Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 2 Học Tốt Về đơn Vị đo độ Dài

Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Mầm non - Tiểu học
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt về đơn vị đo độ dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.87 KB, 24 trang )

1. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tài.Môn Toán là môn học có vai trò quan trọng trong chương trình các môn họcở Tiểu học. Bởi học toán giúp học sinh biết suy luận một cách ngắn gọn, có căn cứđầy đủ, chính xác, nhất quán; biết trình bày, diễn đạt ý nghĩ của mình một cáchngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. Qua học toán, học sinh tích cực, sáng tạo hơn, suyluận logic và nhạy bén hơn trong mọi vấn đề.Chương trình Toán Tiểu học cung cấp cho học sinh các mạch kiếnthức số học, đại lượng và số đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải toán. Cácmạch kiến thức này không dạy một cách riêng biệt mà dạy đan xen nhau và đượcxây dựng theo vòng tròn đồng tâm với mạch kiến thức ở lớp trên kế thừa và mởrộng, nâng cao hơn ở lớp dưới, phù hợp với sự phát triển trí tuệ của học sinh Tiểuhọc. Trong đó, mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” cung cấp cho họcsinh đại lượng về độ dài, thời gian, diện tích, thể tích,…Nhưng là mạch kiến thứckhó dạy vì đối tượng học sinh còn nhỏ tuổi, tư duy và hiểu biết thực tế còn non,nhanh nhớ nhanh quên. Nhưng mạch kiến thức về đại lượng và số đo đại lượng lạirất quan trọng và bổ ích. Nó giúp cho học sinh tiếp cận, vận dụng được kiến thức,kĩ năng học tập trong môn Toán vào phục vụ cuộc sống.Qua thực tế dạy học về số đo độ dài, cụ thể là dạy về các đơn vị đo đề-ximét; mét; ki-lô-mét; mi-li-mét, tôi thấy đa số giáo viên đã xác định được mục tiêutiết học, cung cấp đúng, đủ nội dung mà sách giáo khoa cung cấp. Tuy nhiên,trong quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh, giáo viên còn gặp những khókhăn, lúng túng dẫn đến việc truyền tải kiến thức còn máy móc hoặc dạy chaythiếu đồ dùng học tập. Đối với học sinh lớp 2, việc tiếp thu và làm bài tập với sốđo độ dài còn nhiều hạn chế, các em mới chỉ được làm quen và tiếp thu kiếnthức ở mức độ rất đơn giản là có biểu tượng về đơn vị đo, cộng trừ, nhânchia ở mức độ đơn giản với số đo là một đơn vị đo. Song qua thực tế dạy vàhọc, nhất là dạy và học ở buổi hai, học sinh được ôn và mở rộng kiến thứctrong các sách Ôn tập cuối tuần, Bài tập cuối tuần hay tham gia Câu lạc bộ“Em yêu môn Toán”, tham gia thi Violimpic Toán trên mạng thì các em lại gặpđa dạng và phong phú các bài tập như “Đổi số đo có kèm tên hai đơn vị đo;cộng, trừ khác đơn vị đo;.. .”. Đối với học sinh, các em rất ham học, tích cựctham gia học buổi hai, tích cực tham gia các câu lạc bộ Toán học, tham gia thiviolimpic Toán, nhưng các em lại rất lúng túng khi làm dạng bài liên quan đếnđơn vị đo độ dài. Kết quả học và làm bài của các em không cao, ảnh hưởngđến tâm lí ham học hỏi của các em.Thiết nghĩ, nếu chúng ta vận dụng kiến thức cùng với phương pháp dạy phùhợp, linh hoạt để học sinh tiếp thu và hiểu đúng, có biểu tượng rõ ràng về đơn vịđo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, sẽ giúp cho các em biết cáchsuy luận ngắn gọn, có căn cứ đầy đủ, chính xác; phát triển khả năng lập luận, tư1duy khoa học. Qua đó, giúp các em có vốn kiến thức tốt để các em vững vàng, tựtin học tốt về đại lượng đơn vị đo độ dài ở các lớp học trên. Vấn đề đó khiến tôisuy nghĩ và trăn trở. Đó là động lực giúp tôi tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra phươngpháp tốt nhất giúp học sinh lĩnh hội kiến thức khi học và vận dụng vào làm bài.Tôi đem áp dụng trong quá trình dạy học cho HS và đạt được kết quả tương đốicao. Tôi đã làm thế nào? Tôi xin được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp qua đề tài:“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt về đơn vị đo độ dài”. Mong nhậnđược sự góp ý của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp, để đề tài hoàn chỉnhhơn và được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy.1.2. Mục đích nghiên cứu:Giúp học sinh lớp 2 nắm vững kiến thức về đơn vị đo độ dài nhằm nâng caochất lượng học về Đại lượng và đo đại lượng.1.3. Đối tượng nghiên cứu:- Tập trung nghiên cứu một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt về đơn vị đo độ dài.1.4. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM22.1. Cơ sở lý luận.- Qua nghiên cứu chương trình, tôi nhận thấy mạch kiến thức đại lượng độdài được đưa vào xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5, được dạy xen kẽ giữa các mạchkiến thức khác và được xây dựng theo nguyên tắc lớp sau nâng cao hơn và mởrộng hơn so với lớp trước.- Ở lớp 1, học sinh được là quen với đơn vị đo độ dài là xăng-ti-mét.- Lớp 2, các em được học về đề-xi-mét; mét; mi-li-mét và ki-lô-mét, với thờilượng trọn vẹn chỉ có 6 tiết (Tiết 5: Đề-xi-mét; Tiết 6: Luyện tập; Tiết 145: Mét; Tiết146: Ki-lô-mét; Tiết 147: Mi-li-mét; Tiết 148: Luyện tập) chỉ với mức độ đơn giản là họcsinh nắm được biểu tượng và đổi số đo có tên một đơn vị đo; Làm phép tính cộng, trừ,nhân chia với số đo có cùng đơn vị đo. Còn lại các em được luyện tập, thực hành xenkẽ với mạch kiến thức khác ở một số tiết học trong học kì 1 và một số tiết học cuốihọc kì 2.- Lên lớp 3, học sinh được học thêm đơn vị héc-tô-mét; đề-ca-mét và hoàn thiệnbảng đơn vị đo độ dài. Lớp 4, lớp 5, học sinh tiếp tục được học nâng cao và mở rộng hơnvề các phép tính, bài toán về đơn vị đo độ dài. và các dạng bài tập với mức độ cao hơn,phức tạp hơn.Như vậy, chương trình sách giáo khoa xây dựng chương trình học sinh học vềđại lượng đơn vị đo độ dài rất phù hợp, vừa sức với HS. Tôi nghĩ, nếu HS mà chỉ họcvà làm các bài tập về đơn vị đo độ dài trong sách giáo khoa thì các em đều đạt hoànthành chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.Trong những năm học trước đây, tôi thấy khi dạy học phần kiến thức về đơn vịđo độ dài trong chương trình sách khoa thì học sinh tiếp thu và vận dụng làm đúng cácbài tập của dạng toán với tỉ lệ khá cao.Bên cạnh đấy vẫn còn một số tồn tại:- Học sinh ghi nhớ chưa bền vững về cách đọc, cách viết kí hiệu, hay đổi đơn vị đo.- Học sinh đã sai khi ước lượng chiều cao, chiều dài, độ dày của vật như “Bềdày của quyển sách toán là 10cm” hay “Chiều dài chiếc bút chì là 15mm”; Lúng túngkhi gặp các phép tính hay bài toán với số đo khác đơn vị đo hoặc số đo có tên hai đơnvị đo độ dài. Ví dụ: “ 2dm = …cm” thì đa số học sinh làm ngay ra kết quả là “2dm =20cm” nhưng chỉ thêm “ 2dm 3cm = …cm” là nhiều em làm sai, có em làm ra kết quả“ 2dm 3cm = 5cm”. Đặc biệt, trong các tiết học buổi 2, hay tham gia giao lưu Câulạc bộ “Em yêu Toán”, ... khi gặp các bài toán liên quan đến đơn vị đo độ dài thìnhiều em lúng túng hoặc làm sai.Để khảo sát mức độ tiếp cận của học sinh, tôi tiến hành khảo sát chất lượng của25 học sinh lớp 2 qua hai năm học 2016 – 2017; năm học 2017- 2018 như sau:Đề bài:Bài 1: Số?2dm = ….cm50cm = ….dm32m= ….dm30dm = …. m60mm = ….cm5cm = …..mmBài 2: Tính:3dm + 26dm =2dm5cm + 43cm =5m + 34dm =56mm + 2cm=Bài 3: Viết cm hoặc m vào chỗ chấm thích hợp:a) Cột cờ trong sân trường cao khoảng 10……b) Bút chì dài 19……c) Bề dày của quyển sách “Tiếng Việt 2” khoảng 10….Khảo sát đầu năm học 2016-2017; 2017-2018:1. Năm học 2016 – 2017:Tổngsố HSBài 1Bài 2Bài 325 emĐiểm 9 - 10Điểm 7 - 8Điểm 5 - 6Điểm < 512 em = 48%4 em = 16%8 em = 32%8 em = 32%4 em = 16%6 em = 24%5 em = 20%7 em = 28%6 em = 24%010 em = 40%5 em = 20%Điểm 9 - 10Điểm 7 - 8Điểm 5 - 6Điểm < 515 em = 60%5 em = 20%10 em = 40%7 em = 28%5 em = 20%8 em = 32%3 em = 12%7 em = 28%6 em = 24%08 em = 32%1 em = 4%1. Năm học 2017 – 2018:Tổngsố HSBài 1Bài 2Bài 325 emTừ kết quả trên, tôi nhận thấy kĩ năng ước lượng và tính cộng trừ số đo độdài khác đơn vị đo của học sinh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt qua cách trình bày bàitrong từng bài làm cụ thể của từng học sinh. Qua chấm bài và tìm hiểu, tôi phânđối tượng học sinh theo các lỗi như sau:Tổngsốhọcsinh25emNăm học: 2016-2017Năm học: 2017-2018Quên mốiQuên mốiquan hệKhôngquan hệKhôngChưa biếtChưa biếtgiữa cácbiết cáchgiữa cácbiết cáchướcước lượngđơn vị đolàmđơn vị đolàmlượngđộ dài.độ dài.SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%7281560 10 4028728520* Nguyên nhân của những tồn tại trên:a) Giáo viên:4- Một số tiết dạy việc chuẩn bị đồ dùng học tập phục vụ cho tiết dạy chưađược chu đáo; đôi khi còn dạy chay, còn áp đặt khi hình thành kiến thức mới.- Chưa thường xuyên tìm hiểu, cập nhật các dạng bài có thể khơi gợi, giúphọc sinh hứng thú, phát triển sự ham học hỏi của học sinh trong buổi 2.b) Học sinh:- Học sinh chưa nắm chắc được biểu tượng, cách đọc, kí hiệu các đơn vị đo,yếu về kiến thức thực tế nên khi ước lượng các em đã ước lượng sai.- Học sinh chưa nhớ, còn quên mối quan hệ giữa các đơn vị đo, nhầm lẫntên, kí hiệu đơn vị đo nên khi thực hiện tính kết quả còn làm sai.- Học sinh chưa được học về cách tính cộng, trừ số đo độ dài khác đơn vị đonên còn lúng túng, còn sai khi thực hiện hoặc không làm.Từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng học toán nói chung và chất lượnghọc liên quan đến số đo độ dài nói riêng của học sinh lớp 2, vào đầu năm học 20162017; năm học 2017 -2018, tôi đã lập kế hoạch giúp học sinh hiểu, nắm vững bảnchất và kĩ năng ghi nhớ bền vững cũng như vận dụng làm bài tập liên quan đếnđơn vị đo độ dài và đưa vào thực hiện. Vậy, tôi đã dạy học sinh như thế nào ? Sauđây, tôi xin trình bày các biện pháp mà tôi đã thực hiện.2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.Biện pháp 1. Công tác tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môncủa giáo viên.Việc nắm bài, hiểu bài, vận dụng làm được bài phụ thuộc vào nhiều yếu tố:Đối tượng học sinh; sự nhiệt tình, quan tâm sát sao đến việc học của con em củaphụ huynh;... Và quan trọng nhất - yếu tố quyết định đến chất lượng học sinh, khơigợi, phát hiện và gây hứng thú học tập cho học sinh là người giáo viên. Bên cạnhsự tâm huyết, nhiệt tình, sát sao, tận tâm với học sinh thì người giáo viên phải cótrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phải có kiến thức kĩ năng truyền đạt.Ý thức được điều đó, tôi luôn tự học hỏi nâng cao trình độ, nghiệp vụchuyên môn. Tôi tích cực tham gia các chuyên đề mà Ban giám hiệu nhà trườngđã tổ chức như Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán, Tiếng Việt;Chuyên đề Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ giải đề cho giáo viên;.. Viết báo cáotham luận nâng cao chất lượng dạy - học;.. Bên cạnh đó, tôi còn tham gia các tiếtdạy mẫu, tích cực dự giờ các đồng nghiệp, thường xuyên xin ý kiến góp ý củađồng nghiệp giàu kinh nghiệm, xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của Ban giám hiệu. Đặcbiệt, các đồng chí trong Ban giám hiệu quan tâm, sát sao chỉ bảo, truyền cho chịem giáo viên trong trường những kinh nghiệm quý báu về chuyên môn, nghiệp vụ.Qua đó, giúp cho tôi có niềm tin, tinh thần, tâm huyết tiếp thu và tìm ra phươngpháp tối ưu nhất phục vụ tốt cho việc dạy học.Cùng với niềm đam mê trong công việc tất cả vì học sinh thân yêu, mongmuốn các em tiếp cận và làm tốt các bài toán liên quan đến đơn vị đo độ dài. Tôiđã tìm hiểu trong các loại sách có bài liên quan đến dạng toán phù hợp với đối5tượng học sinh lớp 2. Hay luyện giải toán (Violimpic Toán) trên mạng....Sau đó,tôi tiến hành hệ thống, xây dựng các bài tập theo dạng, các dạng từ dễ đến khó,giúp học sinh dễ tiếp cận, dễ nhớ và khắc sâu. Đó là kết quả nghiên cứu tìm tòi,học hỏi thực sự mà tôi tâm đắc. Tôi đã đem kết quả đó vào chương trình dạy học,giúp cho học sinh của lớp được tiếp cận, học tập trong năm học 2016-2017; nămhọc 2017-2018.Biện pháp 2. Hướng dẫn HS nắm vững kiến thức cơ bản theo hướng tích cựchoá hoạt động học tập của HS.Để tiếp thu được các bài toán mở rộng, nâng cao trước hết học sinh cần cónhững kiến thức cơ bản của dạng toán. Những kiến thức cơ bản của dạng toán rấtquan trọng. Bởi, khi các em đã hiểu bài, các em đã có kiến thức cơ bản thì các emsẽ tò mò, hứng thú để tiếp thu các mới, cái mở rộng, cái khó hơn. Chính vì vậy,khi dạy bất kì một đơn vị kiến thức nào tôi cũng luôn thực hiện theo nguyên tắc“Mở rộng kiến thức trên nền kiến thức cơ bản vững chắc”.Để học sinh có biểu tượng vững chắc, biết cách ước lượng, vận dụng kiếnthức thực tế, ghi nhớ bền vững kiến thức về đơn vị đo độ dài, việc dạy cho các emnắm bản chất của từng đơn vị đo rất quan trọng giúp cho học sinh hiểu, ghi nhớbền vững chứ không phải là học vẹt. Khi hình thành bất cứ một đơn vị đo độ dàinào, tôi thường dạy theo bước:Bước 1: Chuẩn bị và ôn kiến thức cũ.Bước 2: Thao tác trên đồ dùng trực quan.Bước 3: Ước lượng thực tế.Bước 4: Luyện tập thực hành.Trước khi dạy về một đơn vị kiến thức nào, giáo viên chuẩn bị và cũng yêucầu học sinh chuẩn bị những kiến thức hay đồ dùng cần thiết nhất phục vụ cho tiếthọc. Bởi, có nhớ kiến thức đã học liên quan đến kiến thức mới thì học sinh mới tựtin, chủ động nắm bắt cũng như tiếp thu kiến thức mới một cách nhanh nhất. Đặcbiệt, công tác chuẩn bị cho việc học về đơn vị đo độ dài càng quan trọng hơn. Bêncạnh đó, khi hình thành kiến thức mới, trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh thaotác trên đồ dùng trực quan. Bước này trong thực tế giảng dạy một số giáo viênthường áp đặt hoặc xem nhẹ và hay bỏ qua vì sợ học sinh ồn, tiết học kéo dài. Tuynhiên, tôi lại hình thành kĩ và chắc ở bước này vì đây là hình thức rất quan trọngđối với học sinh lớp 2, bởi kiến thức mà các em chiếm lĩnh được chủ yếu từ đồdùng trực quan đến tư duy trừu tượng. Từ thao tác trên đồ dùng trực quan sẽ giúpcác em có biểu tượng về đơn vị đo dễ dàng hơn. Qua sử dụng đồ dùng trực quangiúp các em biết ước lượng độ dài, rộng, độ cao của các vật trong thực tế, giúp cácem ghi nhớ bền vững độ lớn, cách đọc, viết đơn vị đo độ dài.Ví dụ: Toán (Tiết 5): Đề-xi-mét.6Bước 1: Chuẩn bị và ôn kiến thức cũ: Giáo viên yêu cầu học sinh mangthước có chia vạch xăng-ti-mét. Trước khi vào bài mới, nhiều giáo viên giới thiệubài “Ở lớp 1, em đã học về đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, bây giờ chúng ta học vềđề-xi-mét”. Như vậy, học sinh sẽ rất thụ động về tên đơn vị đo độ dài và thụ độngvề biểu tượng của đơn vị đo. Dẫn đến hiệu quả tiếp thu về đơn vị đo độ dài mới sẽhạn chế. Chính vì vậy, để tạo hứng thú và đồng thời giúp học sinh ôn lại kiến thứccũ, giáo viên nên giới thiệu như sau: Ở lớp 1, các em đã được học về đơn vị đo độdài đó là xăng-ti-mét. Vậy bây giờ các em hãy cho cô biết thước kẻ của các em dàibao nhiêu xăng-ti-mét?(Nhiều em nêu). Sau đó, giáo viên yêu cầu tiếp: Hai bạnngồi cùng bàn hãy chỉ cho nhau xem khoảng cách 1cm trên thước kẻ của mình.Học sinh thực hiện, rồi giáo viên cho báo cáo kết quả. Làm như vậy, học sinh vừađược củng cố về kiến thức cũ, vừa có tâm thế tích cực để tiếp thu kiến thức mới.Bước 2: Hình thành kiến thức mới:- Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy trắng, mỗi băng giấy dài 10cm. Chohọc sinh thực hiện trên đồ dùng trực quan (Có tự các em được làm việc trên trựcquan, các em mới ghi nhớ lâu, bền vững, mới phát triển được từ tư duy trực quanđến tư duy trừu tượng).- Giáo viên tiến hành cho học sinh cả lớp thực hành đo băng giấy: Giáo viêngiơ cho học sinh quan sát các băng giấy, đặt các băng giấy chồng khít lên nhau sao chohọc sinh thấy các băng giấy dài bằng nhau. Giáo viên phát cho mỗi bàn một băng giấy,yêu cầu hai học sinh trong bàn đều cùng đo độ dài băng giấy xem băng giấy dàimấy xăng-ti-mét. Như vậy học sinh cả lớp đều được làm việc, không em nào bịngoài lề. Học sinh đo và báo cáo kết quả đo băng giấy (Nhiều học sinh nêu kếtquả: băng giấy dài 10 cm - Lớp đồng ý). Giáo viên giơ băng giấy lên và nêu: Bănggiấy dài 10cm hay ta nói băng giấy dài 1dm. Giáo viên nêu và ghi bảng đề-xi-mét:(viết tắt là) dm. Giáo viên cho nhiều học sinh nêu cách đọc, cách viết đề-xi-mét.Giáo viên hỏi: 10 xăng -ti -mét bằng mấy đề-xi-mét? Hay 1đề - xi -mét bằng mấyxăng-ti-mét? (Học sinh dễ dàng nêu 10cm = 1dm hay 1dm = 10cm). Với cách tìmhiều kiến thức mới dựa trên đồ dùng trực quan, học sinh dễ dàng tự phát hiện nộidung mới, ghi nhớ bền vững về biểu tượng, độ lớn đơn vị đo, kiến thức và vậndụng tốt vào bài tập cũng như ước lượng độ dài của vật trên thực tế.Bước 3: Ước lượng thực tế.Sau khi học sinh nắm được độ lớn, cách đọc, cách viết và quan hệ giữa haiđơn vị đo xăng-ti-mét và đề-xi-mét , Giáo viên cho học sinh ước lượng trên thực tếbằng cách cho học sinh quan sát thước kẻ của mình và cho biết thước kẻ đó dàimấy đề-xi-mét. Học sinh sẽ dễ dàng nêu được độ dài thước kẻ là 2dm hay 3dm.Tiếp tục, Giáo viên cho học sinh quan sát xung quanh lớp hay bằng trí nhớ củamình, hãy kể các đồ vật cao hay dài hoặc ngắn hơn hoặc bằng 1dm; 2dm hay3dm. Sau khi học sinh ước lượng xong, để kiểm tra kết quả của các em ước lượnglà đúng, Giáo viên cho học sinh dùng thước để đo (HS đo ngay hoặc về nhà đo cụ7thể trên trực quan). Sau mỗi lần ước lượng đúng, các em lại có hứng thú, phấnkhởi hẳn lên. Qua đó, một lần nữa giúp học sinh ghi nhớ bền vững về đơn vị đề-ximét. Từ tình trạng ngại học về đơn vị đo độ dài, các em nay rất hứng thú, say mê mỗikhi tiết học liên quan đến đơn vị đo độ dài.Tương tự khi dạy bài: Mét; Ki-lô-mét; Mi-li-mét, Giáo viên thực hiện cáchdạy và học: sử dụng đồ dùng trực quan và thực hiện theo các bước như trên để dạyhọc sinh, giúp học sinh tiếp thu một cách khoa học, chính xác, phát triển tư duytrực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Qua đó, học sinh sẽ nhớ và ước lượngkhá tốt về chiều rộng, chiều dài hay độ cao,.. của vật. Ngoài ra còn giúp các emghi nhớ về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học. Từ đó, giúp các em vận dụngtốt trong các bài tập về đổi đơn vị đo, cộng trừ hay giải toán có liên quan đến đơnvị đo độ dài.Bước 4: Luyện tập thực hànhBước này, vận dụng kiến thức vào làm bài tập nhằm khắc sâu kiến thức chohọc sinh. Đồng thời, phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh. Chính vì vậy,khi học sinh làm bài và chữa bài, tôi không chỉ cho học sinh nhận xét đưa ra kếtquả đúngsai mà qua đó còn mở rộng thêm kiến thức cho các em qua mỗi bài tập.Ví dụ: Bài 1: Số? (trang 150- sgk Toán 2).1dm = ...cm...cm = 1m1m = .....cm...dm = 1mVới bài tập này thì học sinh dễ dàng làm đúng kết quả:1dm = 10cm100cm = 1m1 m = 100cm10dm = 1mKhông dừng ở đó, Giáo viên giúp học sinh mở rộng thêm: 1dm 3cm = ...cm.Thường thì học sinh lúng túng, nhưng viáo viên gợi mở các em đã biết 1dm =10cm. Vậy thì 1dm3cm tức là 1dm và thêm 3cm hay là 10cm với 3cm thì lúc đóhọc sinh sẽ nhận ra 1dm3cm = 13cm.Bài 2: Tính: 3dm + 2dm = ...dm (trang 7 – sgk Toán 2)Học sinh tính ngay được: 3dm + 2dm = 5dm.Sau khi học sinh tính đúng kết quả, giáo viên mở rộng: 30cm+2dm= ... dm- Giáo viên: “Đố các em 30cm cộng 2dm bằng mấy đề-xi-mét?”Học sinh lúng túng, không tính được. Nhưng khi giáo viên chỉ vào số đo 30cm trongphép tính để hỏi: “30cm bằng mấy đề-xi-mét?” (thì học sinh nêu được ngay 30cm = 3dm).- Giáo viên: “Vậy 30cm tức là 3dm cộng thêm 2dm nữa thì bằng mấy đề-xi-mét?”Thì lúc này học sinh sẽ tính ngay được bằng 5dm.Vậy không chỉ giúp các em luyện tập củng cố kiến thức sau mỗi tiết học. Giáoviên còn giúp các em mở rộng kiển thức. Với cách mở rộng kiến thức qua mỗi tiết họctrong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh tiếp cận tốt hơn ở các bài tập buổi 2, làm tốt các8bài tập nâng cao trong các sách Ôn tập toán cuối tuần, Bài tập cuối tuần, hay tham giagiao lưu Câu lạc bộ “Em yêu thích môn Toán” của trường.Sau mỗi tiết học về đơn vị đo độ dài, giáo viên lại ra một số bài tập nhằmgiúp học sinh ôn và củng cố lại, ghi nhớ bền vững và mở rộng kiến thức đã học:Bài tập củng cố:Bài 1: Số?2dm = ….cm50cm = …..dm40dm = …..m5m = …..dm300cm = …..m2m = ……cmBài 2: Điền dấu <; >; = ?20cm + 30cm …… 5dm25cm + 17cm ….. 28cm + 13cm100dm – 50dm …..6m – 2m35cm + 25cm …. 5dmVới cách dạy học như trên, 100% HS lớp tôi đạt Chuẩn kiến thức kĩ năngtheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạng toán liên quan đến đơn vị đođộ dài. Qua đó, còn giúp học sinh có cơ sở tiếp cận các bài toán mở rộng liên quanđến dạng toán , khơi gợi sự hứng thú tìm tòi và khả năng tư duy sáng tạo của các em,giúp các em tự tin học giải toán ở các lớp trên.Biện pháp 3. Mở rộng kiến thức, rèn kĩ năng cho học sinh qua các dạng bài.Các dạng bài tập về đơn vị đo độ dài trong chương trình lớp 2 là khá vừa sức,phù hợp với đối tượng học sinh. Song trên thực tế, có rất nhiều tài liệu tham khảo như:Bài tập cuối tuần toán 2; Ôn tập cuối tuần môn Toán 2; Tự luyện Violympic toán 2(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) hay các bài tập toán trong đề giao lưu Câu lạc bộEm yêu thích môn Toán của Trường, chương trình Violimpic trên mạng do Bộ GD-ĐTtổ chức. Các bài toán trong mỗi tài liệu này rất vừa sức, khá lí thú, bổ ích với học sinh.Đó quả là những tư liệu tham khảo rất quý đối với cán bộ quản lí, giáo viên, học sinhvà phụ huynh trong quá trình dạy - học. Đặc biệt đối với giáo viên thì đây là kho tàiliệu giúp chúng ta có thể lựa chọn dữ liệu cho dạy buổi 2. Tuy nhiên, các tài liệu thamkhảo mới chỉ đưa ra các bài toán về so sánh số đo độ dài, làm tính với các số đo độ dàicó một, hai đơn vị đo. Bước đầu đưa ra các dạng bài tập nhưng chưa đưa ra theo mạchkiến thức, chưa theo dạng cụ thể mà mới đưa ra dưới hình thức xen kẽ, đơn lẻ và đặcbiệt là không có gợi ý hay hướng dẫn nào giúp học sinh, phụ huynh hay giáo viên cáchlàm. Trước hạn chế đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã phân loạị, sắp xếp theo từngnội dung, các dạng bài từ dễ đến khó, hướng dẫn học sinh giải và củng cố cách giải sautừng dạng bài; với mỗi dạng bài tìm ra cách giải tối ưu nhất nhằm giúp học sinh hìnhthành kĩ năng và đạt kết quả cao nhất trong quá trình học tập của các em.Để thuận tiện trong việc giúp các em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ và vận dụng trongquá trình làm bài, tôi phân chia các bài toán với số đo độ dài thành các dạng như sau:+ Dạng 1. Đổi số đo độ dài.+ Dạng 2. So sánh số đo độ dài.+ Dạng 3. Cộng trừ với số đo độ dài.9+ Dạng 4. Giải toán với số đo độ dài.Trong chương trình sách giáo khoa các dạng toán này học sinh đã được họcvới thời lượng trọn vẹn 6 tiết. Ngoài ra còn được làm xen kẽ ở một số tiết họckhác. Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa chỉ đưa ra các bài tập về đổisố đo độ dài, so sánh số đo độ dài, làm phép tính hay giải toán với số đo độ dài ởmức độ đơn giản với số đo có tên một đơn vị đo. Và với thời lượng của phân phốichương trình như vậy thì chưa đủ thấm với học sinh. Thêm vào đó học sinh lớp 2,tâm sinh lí dễ nhớ mau quên nên các em còn nhiều nhầm lẫn và kĩ năng so sánhchưa bền vững. Đặc biệt ngoài các bài tập với số đo độ dài như sách giáo khoa đãcho thì còn có nhiều bài tập khác rất vừa sức với học sinh mà các buổi học chínhkhóa không có điều kiện để chuyển tải đến các em. Vì lẽ đó, tôi đã nghiên cứu, sắpxếp và cung cấp thêm cho các em một số dạng bài mở rộng nhằm rèn kĩ năng chocác em mà tôi thấy rất vừa sức với học sinh lớp 2. Ngoài ra còn giúp các em cóhứng thú tham gia các câu lạc bộ học tậpnhư câu lạc bộ “Rung chuông vàng”; “Em yêu thích môn Toán”, ….Dạng 1. Đổi số đo độ dài.* Đổi số đo có một đơn vị lớn sang số đo có một đơn vị bé và ngược lại.Để có được kĩ năng đổi số đo độ dài một cách bền vững trước hết học sinhcần có những kiến thức cơ bản về đổi số đo có một đơn vị lớn sang số đo có một đơnvị bé và ngược lại. Học sinh nắm vững được kĩ thuật này thì sẽ vận dụng làm tốt bàitập dạng tiếp theo.Đối với các dạng bài này, giáo viên tiến hành hệ thống ôn tập như sau:+ Bước 1: Ôn lại các đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.+ Bước 2: Vận dụng, làm bài tập củng cố.Dạng bài này, giáo viên không chỉ giúp học sinh làm tốt bài tập trong sgkmà còn thường xuyên đưa ra vào các tiết học buổi 2 giúp các em ôn và ghi nhớ lạikiến thức, thứ tự các đơn vị đo độ dài đã học như yêu cầu học sinh ghi tên các đơnvị đo độ dài đã học theo thứ tự từ lớn đến bé. Học sinh sẽ ghi được thứ tự các đơnvị đo đã học từ lớn đến bé là: km; …; ….; m; dm; cm; mm. Sở dĩ, học sinh ghi:km; …; …; m; vì giáo viên giới thiệu giữa ki-lô-mét và mét còn có hai đơn vị đonữa mà lên lớp 3 các em sẽ được học. Với cách dạy trên, giáo viên đã giúp họcsinh đã nắm được thứ tự các đơn vị đo độ dài: Từ bé đến lớn: mm; cm; dm; m; …;…;km và ngược lại. HS nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.Sau khi nhắc lại kiến thức cơ bản đã học giáo viên cho học sinh làm các bài tập đểcủng cố kiến thức.*Bài tập vận dụng, củng cố.Bài 1: Số?1dm = … cm10dm = ….m1m = … cm100cm = ….m1dm = … mm100mm = ….cm101km = … m1000mm = ….mBài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:2dm = ….cm5m = …..cm50mm = ….cm20dm = …. m4m= ….cm700cm = …. mVới cách làm này, giáo viên thấy học sinh vừa làm đúng bài tập, vừanhớ về cách đọc, viết các đơn vị đo độ dài đã học:mm; cm ; dm; m; km. Vànhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học: 1dm = 10cm; 10cm =1dm; 1m =10dm; 10dm=1m; 100cm =1m; 1m=100cm. Từ đó, giúpcác em tự tin, làm cơ sở cho kĩ năng làm tốt các dạng bài tập tiếp theo có kèm đơnvị đo độ dài. Đây còn là tiền đề vững chắc để giáo viên cung cấp cho học sinh cácdạng toán khác.*Đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo sang số đo độ dài có tên một đơn vị đo.Ví dụ 1: 5dm4cm = … cm*Phân tích yêu cầu:- Xác định số đo 5dm4cm có hai tên đơn vị đo độ dài đó là đề-xi-mét và xăng-ti-mét.Đổi sang số đo có một tên đơn vị đo bé hơn là xăng-ti-mét. Như vậy ta thực hiệnđổi số đo có hai đơn vị đo đổi ra số đo có một đơn vị đo bé hơn.* Hướng dẫn cách làm:Giáo viên hướng dẫn học sinh làm như sau:+ Trước tiên, giáo viên chưa đưa ví dụ trên ra ngay mà yêu cầu cả lớp lấy bảngcon và thực hiện làm bài sau vào bảng:5dm = …cm (Tất cả học sinh đều làm đúng bài này và đều giảithích được 5dm=50cm vì 1dm = 10cm).+ Từ bài toán 5dm = 50cm, giáo viên chỉ và nêu: Nếu bây giờ cô thêm vào vếtrái 4cm nữa, ta có: 5dm4cm, thì 5dm4cm = …cm?+ GV ghi và yêu cầu học sinh làm: 5dm4cm = …cmĐây là dạng bài mà học sinh hay gặp ở phần nâng cao trong các sách thamkhảo trong các bài học buổi hai. Với cách dẫn dắt như trên thì nhiều em đã pháthiện ra và tính được 5dm4cm = 54cm.Sau khi học sinh tự phát hiện ra kiến thức , giáo viên đã hướng dẫn học sinhnhư sau:Cho học sinh quan sát số đo ở vế trái, hỏi: Số đo ở vế trái có những đơn vị đo nào?HS nêu số đo ở vế trái có hai đơn vị đo đó là đề-xi-mét và xăng-ti-mét.? Trước tiên ta đổi 5dm bằng bao nhiêu xăng-ti-mét? (5dm = 50cm.)? Vế trái, ngoài 5dm còn có số đo nào nữa ? (còn số đo 4cm.)? Vậy 5dm = 50cm, lấy 50cm thêm với 4cm nữa, ta có bao nhiêu xăng-ti-mét?(Có tất cả 54cm.)? Vậy 5dm4cm bằng mấy xăng-ti-mét? (5dm4cm = 54cm.)Biểu diễn cho học sinh nắm được:115dm4cm = 54cm50cm + 4cm+ Dựa vào mối quan hệ cùng với cách thực hiện ở trên, học sinh tính được kếtquả: 5dm4cm = 54cm.*Chốt cách làm: Đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo sang số đo độ dài có tên một đơnvị đo, ta thực hiện:+ Xác định đơn vị đo của số đo ban đầu, đơn vị đo cần phải đổi sang.+ Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bài để thực hiện đổi.Ví dụ 2: 6dm 3cm = ….cmSau khi học sinh đã biết cách làm ví dụ 1, giáo viên đưa ra tiếp ví dụ 2:6dm3cm = …..cm, thì có đến 99% học sinh tìm ra kết quả đúng (6dm3cm = 63cm).* Đổi số đo có một đơn vị đo sang số đo có hai đơn vị đo.Ví dụ 1: 56dm = …m ….dmĐây là dạng bài đổi ngược nên khó đối với học sinh, nhất là đối tượng họcsinh lớp 2, các em chưa được học về phân số, hay số thập phân như lớp trên.Chính vì vậy, giáo viên đã hướng dẫn học sinh bằng cách:*Phân tích yêu cầu:- Xác định số đo 56dm là số đo có một đơn vị đo độ dài đó là đề-xi-mét, cầnđổi ra số đo có hai tên đơn vị đo với một đơn vị đo lớn hơn đơn vị đo đã cho. Nhưvậy ta thực hiện đổi số đo có một đơn vị đo đổi ra số đo có hai đơn vị đo mà trongđó có một đơn vị đo lớn hơn đơn vị đo đã cho.* Hướng dẫn cách làm:- Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh tách 56dm thành tổng các chục và đơnvị với đơn vị đo là dm. Học sinh tách được số đo độ dài ở vế trái: 56dm = 50dm + 6dm.- Sau đó, giáo viên vừa chỉ vào biểu thức: 50dm + 6dm, yêu cầu học sinh đổi:50dm = …m? (50dm = 5m).- Với cách hướng dẫn vừa gợi mở, vừa hỏi giúp học sinh tính ra được kết quả:56dm = 5m6dm50dm 6dm5m*Chốt cách làm: Đổi số đo có một đơn vị đo sang số đo có hai đơn vị đo.+ Xác định đơn vị đo của số đo ban đầu, đơn vị đo cần phải đổi sang.+ Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bài để thực hiện đổi.Khi học sinh đã hiểu được bản chất đổi và quen với dạng bài, giáo viên hướngdẫn học sinh cách dựa vào “cách tính”.12Ví dụ: 56dm = …m …dm: Chữ số hàng chục của 56 là 5 đổi sang tương ứng là5m, chữ số hàng đơn vị là 6 của 56 là 6dm, thì học sinh tính ngay ra kết quả:56dm= 5m6dm*Bài tập củng cố, rèn luyện kĩ năng:Bài 1: Số?3m5dm = ...dm2m 5cm = ......cm4m2cm = ...cm2cm 5mm = ......mmBµi 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:35dm = ... m....dm25cm = ....dm....cm402cm = ....m.....cm72mm = ....cm....mmDạng 2: So sánh các số đo độ dài.Ví dụ1: So sánh: 2dm3cm ……3dm2cm*Phân tích yêu cầu:- Xác định yêu cầu so sánh hai số đo độ dài. Số đo độ dài ở mỗi vế đều là số đo cóhai tên đơn vị. Như vậy để so sánh được cần đổi cả hai số đo về số đo có cùng mộttên đơn vị đo.* Hướng dẫn cách làm:- Để so sánh được trước hết chúng ta làm gì? (Đổi số đo ở hai vế đang có hai tên đơnvị là đề-xi-mét và xăng-ti-mét sang số đo có cùng một tên đơn vị là xăng-ti-mét).- Sau khi đổi xong, ta so sánh như thế nào? (so sánh như số sánh với số tự nhiên).Giáo viên vừa gợi ý, hướng dẫn:2dm3cm ……3dm2cm23cm32cm(Chỉ tay vào 23; 32 và nói: vì 23 bé hơn 32 nên 23cm bé hơn 32cm vậy: 2dm3cmbé hơn 3dm2cm) -> Ghi bảng: 2dm3cm < 3dm2cm.*Chốt cách làm:- Đổi về số đo có cùng một đơn vị đo.- Tiến hành so sánh hai số đo (lưu ý chỉ so sánh phần cơ số như so sánh với số tựnhiên).Sau khi học sinh thực hiện thành thạo, giáo viên gợi ý để học sinh tìmnhanh kết quả, đó là dựa vào số đo của đơn vị bé hơn.Ví dụ:2dm3cm ……3dm2cm2dm3dm(cùng đơn vị đo là dm mà 2 < 3 nên 2dm < 3dm. Vậy 2dm3cm < 3dm2cm)Ví dụ:1m5cm … 7dm8cm131m7dm(Nhận thấy 1m > 7dm nên 1m5cm > 7dm 8cm)Ví dụ 2: 6dm > ....dm...cm > 58cm* Phân tích yêu cầu:- Xác định đây là bài kết hợp giữa so sánh, đổi số đo độ dài với xác định sốđo nằm trong khoảng hai số đo độ dài cho trước. Như vậy phải đổi số đo về cùngđơn vị đo, rồi xác định số đo nào nằm trong khoảng hai số đo đã cho trước. Sau đóđổi các số đo về đơn vị đo theo yêu cầu.* Hướng dẫn cách làm:- Trước hết, giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét về đặc điểm dạngbài. Sau đó tiến hành gợi ý, hướng dẫn học sinh thực hiện đổi các số đo độ dài đãbiết về cùng đơn vị đo là xăng-ti-mét (Học sinh đổi được 6dm = 60cm; 58cmkhông đổi). Tiếp tục cho học sinh xác định xem số đo nào nằm giữa hai số đo60cm và 58cm. (Học sinh xác định được 60cm > 59cm > 58cm.) Giáo viên lại tiếptục cho học sinh đổi 59cm về số đo có tên đơn vị đo theo yêu cầu đề bài (học sinhđổi 59cm = 5dm9cm). Lúc này học sinh dễ dàng điền kết quả vào để hoàn thiệnbài làm: 6dm > 5dm9cm > 58cm.Trình bày: 6dm > 5dm9cm > 58cm*Chốt cách làm: Khi làm bài, học sinh cần thực hiện theo các bước:Bước 1: Đổi các số đo đã biết về cùng đơn vị đo (nếu các số đo chưa cùng đơn vị đo).Bước 2: So sánh và xác định số đo độ dài nằm trong khoảng theo yêu cầu đề bài đã cho.Bước 3: Đưa số đo độ dài về số đo có tên đơn vị đo theo yêu cầu đề bài, hoàn thiện bài.Ví dụ 3: Viết:a) Các số đo: 23cm; 3dm; 25cm; 2dm theo thứ tự từ bé đến lớn.b) Các số đo: 57cm; 5dm; 6dm; 65cm theo thứ tự từ lớn đến bé.*Phân tích yêu cầu:- Xác định yêu cầu viết các số đo theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn. Cácsố đo ở đây khác đơn vị đo. Như vậy để thực hiện được yêu cầu trước hết phải đổicác số đo khác đơn vị đo về cùng số đo có cùng một đơn vị đo.* Hướng dẫn cách làm:- Để xếp được các số đo đã cho theo thứ thự từ lớn đến bé hay thứ tự từ bé đếnlớn, trước hết ta cần làm gì? (Đổi các số đo đã cho đang có hai tên đơn vị đo sangcác số đo có cùng một tên đơn vị bé hơn (cm)).+ Bước này, (học sinh đã được học cách đổi ở trên) giáo viên yêu cầu học sinhthực hiện đổi về cùng đơn vị đo là xăng-ti-mét và ghi kết quả vào bảng con, mộthọc sinh lên bảng trình bày:3dm = 30cm; 2dm = 20cm; còn 23cm; 25cm không đổi.- Sau khi đổi xong ta làm thế nào để xếp thứ tự? (So sánh các số đo đã đổi được.)14Giáo viên yêu cầu học sinh tự so sánh và báo cáo kết quả (vì các em đãđược học so sánh số đo độ dài). Học sinh dễ dàng nhận ra:20cm < 23cm < 25cm < 30cmNên: 2dm < 23 cm < 25cm < 3dm-Viết các số đo theo thứ tự từ bé đến lớn: Học sinh dễ dàng xếp được các số đotheo thứ tự từ bé đến lớn là: 2dm; 23 cm; 25 cm; 3dm.Trình bày: a) Các số đo được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:2dm; 23 cm; 25 cm; 3dm.Tương tự câu b) Các số đo được viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:5dm; 57cm; 6dm; 65cm*Chốt cách làm: Để xếp các số đo độ dài theo thứ tự, ta cần:- Đổi các số đo đã cho về số đo có cùng một đơn vị đo.- Tiến hành so sánh các số đo sau khi đã đưa về cùng đơn vị đo.- Dựa vào kết quả so sánh để sắp xếp các số đo đã cho theo thứ tự đề bài yêu cầu.*Bài tập củng cố, rèn kĩ năng:Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:3dm4cm ........5dm 2cm6cm7mm ........ 6cm9mm3m2dm ........3dm4cm2m.........1m9dmBài 2: Số?69cm >....dm > 7dm1cm8dm7cm < .....dm...cm < 9dmBài 3: Viết:a) Các số đo: 5m; 467cm; 23dm; 123cm, theo thứ tự giảm dần.b) Các số đo: 23mm; 4cm; 3cm6mm; 4cm3mm, theo thứ tự tăng dần.- Gợi ý: + Theo thứ tự giảm dần là từ lớn đến bé.+ Theo thứ tự tăng dần là từ bé đến lớn.Với các bài tập trên, kết quả học sinh làm bài đúng với tỉ lệ khá cao và ghinhớ lâu dạng bài. Đồng thời, qua bài tập, giáo viên yêu cầu HS nhắc lại thứ tự,mối quan hệ các đơn vị đo độ dài đã học đã học. Điều này giúp các em học tốt cácbài toán mở rộng của dạng toán và giải toán ở lớp trên.Dạng 3. Cộng, trừ với số đo độ dài khác đơn vị đo.Sau khi học sinh nắm được cách đổi số đo độ dài, so sánh số đo độ dài, giáoviên tiếp tục hướng dẫn học sinh dạng 3 “cộng, trừ với số đo độ dài”.Ví dụ 1: Tính: 2dm + 5cm = ?*Phân tích yêu cầu:- Xác định yêu cầu tính tổng của hai số đo độ dài khác đơn vị đo. Như vậy phảiđưa về cùng một đơn vị đo, rồi thực hiện tính.* Hướng dẫn cách làm:- Em có nhận xét gì về đơn vị đo của hai số đo? (hai số đo có đơn vị đo khác nhau).- Như vậy để tính được kết quả, ta phải làm gì? (Đưa về số đo có cùng đơn vị đo).? Nên đổi về số đo có đơn vị đo nào? (cm).15- Giáo viên cho học sinh thực hiện đổi: 2dm = 20cm- Cho học sinh thực hiện cộng như cộng hai số tự nhiên sau đó viết tên đơn vị đovào sau kết quả: 20cm + 5cm = 25cmCách trình bày: 2dm + 5cm = 20cm + 5cm= 25cm*Chốt cách làm: Để cộng hai số đo khác đơn vị đo, ta thực hiện:+ Đổi các số đo về cùng một đơn vị đo.+ Thực hiện cộng như cộng với số tự nhiên rồi ghi tên đơn vị đo vào sau kết quảtính được.Ví dụ 2: Tính: 2m5dm + 4dm3cm = ?*Phân tích yêu cầu:- Xác định yêu cầu tính tổng của hai số đo độ dài khác đơn vị đo. Số đo trong bàicó hai đơn vị đo.* Hướng dẫn cách làm:? Em có nhận xét gì về đơn vị đo của hai số đo?- Hai số đo có đơn vị đo khác nhau. Các đơn vị đo có trong bài là mét; đềxi-mét; xăng-ti-mét.? Như vậy để tính được kết quả, ta phải làm gì?- Đưa về số đo có cùng đơn vị đo.? Nên đổi về số đo có đơn vị đo nào?- Phải đưa về cùng một đơn vị đo bé nhất là xăng-ti-mét, rồi thực hiện tính.- Giáo viên cho học sinh thực hiện đổi: 2m5dm = 250cm; 4dm3cm = 43cm- HD học sinh thực hiện cộng như cộng hai số tự nhiên sau đó viết tên đơnvị đo vào sau kết quả: 250cm + 43cm = 293cmCách trình bày: 2m5dm + 4dm3cm = 250cm + 43cm= 293cm*Chốt cách làm: Để cộng hai số đo khác đơn vị đo, ta thực hiện:+ Đổi các số đo về cùng một đơn vị đo (lưu ý đổi về đơn vị đo bé nhất trong cácđơn vị đo có trong bài).+ Thực hiện cộng như cộng với số tự nhiên rồi ghi tên đơn vị đo vào sau kết quả.Ví dụ 3: Tính: 8dm5cm - 5dm3cm = ?Hướng dẫn tương tự ta có:8dm5cm - 5dm3cm = 85cm – 53cm= 32cmVí dụ 4: Tính: 6dm + 15cm - 3dm5cm = ?Hướng dẫn tương tự ta có:6dm + 15cm - 3dm5cm = 60cm + 15cm – 35cm= 75cm – 35cm= 40cm*Chốt cách làm: Khi cộng (hay trừ) số đo độ dài, ta thực hiện:16+ Đổi các số đo về cùng một đơn vị đo (lưu ý đổi về đơn vị đo bé nhất trong cácđơn vị đo có trong bài).+ Thực hiện cộng, trừ như cộng, trừ với số tự nhiên rồi ghi tên đơn vị đo vào saukết quả tính được.*Bài tập củng cố, rèn kĩ năng:Bài 1: Tính:40cm + 3dm8dm5cm - 35cm5dm6cm + 4dm4cm3dm 2cm + 42cmBài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:(Bài 2 - trang 43 – Ôn tập cuối tuần môn Toán 2 – Tập 2)1m + 19dm = ....dm1m + 39dm = ......dm3m + 25cm = ....cm10dm + 25cm = ......cm2m + 65cm = ....cm12dm + 5cm = ......cmVới dạng toán cộng trừ với số đo độ dài, tôi lưu ý học sinh cần thực hiện:Bước 1: Quan sát, nhận xét về đơn vị đo của các số đo.Bước 2: Đổi về cùng đơn vị đo(là đơn vị đo bé nhất trong các đơn vị do có trongbài)( nếu các số đo khác đơn vị đo).Bước 3: Thực hiện cộng, trừ như cộng trừ số tự nhiên rồi viết tên đơn vị đo vàosau kết quả.Dạng 4. Giải bài toán có lời văn với số đo độ dài.Ví dụ 1: Một sợi dây dài 85cm. lần đầu Tí cắt đi 23cm, lần sau Tí cắt tiếp 4dm.Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét? (Bài 5 - trang 12 - Ôn tập cuốituần môn Toán 2 – Tập 1).*Phân tích đề: Bài toán cho biết có sợi dây dài 85cm. Bạn Tí đã cắt sợi dây đi 2lần. lần đầu cắt 23cm; lần sau cắt 4dm. Tìm độ dài còn lại của sợi dây. Như vậy đểtìm độ dài còn lại của sợi dây, ta cần thực hiện tính độ dài đã cắt đi của sợi dây.Sau đó lấy độ dài sợi dây trừ đi độ dài phần đã cắt (Hoặc lấy độ dài sợi dây lầnlượt trừ đi độ dài phần đã cắt của lần 1, lần 2). Khi thực hiện phép tính cần lưu ýđơn vị đo. Các số đo chưa cùng đơn vị đo thì phải đổi về cùng đơn vị đo.*Hướng dẫn giải.Bài giảiĐổi: 4dm = 40cmSau lần đầu Tí cắt, sợi dây còn lại là:85 - 23 = 62(cm)Sợi dây còn lại dài số xăng-ti-mét là:62 – 40 = 22 (cm)Đáp số: 22cmHoặc:Bài giải17Đổi: 4dm = 40cmPhần sợi dây Tí đã cắt dài là:23 + 40 = 63 (cm)Sợi dây còn lại dài số xăng-ti-mét là:85 - 63 = 22 (cm)Đáp số: 22cmLưu ý: Khi giải bài toán có số đo độ dài cần xem xem các số đo có cùng đơn vịđo không. Nếu không cùng đơn vị đo thì phải đổi về cùng đơn vị đo. Sau đó thực hiệngiải thông thường.*Bài tập vận dụng:Bài 1: Sợi dây thứ nhất dài 2dm. Sợi dây thứ hai dài hơn sợi dây thứ nhất là 5cm.Hỏi sợi dây thứ hai dài bao nhiêu xăng-ti-mét?(Lưu ý: Đổi số đo 2dm = 20cm)Bài 2: Hình chữ nhật có chiều dài là 37cm, chiều rộng là 3dm.Tính tổng chiều dàivà chiều rộng của hình chữ nhật đó?(Lưu ý: Đổi 3dm = 30cm; Tính tổng là thực hiện tính cộng)Bài 3: Đường gấp khúc ABCD có độ dài 2 đoạn thẳng AB và BC bằng nhau vàbằng 3dm, đoạn thẳng CD dài 2dm8cm. Tính độ dài đường gấp khúc đó.(Lưu ý: Đổi 3dm = 30cm ; 2dm8cm = 28cm)Bài 4: Một mảnh vải dài 3m2dm. Người ta cắt đi1mảnh vải để may áo. Hỏi đã4may áo hết bao nhiêu đề - xi – mét vải?(Lưu ý: Đổi 3m2dm = 32dm)Như vậy, khi thực hiện giải bài toán có số đo độ dài cần lưu ý: Nếu các sốđo không có cùng đơn vị đo thì ta phải đổi số đo về cùng một đơn vị đo rồi mớithực hiện phép tính.Với cách dạy - học như trên thì học sinh đã được mở rộng thêm kiến thức trênnền những kiến thức cơ bản. Đã thực hiện tốt về đổi đơn vị đo độ dài, thực hiệntính cộng, trừ và giải toán với số đo độ dài. Trên con đường chiếm lĩnh kiến thứcmới, các em đều rất say sưa, hào hứng trong từng giờ học. Các dạng bài đều đượccác em thực hành rất tốt. Bản thân giáo viên cũng thấy hài lòng với những thànhquả mà cô trò đã làm được.Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2 dễ nhớ nhưng chóng quên nên trongquá trình dạy học, giáo viên luôn cho các em thực hành, luyện tập nhiều. Điều nàykhông phải chỉ thực hiện ngày một, ngày hai mà cần củng cố, ôn luyện thường xuyên.Như vậy, sau mỗi phần dạy, để kiểm tra mức độ tiếp thu bài cũng như nguyênnhân, hạn chế trong quá trình tiếp cận của học sinh. Mong học sinh củng cố dạngbài đã học, cũng như làm quen, gây sự hứng thú, tò mò của học sinh ở dạng bàitiếp theo. Đồng thời, để dành nhiều thời gian cho các em tìm hiểu thêm ở nhà. Nênkhi dạy mỗi dạng bài, giáo viên thường đan xen với bài của dạng toán đã học18trước, thêm bài của dạng tiếp theo và in thành phiếu học tập cho học sinh. Từ đó,các em thêm vững kiến thức về giải bài toán dạng này.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.Sau khi hướng dẫn học sinh, để nắm được kết quả phản hồi, Giáo viên đã ramột số bài toán trong các tiết kiểm tra thời điểm tháng 3, như sau:Bài 1: Số?5m7dm = ...dm62cm = ....dm ...cm2m3cm = ...cm7cm 2mm = ......mmBài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:50cm….. 5dm4dm ……. 39cm4dm 6cm …..4dm 9cm3dm 7cm ……73cmBài 3: Tính:30cm + 5dm7dm2cm - 35cm5dm7cm + 2dm4cm5dm 2cm + 42cmBài 4: <; >; = ?71cm…… 7dm 5cm76dm - 50cm …. 90cm + 61dm89cm –7dm < …dm < 3cm +18cm28cm + 39cm > ….cm + 6dm > 65cmBài 5: Mảnh vải xanh dài 76dm, cô bán vải đã cắt đi 60cm. Hỏi mảnh vải xanhcòn dài bao nhiêu đề-xi-mét?* Kết quả khảo sát cuối năm như sau:2. Năm học 2016 – 2017:Tổngsố HS25 emĐiểm 9 - 10Bài 1Bài 2Bài 3Bài 4Bài 520 em = 80%20 em = 80%18 em = 72%18 em = 72%20 em = 80%Điểm 7 - 8Điểm 5 - 6Điểm < 54 em = 16%4 em = 16%6 em = 24%6 em = 24%5 em = 20%1 em = 4%1 em = 4%1 em = 4%1 em = 4%0 em = 0%00000Điểm 7 - 8Điểm 5 - 6Điểm < 54em = 16%4 em = 16%5 em = 20%4 em = 16%5 em = 20%0001 em = 4%0000002. Năm học 2017 – 2018:Tổngsố HS25 emĐiểm 9 - 10Bài 1Bài 2Bài 3Bài 4Bài 521em = 84%21em = 84%20 em = 80%20 em = 80%20 em = 80%Qua kết quả làm bài của năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018, giáoviên thấy chất lượng học toán về đơn vị đo độ dài của các lớp đã được nâng lên rõrệt. Các em nắm khá vững về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học, biết19cách đổi về cùng đơn vị đo để so sánh hoặc để thực hiện tính, giải toán với số đođộ dài. Tuy nhiên vẫn còn một số em làm sai vì các em đã biết cách đổi đơn vị đovà tính nhưng khi tính lại tính nhầm kết quả,viết sai tên đơn vị đo.Như vậy, thông qua các biện pháp trên, Giáo viên thấy học sinh tiếp cận,hiểu và làm tốt các dạng toán đã học. Các em đã nắm chắc được mối quan hệ giữacác đơn vị đo và đổi được số đo độ dài cơ bản . Không những vậy, các em còn cóhứng thú tham gia giao lưu câu lạc bộ “Em yêu thích mônToán” hay các bài toáncó liên quan đến đơn vị đo độ dài ở các sách nâng cao. Giúp các em có cơ sở họcchắc về các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện thích, thể tích ở các lớp trên. Với mộtthời gian ngắn nhưng giáo viên nhận thấy những biện pháp mà giáo viên đưa ra đãthu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu áp dụng các biện pháp này mộtcách thường xuyên ở tất cả các lớp, chắc chắn các em tiếp cận và làm tốt đượcdạng toán.3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ3.1. Kết luận:Để học sinh giải các bài toán theo các dạng ở trên không khó nhưng sẽ làphức tạp nếu khi học các em không được hướng dẫn kĩ và nắm được cách làm . Vìvậy, để giúp các em có được kĩ năng giải một cách thuần thục cần phải qua quátrình rèn luyện của cả học sinh kết hợp với sự quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn củagiáo viên.Qua thực tế dạy học, tôi thấy để dạy học sinh dạng toán giải bài toán với cácdạng ở trên liên quan đến đơn vị đo độ dài có hiệu quả thì giáo viên cần đảm bảomột số điều kiện sau:- Giáo viên phải hiểu rõ bản chất và nắm vững dạng toán cơ bản để có biện pháphợp lí, khoa học chính xác giúp các em hiểu bản chất, hứng thú học.- Nghiên cứu, lập kế hoạch dạy học từ lý thuyết đến bài tập; hệ thống bài tập,phân dạng và rút ra cách làm cho mỗi dạng; thực hiện dạy học theo dạng bài từ dễđến khó.- Kèm cặp chặt chẽ, hướng dẫn sát sao từng học sinh.- Thường xuyên ra các đề kiểm tra để nhận được thông tin phản hồi từ học sinh đểđiều chỉnh cách dạy cho phù hợp.- In sẵn đề bài thông qua phiếu học tập đến tận từng học sinh.3.2. Kiến nghị:a) Đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng vềToán, đặc biệt là chuyên đề về Đại lượng và số đo đại lượng để nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.b) Giáo viên: - Cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, yêu cầu bài dạy, dụng ý sách giáokhoa để có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng học tập cho tiết dạy.20Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi, rất mong nhận được sự chia sẻ, ủnghộ, đóng góp của các đồng chí chỉ đạo chuyên môn và đồng nghiệp; sự đóng góp ýkiến của hội đồng khoa học các cấp để đề tài này được hoàn thiện hơn và có tínhứng dụng thực tế cao hơn. Từ đó, để bản thân tôi vận dụng có hiệu quả hơn trongnhững năm giảng dạy tiếp theo.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊThọ Xuân, ngày 25 tháng 3 năm 2018Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung của ngườikhác.(Ký và ghi rõ họ tên)Lê Thị ĐàoTÀI LIỆU THAM KHẢO21TT1234567Tên tài liệuSách giáo khoa Toán lớp Một, lớp Hai, lớp Ba, lớp Bốn, lớp Năm.Tự luyện Violimpic Toán 2 - Tập 1; Tập 2 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt NamPhát triển và nâng cao Toán 2 – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.Ôn tập cuối tuần môn Toán 2 - Tập 1 - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.35 đề ôn luyện và phát triển Toán 2 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt NamChương trình viôlimpic Toán 2 trên mạng.Đề Giao lưu Câu lạc bộ Em yêu môn Toán của trường.DANH MỤCCÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNHGIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤPCAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN22Họ và tên tác giả:Chức vụ và đơn vị công tác:TTTên đề tài SKKN1Hướng dẫn học sinh các kĩ năngthực hiện phép nhân, phép chiatrong môn Toán lớp 3Giúp học sinh giỏi lớp 4 giải toán:“Tính ngược từ cuối”.Giúp học sinh giỏi lớp 4 giải toán:“Tính ngược từ cuối”.Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2mở rộng dạng toán “Bài toán vềnhiều hơn; Bài toán về ít hơn”.234Cấp đánhgiá xếp loại(Phòng, Sở,Tỉnh...)Kết quảđánh giáxếp loại(A, B,hoặc C)Năm họcđánh giáxếp loạiPhòng GD&ĐTC20102011Phòng GD&ĐTSở GD&ĐTPhòng GD&ĐTBBC20132014201320142015 - 2016MỤC LỤCSTT1Nội dungMở đầu.Trang1231.1Lí do chọn đề tài.11.2Mục đích nghiên cứu.21.3Đối tượng nghiên cứu.21.4Phương pháp nghiên cứu.2Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.32.1Cơ sở lí luận.32.2Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.32.3Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.52.4Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.18Kết luận, kiến nghị.203.1Kết luận.203.2Kiến nghị.202324

Tài liệu liên quan

  • SKKN : Một số biện pháp giúp học tốt môn địa lý 9 SKKN : Một số biện pháp giúp học tốt môn địa lý 9
    • 16
    • 1
    • 12
  • Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt môn tập đọc nhac lớp 4 5 Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt môn tập đọc nhac lớp 4 5
    • 34
    • 1
    • 2
  • skkn Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập làm văn dạng bài kể ngắn lớp 2 ở tiểu học liên khê skkn Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tập làm văn dạng bài kể ngắn lớp 2 ở tiểu học liên khê
    • 53
    • 1
    • 0
  • skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
    • 24
    • 1
    • 0
  • skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt giải toán có lời văn skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt giải toán có lời văn
    • 49
    • 1
    • 1
  • skkn một số biện pháp giúp học sinh xây dựng các cách mở bài, kết bài tập làm văn lớp 4 skkn một số biện pháp giúp học sinh xây dựng các cách mở bài, kết bài tập làm văn lớp 4
    • 33
    • 1
    • 1
  • skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết chữ rõ ràng, sạch đẹp skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết chữ rõ ràng, sạch đẹp
    • 26
    • 1
    • 2
  • MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT TỰ TIN, SÁNG TẠO, TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ KHI VẼ TRANH MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT TỰ TIN, SÁNG TẠO, TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ KHI VẼ TRANH
    • 7
    • 327
    • 2
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua phân môn Tập làm văn lớp 2 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua phân môn Tập làm văn lớp 2
    • 30
    • 548
    • 0
  • SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 tích cực học môn âm nhạc SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 tích cực học môn âm nhạc
    • 13
    • 970
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(343.5 KB - 24 trang) - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt về đơn vị đo độ dài Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cách Tính Dm Lớp 2