Một Số Biện Pháp Phòng Chống Rét Cho Thủy Sản

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu trung tâm
    • Hệ thống khuyến nông
    • Danh bạ điện thoại
  • Tin tức
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
    • Thông tin huấn luyện
    • Tin dạy nghề
    • Nông thôn mới
    • Tin trong nước
  • Cẩm nang kỹ thuật
    • Trồng trọt
    • Phương pháp khuyến nông
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
  • Cơ sở dữ liệu
    • Tư vấn - dịch vụ
      • Xem tin mua bán
      • Đăng tin mua bán
    • Dạy nghề - tập huấn - truyền thanh truyền hình
      • Dạy nghề
      • Tập huấn
      • Truyền thanh truyền hình
    • Xây dựng mô hình
  • Thư viện khuyến nông
  • Chuyện nhà nông
    • Truyện cười
    • Trang thơ
    • Gương khuyến nông điển hình
  • Thư viện
    • Ảnh mô hình
    • Ảnh thông tin tuyên truyền
    • Ảnh đào tạo tập huấn
  • Liên hệ
Chủ nhật, 24/11/2024, 20:58
  • Trang nhất
  • Thủy sản
Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản Thứ ba - 26/01/2021 15:12 2.094 0 Rét đậm rét hại dài ngày làm cho nhiều loại cá, tôm bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng. Vấn đề đặt ra cho người nuôi trồng thủy sản là phải làm cách nào để hạn chế tối đa thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra.
Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản
Các đối tượng nuôi cần phòng chống rét: - Các loài động vật thủy sản có nguồn gốc nhiệt đới, khả năng chịu rét kém như tôm thẻ chân trắng, cá song, cá vược, cá chim biển vây vàng…, cá rô phi, cá chim trắng nước ngọt, cá tra, ba sa, tôm càng xanh, cá bống tượng …; - Các đối tượng nuôi thủy sản ở giai đoạn giống cần lưu qua đông - Đàn tôm, cá bố mẹ nuôi vỗ sớm để cho sinh sản sớm vào đầu vụ như cá rô phi, cá chim trắng… Để chống rét, cá thường rúc đầu xuống bùn, nấm thuỷ my phát triển ăn kín vào mang làm cá bị ngạt thở chết và rất nhiều loại bệnh khác phát sinh… Để chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài trong vụ đông xuân, hạn chế thiệt hại do thời tiết lạnh giá gây ra, chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp phòng chống rét cho các loài thủy sản: 1. Điều kiện nuôi: - Nuôi trong bể: Đối với những cơ sở có hệ thống bể trong nhà thì nên nuôi thủy sản qua đông trong hệ thống bể. Bể nuôi đảm bảo có nguồn nước tốt, có sục khí, có hệ thống nâng nhiệt, đảm bảo nhiệt độ nước trong bể > 20 độ. Đối với ương giống qua đông, nên nuôi trên bể để hạn chế thiệt hại. - Nuôi trong ao: Ao nuôi thủy sản qua mùa đông cần chọn ao kín gió, có diện tích từ 300-500m2, ao có hình chữ nhật, hướng Bắc - Nam. Có nguồn nước sạch, cấp và thoát nước dễ dàng, dễ gây màu, chất đáy tốt. Bờ ao phải chắc chắn, không để bờ ao rò rỉ mất nước làm ao cạn, phải luôn giữ mực nước trong ao trên 1,5m, tốt nhất là từ 2 - 2,5m. Các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá ao nuôi phù hợp với sự phát triển của các đối tượng nuôi: pH >7, Oxy hoà tan >5mg/l. - Nuôi trong các môi trường khác: Ngoài ra, một số cơ sở có các biện pháp khác như nuôi trong giếng, nuôi trong hầm… 2. Chăm sóc, quản lý tôm cá trong mùa rét: a. Chế độ cho ăn: - Thức ăn: Tuỳ vào giai đoạn sinh trưởng của đối tượng nuôi mà dùng thức ăn phù hợp. Độ đạm tối thiểu >30%. Bổ sung vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm cá với lượng dùng từ 3-5g/kg thức ăn. Tốt nhất là cho ăn thức ăn công nghiêp (TACN) phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm cá. - Khẩu phần ăn: Khi nhiệt độ nước >20 độ: 3% trọng lượng cá (TLC)/2ngày; Khi nhiệt độ từ 15-20 độ: 2%TLC/02ngày; Khi nhiệt độ <15 độ: dừng cho ăn. - Thời điểm trước khi mùa đông đến cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cá để cá khỏe, có sức đề kháng với bệnh tật và tăng khả năng chống chịu được với thời tiết lạnh kéo dài bằng cách cho cá ăn đầy đủ thức ăn đảm bảo về số lượng và chất lượng. - Khi nhiệt độ nước xuống dưới 180C, nên giảm 1/2 lượng thức ăn cho cá ăn. Khi nhiệt độ nước xuống thấp dưới 140C cần ngừng cho cá ăn vì ở ngưỡng nhiệt độ đó động vật thủy sản gần như ngừng bắt mồi, nếu đưa thức ăn xuống sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. - Khi nhiệt độ từ 140C trở lên, tranh thủ cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, bổ sung thêm vitamin C, B.complex vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá với lượng dùng từ 3 - 5g/kg thức ăn. Với thức ăn công nghiệp nên chọn loại cám có hàm lượng đạm cao từ 28% trở lên để giúp cá hồi phục sức khỏe sau thời gian chống rét. Ao lưu cá qua đông Tại trại cá Yên Lý- Diễn Yên- Diễn Châu b. Quản lý: - Quản lý môi trường: * Quản lý về nhiệt độ nước: Đảm bảo nhiệt độ nước ao >20 độ; + Đảm bảo mực nước >1,5m; + Che kín ao bằng bạt nilon, lá dừa… để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp. Khi trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ che phủ kín bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ. Mặt ao thả bèo tây, khoảng 2/3 diện tích ao hoặc trồng chuối theo hàng về phía bắc để chắn gió; + Với tôm, cá: Dùng sọt rơm… làm nơi trú ẩn. Tạo một góc ao sâu về phía Bắc, dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô ấn đầy vào sọt, cắm cọc đơm sọt xuống đáy ao. Lúc trời rét cá, lươn… chui vào sọt tránh rét; Có thể đào hầm cạnh ao làm nơi trú ẩn cho tôm cá; + Với ếch: Làm hang cho ếch trú ẩn, hang làm bằng đất hoặc bằng các ống nhựa, ống tre, có một đầu rỗng, các ống này dài 0.5 - 0.6m, đường kính 0.15 -0.16m, bó thành từng bó 5 - 6 cái cho ếch chui vào trú, ống đặt ở góc hoặc thành bờ ao, trên ống dùng rơm rạ phủ để chắn gió cho ếch. Nếu nuôi trong bể xi măng dùng bạt hoặc túi nilon phủ kín mặt bể tránh rét cho ếch; + Gây màu nước cho ao: dùng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học gây màu nước nhằm hấp thụ tối đa nhiệt lượng mặt trời; + Dùng các biện pháp nâng nhiệt chủ động: hệ thống nâng nhiệt dùng than, điện hoặc năng lượng mặt trời; * Quản lý các yếu tố môi trường: theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường, đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp với sự tồn tại và phát triển của các đối tượng nuôi. - Quản lý sức khoẻ các đối tượng nuôi: + Tăng sức đề kháng cho các đối tượng nuôi thông qua cho ăn bổ sung thêm Vitamin C, B complex; + Phòng bệnh cho cá định kỳ 01tháng/lần bằng các loại thuốc phòng theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì; + Định kỳ dùng vôi hoà nước té cho ao, liều lượng dùng là 5-7kg/sào/tháng; + Thả thêm một số đối tượng sống đáy, có khả năng chịu rét như cá chép để khuấy động đáy ao, tránh hiện tượng các nằm đáy ao mà chết; + Khi nước ao bị ô nhiễm, sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi; + Trong suốt thời gian trú đông, tuyệt đối không được dùng lưới, các loại phương tiện đánh bắt cá, tránh cá bị xây xát dẫn đến bị nhiễm bệnh và chết. Khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ, cần có các biện pháp chống rét kịp thời cho đàn tôm cá: 3. Chống rét cho cá: - Các trại sản xuất giống khẩn trương đưa đàn tôm cá lên hệ thống bể để chủ động nâng nhiệt độ nước lên ngưỡng thích hợp; - Đối với đàn tôm cá dưới ao, cần chủ động nâng nhiệt độ nước lên trên 20 độ, đảm bảo cho sự tồn tại của chúng, bằng các biện pháp nâng nhiệt khẩn cấp, nhưng chú ý không gây sốc cho tôm cá. Để đảm bảo cho đàn tôm cá tồn tại và phát triển qua mùa đông, tốt nhất nên dùng tổng hợp các biện pháp phòng chống rét, với phương châm “phòng hơn chống”. Cần chuẩn bị đủ vật tư, nguyên nhiên vật liệu chủ động cho phòng chống rét cho tôm cá. Đối với những đối tượng nuôi thương phẩm đạt kích cỡ, khi nhiệt độ xuống quá thấp cần thu hoạch ngay tránh gây thiệt hại cho nuôi trồng thuỷ sản. Lệ Hằng: Trung tâm KN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Thả 1 tấn cá giống xuống lưu vực sông Lam

    (01/03/2021)
  • Nghệ An: Hiệu quả bước đầu từ việc đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

    (09/03/2021)
  • Nghệ An: Nông dân nuôi cá - lúa cho thu nhập cao

    (23/03/2021)
  • Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An: Tổ chức tọa đàm kỷ niệm 62 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản (01/4/1959 – 01/4/2021)

    (27/03/2021)
  • Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông

    (25/02/2021)
  • Những vấn đề cần lưu ý để nuôi cá trắm cỏ thành công

    (22/02/2021)
  • Ốc Hương – đối tượng thay thế tiềm năng tại những vùng nuôi tôm kém hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    (02/02/2021)
  • Nuôi trồng thủy sản Nghệ An: Vượt qua khó khăn để về đích

    (04/02/2021)
  • Tp Vinh nuôi thử nghiệm cá lóc đầu nhím gắn với bao tiêu sản phẩm

    (18/02/2021)
  • Ứng dụng tiến bộ công nghệ khoa học - kỹ thuật vào khai thác và bảo quản sản phẩm thủy sản sau khai thác

    (02/02/2021)
  • Nông dân Nghệ An nuôi cua biển cho thu nhập cao

    (26/01/2021)
  • “Sản xuất lươn giống” hướng phát triển kinh tế mới tại Yên Thành

    (22/01/2021)
  • Hiệu quả mô hình nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm

    (20/01/2021)
  • Ốc Hương – đối tượng thay thế tiềm năng tại những vùng nuôi tôm kém hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    (15/01/2021)
  • Hiệu quả mô hình nuôi thương phẩm cá Chẽm trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm

    (15/01/2021)
  • Quỳ Châu:  Hướng đi mới phát triển mô hình nuôi cá lồng trên hồ đập

    (13/01/2021)
  • Đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản mặn lợ góp phần phát triển một cách bền vững Bài, ảnh:  Nguyễn Hải

    (12/01/2021)
  • Đa dạng hóa đối tượng nuôi mặn lợ, hướng đi mới của nuôi trồng thủy sản Nghệ An

    (25/09/2020)
  • Một số lưu ý trong nuôi thủy sản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    (10/11/2020)
  • Cách nào để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng  thủy sản ở Nghệ An

    (01/09/2020)
Văn bản mới

Đề án: Tổ chức sản xuất trồng trọt vụ xuân năm 2025

lượt xem: 46 | lượt tải:28

THÔNG BÁO: Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An

lượt xem: 174 | lượt tải:95

Công văn chỉ đạo: V/v khắc phục sản xuất trồng trọt sau cơn bão số 3 - YAG

lượt xem: 167 | lượt tải:78

Công điện: Về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lỡ đất, lũ ống, lũ quét trong thời gian tới

lượt xem: 210 | lượt tải:85

Đề án tổ chức sản xuất trồng trọt vụ đông năm 2024

lượt xem: 281 | lượt tải:105 Xem tiếp Tin nổi bật
  • UBND tỉnh Nghệ An: Tổ chức Hội nghị triển khai Đề án sản xuất vụ Xuân năm 2025 UBND tỉnh Nghệ An: Tổ chức Hội nghị triển khai Đề án sản xuất vụ Xuân năm 2025
  • Hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất trong ngành tôm Hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất trong ngành tôm
  • Hội nghị tập huấn tiếp thị, nuôi trồng và sản xuất nấm ăn và nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps tại Việt Nam Hội nghị tập huấn tiếp thị, nuôi trồng và sản xuất nấm ăn và nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps tại Việt Nam
  • Phát triển kinh tế nhờ mô hình chăn nuôi bò sinh sản Phát triển kinh tế nhờ mô hình chăn nuôi bò sinh sản
  • Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông
  • Lễ kết nạp Đảng viên mới Lễ kết nạp Đảng viên mới
  • Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024. Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024.
  • Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP” Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP”
  • Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học
Thư viện ảnh mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Cá Rét