Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 3 Gõ Phím Bằng 10 Ngón Tốt Trang chủ » Học Cách đánh Máy Tính Bằng 10 Ngón Tay » Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 3 Gõ Phím Bằng 10 Ngón Tốt Có thể bạn quan tâm Học Cách đánh Trống Cúng Học Cách đánh Vần Chữ Cái Học Cách đánh Vần Tiếng Anh Học Cách đan Khăn Choàng Cổ Bằng Len Học Cách đan Khăn Len Truy cập nội dung luôn TRANG CHỦ GIỚI THIỆU Lịch sử nhà trường Cơ cấu tổ chức Danh bạ Sứ mệnh và tầm nhìn KẾ HOẠCH Kế hoạch phát triển Dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THÔNG BÁO HỎI ĐÁP LIÊN HỆ LIÊN KẾT Phòng GD & ĐT Chợ Lách Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Trường Tiểu Học Vĩnh Hòa CHUYÊN MỤC Đảng - Đoàn thể Tin tức & sự kiện Tin hoạt động trường Tin chuyên môn Tin trong nước Y tế học đường Văn bản Tài nguyên dạy và học Đề thi - Đáp án ke hoach Tất cả videos Kể chuyện Bác Hồ(18-05) Đổi Mới Phương Pháp Cho Kì Thi THPT Quốc Gia - Tuyển Sinh ĐH - CĐ(27-10)   Đang truy cập : 1   Hôm nay: 38   Tổng lượt truy cập: 65973 Your browser does not support the audio element. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 gõ phím bằng 10 ngón tốt 21/06/2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ………………………………. 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 gõ phím bằng 10 ngón tốt 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy Tin học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Qua 4 năm giảng dạy môn Tin Học lớp 3, theo sách giáo khoa “Cùng học Tin Học quyển 1” có 6 chương: Làm quen với máy tính, chơi cùng máy tính, em tập gõ bàn phím, em tập vẽ, em tập soạn thảo, học cùng máy tính. Tuy nhiên chương 3 “Em tập gõ bàn phím” HS còn mắc nhiều lỗi trong gõ phím. Tôi thường dạy theo quy trình như sau: Đầu tiên hướng dẫn các em cách đặt tay trên bàn phím, yêu cầu các em đặt tay lên bàn phím để GV kiểm tra, sau đó là hướng dẫn cách gõ từng hàng phím theo quy tắc. Cuối cùng là cho các em luyện gõ với phần mềm Mario. Đa số học sinh ban đầu đều gõ tốt, tuy nhiên vẫn còn 1 số học sinh còn lúng túng trong cách đặt tay trên bàn phím dẫn đến các ngón tay gõ chưa đúng các phím. a) Ưu điểm - Đa số HS đã đặt tay đúng vị trí tại hàng cơ sở - Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím - Biết sử dụng phần mềm Mario để luyện tập gõ bàn phím ở mức đơn giản b) Nhược điểm - Một số học sinh đặt tay không đúng vị trí nên không gõ được 10 ngón. - Một số học sinh gõ tốt nhưng không có tính kiên nhẫn nên xem phần mềm Mario là trò chơi để chơi cho qua chứ không nghiêm túc gõ 10 ngón. * Đề xuất: Trước những nhược điểm đó của học sinh. Tôi đề ra một số biện pháp như sau: 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Sáng kiến này nhằm nêu lên những cách thức, phương pháp mà giáo viên giúp học sinh biết cách đặt tay đúng khi gõ phím và gõ đúng mười ngón. Tạo hứng thú cho học sinh khi thục hành không bị nhàm chán. - Nội dung giải pháp: + Sự khác biệt, tính mới của giải pháp: Khắc sâu lý thuyết mới cho học sinh nhằm giúp các em nắm vững những kiến thức cơ bản về cách đặt tay, cách gõ phím. Vì có nắm vững lý thuyết thì HS mới thực hành đạt hiệu quả cao. Tổ chức thi đua để học sinh hào hứng hơn trong việc luyện tập gõ 10 ngón. + Cách thức, các bước thực hiện giải pháp: * Phương pháp khắc sâu kiến thức: Thay vì theo trình tự cũ trong một tiết học bài mới thì dành khoảng 15 phút để truyền đạt kiến thức mới thì giải pháp này dành nhiều thời gian hơn để phân tích kỹ lý thuyết giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Ví dụ: Bài tập gõ các phím ở hàng cơ sở Đây là bài đầu tiên trong chương “Em tập gõ bàn phím”, cũng là bài giúp học sinh khắc sâu các kiến thức cơ bản khi gõ phím. Vì thế giáo viên cần truyền đạt cho HS những kiến thức quan trọng như sau: - Cách đặt tay trên bàn phím: + Yêu cầu học sinh đọc lại các phím chữ ở hàng phím cơ sở. Xác định hai phím có gai là hai phím F và J để làm mốc đặt các ngón tay. + Các ngón tay đặt lên các phím xuất phát ở hàng phím cơ sở. Giáo viên chiếu hình minh họa để học sinh quan sát đồng thời đặt tay mẫu như hình minh họa: + Giáo viên yêu cầu học sinh gọi tên các ngón tay đặt lên các phím. GV nêu quy tắc đặt tay trên bàn phím là: Tại hàng phím cơ sở, em đặt ngón trỏ của tay trái lên phím F (phím có gai), các ngón còn lại đặt lên các phím A, S, D. Đặt ngón trỏ của tay phải lên phím có gai J, các ngón còn lại đạt lên các phím K, L, dấu ; + Sau đó yêu cầu học sinh thực hiện việc đặt ngón tay trên các phím và giáo viên sẽ đi đến từng máy để kiểm tra cách đặt tay của HS và sửa cho những HS đặt chưa đúng. + Để giúp học sinh khắc sâu hơn về cách đặt tay trên bàn phím GV yêu cầu tất cả HS lấy tay ra khỏi bàn phím, khi nào GV gõ thước HS bên phải sẽ đặt tay nhanh lên bàn phím sau 1 tiếng gõ, tiếp theo yêu cầu HS bên trái nhận xét cách đặt tay của bạn và làm ngược lại. Như thế sẽ giúp các em biết đặt tay nhanh chóng khi bắt đầu gõ phím. + GV nêu rõ tầm quan quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím. Khi đặt tay đúng thì các em sẽ gõ đúng và gõ nhanh hơn. + Trước mỗi tiết thực hành luyện gõ nên cho HS đặt tay trên bàn phím và GV đi đến từng máy kiểm tra lại. Như thế thì kiến thức quan trọng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, dần thành thói quen cho các em đặt tay đúng trước khi gõ phím. - Cách luyện gõ với phần mềm Mario + Hướng dẫn các em chọn bài luyện gõ ở hàng cơ sở bằng cách vào Lesson chọn Hom Row Only, sau đó nháy vào khung tranh số 1 để gõ bắt đầu luyện tập. (chèn hình). + Nhắc nhở các em chọn đúng bài luyện tập vì nếu chọn sai thì trên đường đi của Mario xuất hiện các chữ nằm ở các hàng phím khác mà các em chưa học thì các em không biết cách gõ đúng, gõ không theo quy tắc sẽ thành thói quen khó sữa sau này. + Khi màn hình luyện tập xuất hiện thì hướng dẫn các em vừa quan sát các chữ xuất hiện trên đường đi của Mario, vừa quan sát các ngón tay trên màn hình, ngón tay nào được tô màu thì sẽ dùng ngón đó để gõ, việc quan sát các ngón tay mẫu giúp học sinh gõ nhanh hơn mà không cần nhìn bàn phím, dần dần học sinh sẽ nhận biết được các phím chữ nằm ở vị trí nào. + Giáo dục cho các em phải có tính kiên nhẫn, gõ chậm mà gõ đúng 10 ngón chứ không yêu cầu gõ nhanh. + Trong quá trình HS thực hành thì GV đi quan sát xung quanh và nhắc nhở các em gõ theo quy tắc 10 ngón. + Sau 2 phút luyện gõ bản kết quả xuất hiện thì hướng dẫn học sinh đánh giá bài luyện tập của mình thông qua bảng kết quả đó: Keys Typed: là số phím gõ đúng Errors: là số phím gõ sai * Phương pháp thi đua cá nhân: - Mỗi một bài học thường chia làm 2 tiết, nếu HS thực hành luyện gõ suốt 1 tiết thì tiết học trở nên rất nhàm chán và cũng làm cho học sinh không kiên nhẫn dẫn đến gõ sai quy tắc. Nên muốn giúp học sinh hào hứng hơn trong tiết luyện gõ thì GV cho học sinh thi đua với nhau Ví dụ: Bài Tập gõ các phím ở hàng trên + GV yêu cầu HS chọn bài luyện tập gõ hàng trên. + GV đưa ra tiêu chí thi đua dựa trên ba thang điểm sau: lấy tổng số phím gõ đúng, đặt tay đúng cộng 1 điểm, gõ đúng quy tắc cộng 1 điểm, lấy tổng ba thang điểm trên làm điểm để so sánh. Một lần gõ sai quy tắc sẽ bị trừ 1 điểm, đặt tay không đúng hàng phím cơ sở cũng trừ một điểm. Đưa ra quy định nghiêm như thế thì HS sẽ cố gắng thực hành luyện gõ đúng theo quy tắc. + Thông thường hai học sinh ngồi chung một máy thì GV cho 2 HS thi đua với nhau. Lượt đầu tiên học sinh bên trái thực hành luyện gõ, học sinh bên phải sẽ ngồi quan sát xem bạn mình có gõ đúng 10 ngón và đúng quy tắc hay không và ngược lại. + Sau khi hai HS đã thực hành xong thì so sánh 2 điểm tổng của hai HS lại, HS nào vượt trội hơn thì tuyên dương, HS nào gõ chưa tốt thì cũng nên khích lệ các em bằng những lời động viên như “Em gõ cũng tốt nhưng cần tập trung thì lần thi đua sau sẽ có kết quả tốt hơn” để các em có động lực mà có gắng thực hành tốt hơn để bằng hoặc vượt hơn kết quả của bạn mình. * Phương pháp thi đua nhóm: - Phương pháp thi đua nhóm 1 phần giúp các em nghiêm túc trong việc luyện gõ, đồng thời giáo dục các em có tính đoàn kết, vì tập thể mà cố gắng để đạt kết quả cao. Ví dụ: Bài Tập gõ các phím ở hàng phím số - Thông thường mỗi phòng máy sẽ có 4 dãy. GV sẽ chia lớp ra làm 4 nhóm, mỗi 1 dãy làm thành 1 nhóm và đặt tên cho các nhóm là: nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4. - Đến bài này thì HS đã được học cách gõ hết các hàng phím nên GV sẽ đưa ra tiêu chí thi đua như sau: + Đặt tên + Yêu cầu học sinh nháy chuột lên mục Lesson, nháy chuột lên mục Add Numbers để tập gõ các phím đã học và các phím thuộc hàng phím số. + Tiêu chí thi đua vẫn giống như thi đua cá nhân là dựa trên 3 tiêu chí: số phím gõ đúng trên bảng kết quả, đặt tay đúng cộng 1 điểm, gõ đúng quy tắc cộng 1 điểm. Ngược lại đặt tay không đúng hàng phím cơ sở trừ một điểm, 1 lần gõ không đúng quy tắc trừ 1 điểm. + Lượt đầu tiên học sinh bên phải của nhóm 1 và nhóm 3 thực hành, 2 nhóm còn lại có nhiệm vụ quan sát cách đặt tay và cách gõ phím, nhóm 2 quan sát nhóm 1, nhóm 4 quan sát nhóm 3. Tiếp tục đến học sinh bên phải thực hành. Đến lượt thứ hai thì nhóm 2 và nhóm 4 thực hành, nhóm 1 quan sát nhóm 2, nhóm 3 quan sát nhóm 4. Sau mỗi lượt thực hành thì GV đến từng máy ghi nhận điểm của mỗi học sinh và cộng điểm của từng HS lại làm điểm chung cho 1 nhóm. + Để đảm bảo tính công bằng thì GV chia số lượng HS mỗi nhóm bằng nhau. Nếu trường hợp chia không tròn ví dụ như lớp có 30 HS chia làm 4 nhóm thì sẽ dư 2 HS thì 2 HS đó vẫn thực hành luyện gõ sau đó lấy tổng điểm của hai học sinh đó chia đều cho 4 nhóm, như vậy sẽ đảm bảo được HS nào cũng tham gia thi đua và có gắng hoàn thành tốt bài thực hành của mình. + Sau khi tổng kết điểm của 4 nhóm thì tuyên dương nhóm nào có điểm cao nhất bằng một tràng pháo tay của cả lớp. Nhóm thấp điểm nhất sẽ hát tặng cả lớp 1 bài hát nào đó tạo không khí cho lớp học sôi nổi và thoải mái hơn. 3.3.Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến kinh nghiệm này mang tính thiết thực và có khả năng ứng dụng, triển khai rộng rãi đến các khối lớp cho tất cả giáo viên đang giải dạy môn Tin Học lớp 3. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng HS gõ được 10 ngón mỗi năm một tăng lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Kết quả thực hiện các biện pháp này ở khối lớp 3 năm học 2015 – 2016 tôi thu được như sau: Kết quả Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Thái độ Học sinh chưa tập trung, chú ý vào bài học. Học sinh chú ý bài học, khả năng quan sát được cải thiện tốt. Hành vi Học sinh ít tham gia xây dựng bài, chưa chủ động tham nhận xét bài của bạn, chưa tích cực thực hành. Lớp tích cực tham gia xây dựng bài mới, thực hành nghiêm túc, nhận xét bài làm của bạn sôi nổi và có nhiều ý nhận xét hay. Nhận thức - Tỉ lệ tiếp thu kiến thức trên lớp đạt khoảng 70% - Vận dụng kiến thức vào bài tập đạt khoảng 68% - Tỉ lệ tiếp thu kiến thức trên lớp đạt 80% - 93% - Vận dụng kiến thức vào bài tập đạt khoảng 80% - 90% 3.5. Tài liệu kèm theo: - Bản vẽ, sơ đồ: không (bản) - Bản tính toán: không (bản) - Các tài liệu khác: không (bản) Bến Tre, ngày 01 tháng 3 năm 2017 Tin liên quan CHUYEN MUC CHUA CO BAI VIET Xem thêm >> Không tìm thấy văn bản! Xem tất cả >> Liên kết website Báo lao động Sở giáo dục TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HÒA Địa chỉ: xã Vĩnh Hoà, huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre Điện thoại: 0918649520. Email:bentre_thvhinhhoa_cl@bentre.edu.vn Từ khóa » Học Cách đánh Máy Tính Bằng 10 Ngón Tay Luyện Tập Gõ 10 Ngón Giúp Tăng Tốc đánh Máy Hướng Dẫn Cách Gõ Bàn Phím Bằng 10 Ngón Tay Dành Cho Người ... Cách Luyện Tập Gõ 10 Ngón Giúp Tăng Tốc độ đánh Máy - CellphoneS Cách đánh Máy 10 Ngón, Gõ 0 Ngón Nhanh Trên Bàn Phím Máy Tính Cách Luyện Gõ 10 Ngón Nhanh, Tập Gõ Văn Bản Bằng 10 Ngón Tay Luyện Kỹ Năng Gõ Văn Bản 10 Ngón Nhanh Nhất – Dạy đánh Máy Các Bài Học Luyện Gõ Bàn Phím 10 Ngón Trực Tuyến - Touch Typing ... Hướng Dẫn Cách đánh Máy Tính Siêu Nhanh Không Phải Ai Cũng Biết Cách Gõ Bàn Phím Máy Tính Nhanh Bằng 10 Ngón Tay Bật Mí Cách Gõ Phím Bằng 10 Ngón Nhanh Nhất Cho Người Dùng Chia Sẻ Cách đánh Bằng 10 Ngón Tay Giúp Bạn Luyện Gõ Thành Công Cách đánh Máy 10 Ngón Tay Nhanh Chóng Chỉ Trong 1 Tuần Hướng Dẫn Cách đánh Máy Bằng 10 Ngón Bí Quyết Luyện Gõ 10 Ngón Tay Chuẩn Nhanh Chỉ Trong 10 Ngày!