giúp các em, vận dụng được kiến thức so sánh số có hai chữ sốvào thực tế làm bài tập, làm tốt các dạng bài so sánh khác nhau. Tôi nghĩ, rất cầncó sự động viên, giúp đỡ, kèm cặp của thầy cô. Muốn kèm cặp, giúp đỡ các emcần phải có những Giải pháp phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thứccủa học sinh thì việc rèn luyện kỹ năng so sánh các số có hai chữ số, mới thànhcông. Vì thế, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm với tiêu đề “ Một số Giảipháp giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Phú so sánh các số có haichữ số”2Qua đề tài này,với mong muốn giúp học sinh học tốt, có kĩ năng so sánhcác số có hai chữ số. Tạo tiền đề vững chắc, khi học về toán so sánh các số ở lớptrên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán.1.2. Mục đích nghiên cứu- Sáng kiến kinh nghiệm nhằm tìm ra các Giải pháp để nâng cao chấtlượng giảng dạy góp phần nâng cao kỹ năng so sánh các số có hai chữ số chohọc sinh lớp 1.- Việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm nhằm đúc rút ra một số kinhnghiêm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện so sánh các số có haichữ số.1.3. Đối tượng nghiên cứu- Nghiên cứu chương trình Toán 1.- Các giải pháp để giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Phú so sánhcác số có hai chữ số- Học sinh lớp 1D trường Tiểu học Nga Phú - Nga Sơn.1.4. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu lý luận:+ Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài.+ Tìm hiểu sách hướng dẫn học Toán lớp 1, sách giáo viên, tài liệu hướngdẫn về đổi mới nội dung - phương pháp dạy học ở Tiểu học, chương trình bồidưỡng thường xuyên.- Phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát thực tế:+ Tìm hiểu thực tế dạy và học cuả GV và HS, của bạn bè đồng nghiệp.+ Trao đổi, dự giờ, kiến tập, thảo luận, toạ đàm với đồng nghiệp.- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánhgiá hiệu quả của việc vận dụng đổi mới nội dung - phương pháp dạy học vào lớp1D trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn – Thanh Hóa.- Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở Bài tậpToán 5: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên của GVTH.- Phương pháp thông kê, thu thập số liệu: Điều tra bằng phiếu học tập đểđánh giá kết quả thu được sâu khi áp dụng SKKN.32. NỘI DUNG2.1. Cơ sở lý luậnTrong tất cả các môn học ở trong trường tiểu học hiện nay, mỗi môn đềuchiếm một vị trí quan trọng, nó góp phần vào sự hình thành và phát triển nhâncách của trẻ.Cũng như các môn học khác môn toán chiếm không nhỏ một vị trí quantrọng trong đời sống của trẻ. Thông qua môn học học sinh được làm quen, đượctrang bị những hiểu biết ban đầu về toán học. Cụ thể là các kiến thức về số họcvà các phép tính trên chúng, bên cạnh nó học sinh cũng được làm quen, nhậnbiết và thực hành các yếu tố đại lượng, hình học, đại đa số và giải các bài toáncó lời văn. Các kiến thức ban đầu ấy có nhiều ứng dụng trong học tập và laođộng sản xuất. Môn toán còn giúp các em nhận biết được những mối quan hệ vàsố lượng, đại lượng và hình dạng trong không gian của thế giới khách quan, giúptrẻ hoạt động và ứng dụng trong cuộc sống. Những kiến thức này vừa có ý nghĩatập cho các em làm quen đồng thời tập cho các em làm quen đồng thời chuẩn bịcho việc học toán ở trên.Như chúng ta đã biết: Toán so sánh, không đơn thuần chỉ giúp học sinhnhận biết được cái này nhiều hơn cái kia, số này lớn hơn số kia mà còn giúp cácem biết lựa chọn cho mình những điều bổ ích, đích thực cần phải hướng tới đangdiễn ra xung quanh các em.Để học sinh lớp Một nắm vững được cách so sánh các số có hai chữ số làvấn đề rất khó. Bởi vì, tư duy của các em còn non nớt, đọc chưa thông viết chưathạo, kĩ năng tư duy suy luận về toán chưa nhiều. Các em không thể ngày mộtngày hai làm tốt được, cần phải có thời gian và sự rèn luyện nhiều thì các emmới có kỹ năng làm các bài tập so sánh ở các dạng bài khác nhau một cáchthành thạo.Chính vì thế, mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ngoài việc nắm vữngkiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cần tự tìm cho mình phương pháp giảng dạyriêng. Để khi dạy học, các em lớp cảm thấy dễ hiểu, dễ vận dụng vào việc sosánh các số có hai chữ số.2.2. Thực trạng của vấn đề2.2.1. Thực trạng chungNhìn chung, khi học về toán so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớpMột. Phần đa là các em làm bài tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số em còn nhiềulúng túng khi so sánh hai trực tiếp hai số hoặc ở các dạng bài so sánh khác nhau.Chẳng hạn: Còn quên cách so sánh các số có hai chữ số. Hay khi thựchiện phép so sánh, có một hoặc cả hai vế đang là phép tính. Khi làm dạng bài tậpnày, cần phải tính kết quả của các vế đó trước rồi mới so sánh nhưng các emkhông tính để vậy so sánh dẫn đến kết quả sai. Hay với dạng bài tập, viết các số4theo thứ tự từ lớn đến bé, các em còn chưa rõ từ lớn đến bé là viết như thếnào.v.v…2.2.2. Thực trạng về học sinh trong lớp:Năm học 2018 – 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1D. Trong lớpcó 32 em học sinh chủ yếu là khu Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát. Nhà của cácem xã trường (có em cách 3,5km đường đất). Một số em phát âm nhỏ, đọc cònchậm, viết chưa thành thạo, khả năng làm toán chưa nhanh. Phần lớn gia đìnhphụ huynh chưa quan tâm tới việc học tập của các em do điều kiện hoàn cảnhgia đình khó khăn về kinh tế phải lo làm ăn xa. Họ phải gửi con ở với ông bà,không trực tiếp giúp đỡ con học tập hằng ngày được. Điều này, phần nào cũngảnh hưởng đến việc học tập của các em nhất là học toán. Qua giảng dạy, tôinhận thấy nguyên nhân học sinh làm toán so sánh chưa tốt là:- Học sinh nhầm lẫn khi sử dụng kí hiệu “lớn hơn” >, “bé hơn” , ,, ), dấu bé (), dấu bé ( )- Khi viết < , > vào giữa hai số thì đầu nhọn bao giờ cũng chỉ về số bé.b. Một lỗi mà học sinh còn mắc phải khi sử dụng dấu <, > là:Ví dụ: So sánh 15 với số 18Khi so sánh, các em biết được 15 bé hơn 18 nhưng còn lúng túng khôngbiết chọn dấu nào đặt cho phù hợp, có em chọn dấu bé là kết quả đúng, nhưng cóem chọn dấu lớn đó là kết quả sai.Để khắc phục điểm nhầm lẫn trên, ngay từ khi hướng dẫn các em so sánhtrực tiếp hai số. Tôi quy ước với học sinh như sau:Khi so sánh hai số với nhau, số bên trái được hiểu là số sẽ đi so sánh vớisố còn lại, còn số bên phải được hiểu là số bị so sánh.6Tên gọi dấu lớn ( hoặc dấu bé ) bao giờ cũng được gọi theo số đi so sánh.( Tức là số ở bên trái)Nếu số bên trái là số lớn, ta chọn dấu lớn. Nếu là số bé thì ta chọn dấu bé.Trở lại ví dụ: So sánh 15 với số 18Ta so sánh biết được 15 bé hơn 18, ta chọn dấu bé. ( 15 30Với cách hướng dẫn này giúp học sinh nhớ kí hiệu dấu <, > ; các em dễdàng lựa chọn được dấu phù hợp.Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhớ cách so sánh các số có hai chữ sốMuốn làm tốt bài tập, học sinh phải nhớ được cách so sánh số có hai chữsố. Vì vậy, tôi đã giúp học sinh nhớ được cách so sánh hai số, trong từng trườnghợp cụ thể sau:Trường hợp 1: So sánh hai số có chữ số hàng chục giống nhau:Để nhớ được cách so sánh ở trường hợp này tôi đã hướng dẫn học sinhtìm hiểu, củng cố cách so sánh như sau:- Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị?- Số chục của hai số đó như thế nào?- Hai số có số chục giống nhau cần phải làm thế nào?- Nêu cách so sánh khi cả hai số có số chục giống nhau?Ví dụ: So sánh số 75 với số 72Cho nhọc sinh nhận xét:- Số 75 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 7 chục và 5 đơn vị)- Số 72 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 7 chục và 2 đơn vị)- Hai số này có chữ số hàng chục như thế nào? ( Đều bằng 7)Hai số có số chục giống nhau ta phải làm thế nào? (Ta so sánh hai chữ sốcủa hàng đơn vị)Hướng dẫn đến đây tôi dừng lai. Các em làm bài, nêu kết quả, bạn nhậnxét, giáo viên nhận xét và hỏi.- Nêu cách so sánh hai số có số chục giống nhau?(Vì 5 > 2 nên 75 > 72 hoặc 72 < 75)- Khi so sánh 2 số mà có chữ số hàng chục giống nhau thì ta phải làm thếnào? ( Ta phải so sánh tiếp 2 chữ số hàng đơn vị, số nào có chữ số hàng đơn vịlớn hơn thì số đó lớn hơn)Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinhtrực tiếp so sánh.Chẳng hạn: So sánh: 58 ....59; 75 .... 72 ( HS làm nhanh 2 ví dụ vào bảngcon. Nếu em nào làm chưa đúng tôi phân tích bằng lời, bằng ví dụ cụ thể để họcsinh hiểu rồi mới chuyển sang phần khác.7Trường hợp 2. So sánh hai số có chữ số hàng chục không giống nhau :Ở trường hợp này tôi cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu, củng cố cách sosánh như sau:- Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị?- Số chục của hai số đó như thế nào?- Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau ?Ví dụ: So sánh số 83 với số 68Cho nhọc sinh nhận xét:- Số 83 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 8 chục và 3 đơn vị)- Số 68 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 6 chục và 8 đơn vị)- Chữ số chục của hai sô trên như thế nào?- Định hướng cho các em đến đây, tôi dừng lại. Các em làm bài, nêu kếtquả, bạn nhận xét, tôi kết luận kết quả đúng. Hỏi HS tiếp:- Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau ? (Vì 6 chục lớn hơn 5chục nên 63 > 58)Vậy: Khi so sánh hai số mà có chữ số hàng chục khác nhau thì ta làm nhưthế nào ? (Số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn)Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên. Sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinhtrực tiếp so sánh.Ví dụ: So sánh: 85 ....90 ; 65 .... 42( Học sinh làm nhanh 2 ví dụ trên vào bảng con. Em nào làm chưa đúng tôihướng dẫn bằng ví dụ cụ thể. Hướng dẫn đến khi các em hiểu mới chuyển sangphần khác.)Trường hợp 3. So sánh hai số có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vịgiống nhauVới trường hợp thứ 3 này tôi cũng hướng dẫn như sau:- Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị?- Cả hai số đều có số chục và số đơn vị như thế nào?- Em đã so sánh hai số trên như thế nào ?Ví dụ: So sánh số 24 và 24- Học sinh nhận xét:- Số 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị?- Số 24 cũng gồm mấy chục và mấy đơn vị?- Các em làm bài, nêu kết quả bạn nhận xét, tôi kết luận và hỏi tiếp:- Em so sánh số trên như thế nào? (Hai số trên có số chục và số đơn vịbằng nhau nên: 24 = 24).Vậy: Khi so sánh số có hai chữ số, cả hai số có chữ số hàng chục và hàngđơn vị bằng nhau thì hai số đó sẽ như thế nào? (Hai số đó bằng nhau)8Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinhtrực tiếp so sánh.So sánh: 88 ....88 ; 66 .... 44( Các em làm nhanh 2 ví dụ vào bảng con. Khi làm vào bảng, tôi sẽ pháthiện được em nào làm chưa đúng, tôi cũng giải thích bằng lời, bằng ví dụ cụ thểđến khi các em hiểu mới chuyển sang phần khác.)Sau đó, tôi tổng hợp lại cách so sánh cả ba trường hợp trên để học sinh nhớ :- Khi so sánh các số có hai chữ số các em cần nhớ:Ta cần so sánh chữ số hàng chục trước. Nếu chữ số hàng chục của hai sốbằng nhau thì ta so sánh tiếp đến hai chữ số của hàng đơn vị. Số nào có chữ sốhàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thìsố đó bé hơn).- Nêu hàng chục của hai số khác nhau thì số nào có chữ số hàng chụclớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn.- Nếu cả hai số có chữ số hàng chục và đơn vị giống nhau thì hai số đóbằng nhau.Nhiều học sinh nhắc lại cách so sánh trên.Với sự hướng dẫn trên, đã giúp các em nhớ được cách so sánh các số cóhai chữ số một cách cụ thể, dễ dàng.Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh làm được các dạng bài tập so sánh khác nhau:Tôi tiến hành giúp học sinh làm một số dạng bài tập so sánh cơ bản sau:Dạng 1. Dạng bài điền dầu >, 78 .....6981 ...82, < , = vào chỗ chấm)- Muốn điền được dấu ta cần phải làm gì? ( Phải so sánh 2 số với nhau)- Hướng dẫn đến đây, tôi dừng lại. Để học sinh làm bài- Các em nêu kết quả và cùng nhận xétKết quả:34 < 5047 > 4578 > 6981 < 829?72 < 8195 > 9062 = 6263 = 63Tôi nhận xét kết quả và chốt bài.Khi chốt bài tập trên,cần hỏi riêng từng trường hợp để củng cố cách sosánh đồng thời giúp các em biết so sánh số có hai chữ số được thành thạo hơn.Trường hợp: Hai số có chữ số chục không giống nhau:Tôi chỉ vào cặp số: 34 < 50 và hỏi:- Vì sao em điền dấu < vào giữa hai số trên? ( Vì 3 chục bé hơn 5 chụcnên 34 < 50).- Khi so sánh các số có hai chữ số, số có chữ số hàng chục bé hơn thì sốđó sẽ như thế nào? ( Số đó sẽ bé hơn)Học sinh trả lời xong, tôi hỏi ngược lại: Số có chữ số hàng chục lớn hơnthì số đó sẽ như thế nào? ( Số đó sẽ lớn hơn).Trường hợp: Hai số có chữ số chục giống nhau:Tôi chỉ vào cặp số: 47 > 45 và hỏi:- Em đã so sánh hai số trên như thế nào? ( Hai số trên có số chục giốngnhau, em so sánh chữ số hàng đơn vị. Vì 7 > 5 nên 47 > 45)Vậy: Khi so sánh số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục giốngnhau, ta so sánh đến chữ số hàng nào? ( So sánh hai chữ số của hàng đơn vị)- Số có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó sẽ như thế nào?( Lớn hơn)- Số có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó sẽ như thế nào?( Bé hơn)Trường hợp: Hai số có chữ số chục và chữ số đơn vị giống nhauTôi chỉ vào cặp số: 62 = 62 và hỏi:- Vì sao em điền dấu = vào giữa hai số này? (Vì: Hai số này có chữ số chụclà 6 và chữ số đơn vị là 2 nên chúng bằng nhau.)Vậy: Khi so sánh các số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chụcvà chữ số hàng đơn vị giống nhau thì hai số đó như thế nào? (Hai số bằng nhau)Bằng sự hướng dẫn trên, các em đã nắm được yêu cầu của bài, định hướngđược cách làm bài, củng cố cách so sánh các số có hai chữ số.b. Phép so sánh có một vế là phép tính.Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi:- Bài tập yêu cầu ta làm gì?- Với bài tập này, ta có thực hiện luôn việc so sánh không? ( Không)Vì sao?Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi:- Vì sao em chọn dầu này vào chỗ trống?- (Hoặc) Còn cách làm nào khác không?Ví du: Phần c ( SGK Toán 1 – Trang 147>, 10 + 416 = 10 + 618 = 15 + 3Nhận xét kết quả của học sinh. Tôi hỏi :- Vì sao em chon dấu bằng trong 16 = 10 + 6?- HS sẽ giải thích: Vì 10 + 6 = 16 ; mà 16 so với 16, hai số 16 = 10 + 6này có số chục và số đơn vị bằng nhau nên chúng bằng16nhau.Tôi nói: Em giải thích đúng.- Em nào có cách so sánh khác không? ( Có cách so sánh khác)(Đó là: Không tính kết quả phép tính 10 + 6 mà phân tích 16 thành 16 = 10 + 6để so sánh.) Vì 16 = 10 + 6 mà 10 + 6 =10 + 6. Do đó 16 = 10 + 6Nếu học sinh không trả lời được tôi sẽ giải thích để các em biết và nhận rađược với dạng bài trên có thể có hai cách làm. Đó là:Cách 1: Tính kết quả phép tính trước rồi đưa về dạng so sánh các số có hai chữ số.Cách 2: Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị để so sánh.Với cách này, các em làm được dạng bài so sánh có một vế là phép tính.c. Phép so sánh cả hai vế là phép tính.Ở dạng bài tập nay, kiến thức về so sánh đã được nâng cao. Phần tìm hiểuđề và câu hỏi định hướng để các em làm bài cũng phải kĩ hơn.Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi:- Đề bài yêu cầu phải làm gì?- Với bài tập này ta có thực hiện luôn việc so sánh không? Vì sao?Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi:- Vì sao em lựa chọn dấu này?- Còn cách so sánh nào khác không?Ví dụ: Bài 3( SGK Toán lớp 1- Trang 160)11>, 43 – 335 - 5 < 35 - 443 +3= 42 + 3130 – 20 = 40 - 3031 + 42Nhận xét kết quả xong, tôi củng cố:- Tôi chỉ vào phép so sánh: 35 - 5 < 35 - 4 và hỏi:- Vì sao em chọn dấu < ( bé) điền vào đây? ( 35 – 5 < 35 – 4)HS trả lời: + Vì 35 – 5 =30 còn 35 - 4 = 3135 -5+ Mà 30 < 31, nên 35 – 5 < 35 – 430 4 nên 35 trừ đi 5 cókết quả bé hơn 35 trừ đi 4. Do vậy: 35 – 5 < 35 – 4Tôi kết luận cách làm đó cũng đúng và rất nhanh. Để khắc sâu, tôi đưanhanh vài ví dụ để cho các em so sánh trực tiếp bằng lời.Ví dụ: So sánh 46 – 6 với 46 – 5; 37 – 6 với 37 – 7- Tiếp tục hỏi đến phép so sánh 43 + 3 .... 43 – 3- Phép so sánh này em đã làm như thế nào? (Thực hiện phép tính, rồi sosánh hai kết quả đó.)- Tôi hỏi tiếp: Em còn cách so sánh nào khác không?Học sinh nêu được thì tốt. Nếu học sinh không nêu được tôi giải thích:(Phép so sánh trên, mỗi vế là phép tính và đều có số 43.Vế trái 43 cộng 3còn vế phải 43 là trừ 3. Cùng một số nhưng cộng thêm 3 vào sẽ lớn hơn trừ đi 3.Do vậy ta chọn ngay được dấu >.=12- Tôi chỉ tiếp vào phép so sánh 31 + 4242 + 31và hỏi:- Vì sao em chọn dấu = vào đây? 31 + 42 = 42 + 31- Học sinh giải thích cách làm xong tôi hỏi tiếp:- Còn cách so sánh nào khác không?- Học sinh trả lời, nếu học sinh không trả lời được tôi gợi ý:(Hai phép tính trên mỗi phép tính đều có 31 và 42, chỉ khác vị trí đứng củachúng. Nên kết quả bằng nhau.)Ở phép so sánh này, tôi muốn học sinh biết dựa vào vị trí của các số trongphép cộng để so sánh. ( Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả khôngthay đổi.)Dạng 2. Dạng bài khoanh vào số lớn nhất, số bé nhấtTrước khi học sinh làm bài tôi hỏi:- Bài tập yêu cầu làm gì?- Mỗi câu có mấy số? Đều là số có mấy chữ số?- Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì?Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi:- Vì sao em chọn số này?Với sự dẫn dắt trên,tôi đã giúp các em tìm số lớn, số bé trong các số đãcho như sau:a. Dạng bài khoanh vào số lớn nhấtVí dụ: Bài 2( SGK Toán lớp 1- Trang 143)Khoanh vào số lớn nhất:a. 72, 68, 80b. 97, 94, 92c. 91, 87, 69d. 45, 40, 38- Bài tập yêu cầu ta làm gì?- Mỗi câu có mấy số?( 3 số) Đều là số có mấy chữ số? ( Có hai chữ số)- Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì? (cần phải so sánh)Sau khi học sinh làm bài tập xong, các em chữa bài, tôi củng cố:Ở câu a: Vì sao em khoanh vào số 80?(Vì trong các số72, 68, 80 có chữ số hàng chục là 7, 6, 8 mà 8 > 7>6 nênsố 80 là số lớn nhất.) Hoặc: 68 bé hơn 72, 72 bé hơn 80, vậy 80 là số lớn nhất.Ở câu b Tại sao em khoanh vào số 97?(Vì trong các số 97, 94, 92 có các chữ số hàng chục bằng nhau, đều là 9,Chữ số hàng đơn vị là 7, 4, 2 mà 7 > 4 >2 nên số 97 là số lớn nhất.b. Dạng bài khoanh vào số bé nhấtVí dụ: Bài 3( SGK Toán lớp 1- Trang 143)Khoanh vào số bé nhất:a. 38 , 48, 18b. 76 , 78, 75b. 60, 97, 61d. 79, 60, 8113- Bài tập yêu cầu ta làm gì?- Mỗi câu có mấy số?( 3 số). Đều là số có mấy chữ số? ( Có hai chữ số)- Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì? (cần phải so sánh)Sau khi học sinh làm bài xong,các em chữa bài, Tôi củng cố:- Ở câu a, vì sao em khoanh vào số 38?( Vì trong các số 38 , 48, 18 có chữ số hàng chục là 3, 4, 1 mà 1< 4 6 >3 nên 72 > 64 >38.Vì vậy, thứ tự các số từ lớn đến bé là: 72 , 64, 38)Câu b hỏi tương tự câu a.Tôi hỏi thêm về câu b.- Ở câu b, không cần so sánh dựa vào câu a ta có thể tìm được kết quảkhông ? ( Có)Nếu học sinh không trả lời được thi tôi giải thích, hướng dẫn như sau:(Vì Ở câu a, các số đã được viết theo thứ tự từ lớn đến bé. Nghĩa là, số lớnnhất đứng đầu và số bé đứng cuối. Ở câu b, viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Tứclà, số bé được viết đầu tiên và số lớn nhất lại viết cuối cùng. Do vây, từ kết quảcâu a, ta chỉ viết ngược lại được kết câu b.Cách diễn đạt này, nghe dài nhưng thực tế các em thuần thục thi đây lại làbước giúp học sinh làm bài nhanh, sáng tạo. Các em, không cần phải mất côngso sánh hai lần mà vẫn tím được kết quả. (Đặc biệt rất tốt đối với bài viết theothứ tự ở các số lớn hơn.)Như vậy: Toán về so sánh các số có hai chữ số, có rất nhiều dạng bài khácnhau. Dù ở dạng bài tập nào, cuối cùng cơ bản là vẫn sử dụng cách so sánh cácsố có hai chữ số để làm. Điều quan trọng trước khi làm bài, cần phải giúp họcsinh xác định được yêu cầu của bài. Hướng dẫn cách làm bằng hệ thống câu hỏi.Còn có một số phép so sánh,có thể sử dụng tính chất của phép tính để so sánhcho nhanh. Cần khuyết khích học sinh sử dụng cách này, để phát huy tính sángtạo, trí thông minh khi làm bài của các em.Duy trì, thực hiện tốt việc làm trên chính là giúp các em có kĩ năng tốt vềso sánh các số có hai chữ số.Giải pháp 5. Rút ra quy tắc và các bước thực hiện khi làm toán.Ở các phần trên khi hướng dẫn HS tìm hiểu về vị trí, giá trịcủa mỗi số và chữ số trong các số tự nhiên, tìm hiểu về thuậtngữ toán học cũng như tìm hiểu dữ liệu của mỗi đề toán, tôi đềuđã rút ra quy tắc chung để làm cho mỗi dạng toán. Ở đây tôi xinđưa thêm ra vấn đề nữa trong mảng kiến thức so sánh số tựnhiên như sau:Ví dụ 1:>, , , 58thì HS cũng chỉ hiểu bài một cách máy móc mà thôi. Nhưng nếucác em lấy 6 thẻ (mỗi thẻ một chục que tính) và 3 que tính rờiso với 5 thẻ (mỗi thẻ 1 chục que tính) và 8 que tính rời, các em16sẽ hình thành được biểu tượng về số chục và số đơn vị, từ đó dễdàng nhận ra cần chú ý đến số chục trước khi so sánh. Nhìn vàomô hình HS biết vì sao 63 > 58, có thể giải thích được. Khi dạy,một số giáo viên còn ngại, hoặc lúng túng sử dụng đồ dùng dạyhọc khi giảng dạy nói chung và khi dạy “So sánh số tự nhiên”nói riêng. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần có sựchuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. Chẳng hạn chuẩn bịđồ dùng như sau:2.4. Kết quả thực hiệnSau khi vận dụng các giải pháp trên vào quá trình dạy học, tôi nhận thấy:Các em đã hạn chế được rất nhiều lỗi sai trong khi làm bài. Từ chỗ hay nhầm lẫncác dấu khi so sánh, quên cách so sánh, lúng túng với các dạng bài so sánh khácnhau thì nay các em làm bài khẩn trương hơn, thành thạo hơn trong các bài tậpso sánh khác nhau, các em mạnh dạn, tự tin trong học tập hơn.Tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh để nắm chất lượng làm toán so sánhcủa học sinh.Đề bài: <, >, =, ?45………..5433 ……….5539……….. 4013 + 4 ……….4 + 1019 – 6 ………12 + 721+ 5 ……….5 + 21Kết quả đạt được như sau:Sĩ số32Điểm 9-10SL%2062.5Điểm 7-8SL%928.117Điểm 5-6SL%39.4Điểm dưới 5SL%0Kết quả trên cho thấy: Chất lượng học toán so sánh các số có hai chữ sốtrong lớp đã được nâng lên rõ rệt. Kỹ năng làm bài so sánh số có hai chữ số củahọc sinh rất tốt. Tỷ lệ học sinh đạt điểm 7-10 tăng cao, không có học sinh bịđiểm dưới 53. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ3.1. Kết luậnDạy toán và học toán ở tiểu học có vai trò rất quan trọng. Khi học toán,các em không chỉ sử dụng kiến thức để làm bài tập trong sách giáo khoa, kiếnthức để học lớp trên mà còn làm vốn kiến thức toán học đối với cuộc sống bênngoài xã hội. Do vậy, đòi hỏi giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức, tích cựcđổi mới phương pháp, tìm mọi Giải pháp để giúp học tiếp thu bài tôt.Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi, những vấn đề học sinh còn vướng mắctrong quá trình học về so sánh các số có hai chữ số và cùng với kiến thức chuyênmôn nghiệp vụ của mình tôi đã đúc rút được kinh nghiệm một số Giải pháp giúpđỡ học sinh lớp Một so sánh các số có hai chữ số.Sau thời gian áp dụng các Giải pháp trên vào thực tế giảng dạy, từ kết quảkiểm tra cho thấy, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh đã có kĩnăng so sánh các số có hai chữ số.Tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân, khi dạy vềtoán so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một như sau:- Yêu quý học sinh, tìm hiểu đặc điểm riêng của học sinh trong lớp.- Phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch dạy học phù hợp.- Tích cực nhận xét bài làm của học sinh. Kịp thời nắm bắt những vướngmắc của các em khi làm bài, nghiên cứu tìm cách khắc phục.- Trau dồi kiến thức, học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiêp, đổimới phương pháp trong dạy học, Có kế hoạch dạy học cụ thể phù hợp với đặcđiểm tình hình của lớp.3.2. Kiến nghị:Phòng giáo dục và đào tạo cần tổ chức các đợt chuyên đề về dạy các dạngbài trong môn Toán ở tiểu học để các trường trao đổi kinh nghiệm.Trên đây, là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra trong quá trình gảngdạy. Với hi vọng góp phần nhỏ bé vào việc nâng hiệu quả giảng dạy toán so sánhcác số có hai chữ số cho học sinh lớp Một.Trong quá trình thực hiện và ghi lạikinh nghiệm của mình, bản thân không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc cónhững điểm chưa phù hợp. Rất mong được được sự đóng góp ý kiến của Hộiđồng khoa học, bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!18XÁC NHẬNCỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊNga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2019Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.Người viếtMai Huy HợiNguyễn Thị SimTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Sách giáo khoa Toán 1– Nhà xuất bản Giáo dục2. Phương pháp dạy học Toán tập 1,2 - Nhà xuất bản Giáo dục3. Đổi mới môn Toán Tiểu học - Bộ giáo dục và đào tạo4. Toán học vui – vui học Toán - Nhà xuất bản Giáo dục5. Giúp em giỏi Toán 1 - Nhà xuất bản Giáo dục6. Bồi dưỡng Modun chương trình Sách giáo khoa mới (Tài liệu họcBDTX giáo viên).19DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GDVÀ ĐT, CẤP SỞ GD VÀ ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠNXẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊNHọ và tên tác giả: Nguyễn Thị SimChức vụ: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga PhúTT Tên đề tài SKKNCấp đánh giáxếp loại( Phòng, sở,tỉnh)1 Kinh nghiệm tổ chức trò chơi Phòng giáo dụctrong dạy học Toán cho học huyện Nga Sơnsinh lớp 120Kết quảNăm họcđánh giá đánh giá xếploạixếp loại(A, B, C)C2008 - 20092 Kinh nghiệm luyện viết chữ Phòng giáo dụcđẹp cho học sinh lớp 1huyện Nga Sơn21C2013 - 2014

Tài liệu liên quan

  • SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 tích cực học môn âm nhạc SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 tích cực học môn âm nhạc
    • 13
    • 975
    • 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm: một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn tập đọc Sáng kiến kinh nghiệm: một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn tập đọc
    • 15
    • 1
    • 0
  • “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn ” “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn ”
    • 20
    • 809
    • 0
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 trường tiểu học thị trấn huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa học tốt phân môn kể chuyện  Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 trường tiểu học thị trấn huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa học tốt phân môn kể chuyện
    • 18
    • 207
    • 0
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn kể chuyện Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn kể chuyện
    • 17
    • 403
    • 0
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt các bài toán chuyển động đều  Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt các bài toán chuyển động đều
    • 17
    • 496
    • 0
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn học vần Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn học vần
    • 16
    • 367
    • 4
  • “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn ” “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn ”
    • 20
    • 351
    • 0
  • SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức cơ bản môn Ngữ văn
    • 11
    • 608
    • 1
  • SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Thủ công SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Thủ công
    • 28
    • 337
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(341.5 KB - 22 trang) - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 so sánh các số có hai chữ số Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Toán So Sánh Nâng Cao Lớp 1