Một Số Biện Pháp Phòng Trừ ốc Bươu Vàng Hại Lúa

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu trung tâm
    • Hệ thống khuyến nông
    • Danh bạ điện thoại
  • Tin tức
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
    • Thông tin huấn luyện
    • Tin dạy nghề
    • Nông thôn mới
    • Tin trong nước
  • Cẩm nang kỹ thuật
    • Trồng trọt
    • Phương pháp khuyến nông
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
  • Thông tin thị trường
  • Cơ sở dữ liệu
    • Tư vấn - dịch vụ
      • Xem tin mua bán
      • Đăng tin mua bán
    • Dạy nghề - tập huấn - truyền thanh truyền hình
      • Dạy nghề
      • Tập huấn
      • Truyền thanh truyền hình
    • Xây dựng mô hình
  • Chuyện nhà nông
    • Truyện cười
    • Trang thơ
    • Gương khuyến nông điển hình
  • Thư viện
    • Ảnh mô hình
    • Ảnh thông tin tuyên truyền
    • Ảnh đào tạo tập huấn
  • Liên hệ
  • Trang nhất
  • Trồng trọt
Một số biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa Thứ năm - 28/01/2021 15:55 11.130 0 Ốc bươu vàng hiện đang là đối tượng dịch hại nguy hiểm cho cây lúa vì phá hại và sinh sản rất nhanh. Việc phòng trừ ốc bươu vàng hiện đang là một vấn đề rất cấp bách trong sản xuất nông nghiệp bởi lúa giai đoạn mạ là giai đoạn mà ốc bươu vàng phá hoại mạnh nhất.
Một số biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa
I. Đặc điểm sinh học và phát sinh gây hại của ốc bươu vàng - Ốc bươu vàng là loài sinh vật ngoại lai xâm hại, là đối tượng ăn thực vật, thức ăn ưa thích là xà lách, mạ non, rau muống… đặc biệt là mạ dưới 3 tuần tuổi có thể bị ốc cắn ngang thân gây thiệt hại trên đồng ruộng, khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng. Các nghiên cứu cho thấy, 1con ốc bươu vàng (2 - 3 cm)/m2 gây hại trong giai đoạn lúa 3 – 20 ngày sau gieo sẽ làm giảm 15 - 20% năng suất lúa, nếu mật độ 6-10 con ốc /m2 thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng sau 1 ngày đêm. - Ốc có thể sống dưới nước hay trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Chúng có thể sống nhiều tháng trong điều kiện khô hạn và cũng có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở. - Ốc có tốc độ sinh sản rất nhanh, chúng đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 200 - 300 trứng, mỗi chu kỳ đẻ của chúng khoảng 10 - 12 ổ, sau 7 – 15 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non. Vòng đời ốc trung bình là 60 ngày và ốc có thể sống đến 4 - 6 năm.

II. Các biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, khó phòng trừ. Để hạn chế tác hại của chúng cần tiến hành một số biện pháp phòng trừ tổng hợp như: 1. Biện pháp phòng trừ thủ công, canh tác - Làm đất kỹ bằng phẳng, tránh để những khu vực trũng nước trên ruộng. - Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc gieo sạ đến 2, 3 tuần sau. - Có thể sử dụng thức ăn như lá khoai, rau muống... dẫn dụ ốc tập trung đến ăn để dễ thu gom. - Đánh rảnh thoát nước (25 x 5 cm) cách nhau 10 - 15m trên ruộng để ốc đến sống tập trung trong rảnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom bằng tay. - Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc dễ dàng. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch. - Sử dụng giống tốt có tỷ lệ nẩy mầm cao. - Cắm các cọc tre, sậy ở những chỗ ngập nước, mương kênh tưới để thu hút ốc đến đẻ trứng và thu gom dễ dàng. - Thả vịt vào ruộng lúa ăn ốc non và trứng ốc, thu lượm ốc bươu vàng trưởng thành để làm thức ăn cho cá, vịt. - Ở nhiều nơi bà con dùng cây xương rồng, cành lá đu đủ, lá thầu dầu, lá mướp, xơ mít, thân lá khoai mì… chặt thả xuống nước, nhựa cây dẫn dụ ốc làm ốc say, nổi lên mực nước giúp thu nhặt ốc dễ dàng hơn. - Dùng vôi tuy tốn công nhưng rất hiệu quả trừ ốc bươu vàng ngoài ra còn giúp cải tạo đất, liều dùng 500 kg/ha. Có thể xử lý vôi kết hợp với bón lót lân vào giai đoạn chuẩn bị ruộng.... - Cho nước vào ruộng sớm (trước khi sạ) để nhử ốc trồi lên, sau đó tiến hành cày diệt ốc. - Điều tiết chế độ nước bằng cách rút nước định kỳ, giữ mực nước thấp 2 - 3 cm nhằm hạn chế ốc di chuyển, phá hại. Ở nhiều nơi nông dân có kinh nghiệm không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, để hạn chế ốc bươu vàng di chuyển và gây hại. Giai đoạn chuẩn bị làm đất nếu cày bừa kỹ, cày sâu thì có thể diệt được ốc bươu vàng nằm vùi dưới ruộng. Ở nhiều nơi sau khi thu hoạch, bà con cày lật ngay để hạn chế ốc bươu vàng lứa sau. 2. Biện pháp phòng trừ hóa học

- Hướng dẫn người dân sử dụng các loại thuốc trừ ốc bươu vàng đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để trừ ốc bươu vàng sau: Kiloc, 60WP; Ac-snailkill 700WP; Dioto 250 EC; Pazol 700WP...

- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ hướng dẫn trên bao bì. Lưu ý: + Trước khi phun phải đảm bảo có ốc trên ruộng. + Khi phun mực nước khoảng 3 - 5 cm là vừa. Sau phun tiếp tục giữ nước 1 -2 ngày để diệt hết ốc còn sót lại. + Để đảm bảo hiệu quả trừ ốc cao: Không phun khi ruộng không có bờ bao và mực nước trên ruộng quá sâu (trên 5 cm). + Nên phun thuốc lúc chiều mát hay sáng sớm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm phun chiều mát tốt hơn, vì ốc thường nổi lên và cắn phá mầm lúa vào lúc chiều và tối. Trần Thị Hoài Phương - Trung tâm DVNN Nam Đàn

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 4 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Hội thảo khoa học mô hình liên kết phát triển sản xuất khoai tây gắn với tiêu thụ từ nguồn giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh tại Nghệ An.

    (23/02/2021)
  • Khẩn trương xử lý các đối tượng sâu bệnh hại lúa xuân

    (24/02/2021)
  • Nghệ An: Khoai tây được mùa được giá, nông dân phấn khởi

    (24/02/2021)
  • Tập trung chăm sóc cây trồng vụ Xuân sau tết Nguyên đán

    (25/02/2021)
  • Nghệ An nỗ lực trồng cây đầu xuân

    (19/02/2021)
  • Khẩn trương xử lý các đối tượng sâu bệnh hại lúa xuân

    (09/02/2021)
  • Đồng ruộng Diễn Châu nô nức vào Xuân

    (04/02/2021)
  • Tại sao nông sản sạch chưa vào được các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn

    (08/02/2021)
  • Xã Trung Sơn - Đô Lương: Sản xuất giống rau vụ đông cho thu nhập cao

    (08/02/2021)
  • Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cam ngay sau khi thu hoạch

    (01/02/2021)
  • Nông dân huyện Hưng Nguyên tập trung sản xuất rau màu phục vụ dịp tết Nguyên Đán

    (21/01/2021)
  • Lợi ích và một số lưu ý khi sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

    (20/01/2021)
  • Tăng cường công tác chỉ đạo vụ xuân năm 2021

    (13/01/2021)
  • Làm giàu từ mô hình trồng cây có múi - Chi Khê - Con Cuông

    (12/01/2021)
  • Nông nghiệp Nghệ An lên phương án ứng phó kịp thời khi rét đậm, rét hại kéo dài

    (07/01/2021)
  • Nông dân Tân Kỳ gắn bó với mía - cây trồng chủ lực

    (31/12/2020)
  • Nông dân Nghệ An tăng cường sản xuất thực phẩm, nông sản an toàn

    (30/12/2020)
  • Nông nghiệp hữu cơ hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp

    (30/12/2020)
  • UBND huyện Quế Phong tổ chức lễ đón nhận văn bằng nhãn hiệu chứng nhận " Chanh leo Quế Phong"

    (30/12/2020)
  • Nông dân Nghệ An tăng cường sản xuất thực phẩm, nông sản an toàn

    (21/12/2020)
Văn bản mới

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

lượt xem: 161 | lượt tải:62

Tập trung phòng, chống nắng nóng và dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong mùa hè năm 2024

lượt xem: 214 | lượt tải:90

Đề án tổ chức sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu - Mùa năm 2024

lượt xem: 226 | lượt tải:132

Công văn về việc theo dõi chỉ đạo, phòng trừ sâu bệnh chính hai lúa trên thời kỳ cuối vụ xuân năm 2024 lúa

lượt xem: 230 | lượt tải:93

Công điện: Về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bênh dại

lượt xem: 250 | lượt tải:78 Xem tiếp Tin nổi bật
  • Một số việc cần làm cho sản xuất lúa vụ hè thu, mùa năm 2024 Một số việc cần làm cho sản xuất lúa vụ hè thu, mùa năm 2024
  • Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An  triển khai tập huấn đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt thôn, xóm, bản năm 2024. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An  triển khai tập huấn đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt thôn, xóm, bản năm 2024.
  • Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Diễn Châu triển khai các lớp tập huấn cho nông dân năm 2024 Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Diễn Châu triển khai các lớp tập huấn cho nông dân năm 2024
  • Đoàn công tác của Trung tâm khuyến nông Nghệ An tham quan, học tập kinh nghiệm và hợp tác về hoạt động khuyến nông tại thành phố Hồ Chí Minh Đoàn công tác của Trung tâm khuyến nông Nghệ An tham quan, học tập kinh nghiệm và hợp tác về hoạt động khuyến nông tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung tâm Khuyến nông Nghệ An triển khai chương trình tập huấn hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ Trung tâm Khuyến nông Nghệ An triển khai chương trình tập huấn hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ
  • Nông dân Nghệ An làm nhà lưới chống nóng cho tôm Nông dân Nghệ An làm nhà lưới chống nóng cho tôm
  • Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Phong trào thi đua “Nghệ An chung sức xây dựng Nông thôn mới” giai đoạn 2021-2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Phong trào thi đua “Nghệ An chung sức xây dựng Nông thôn mới” giai đoạn 2021-2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.
  • Phát triển kinh tế từ mô hình VAC  Phát triển kinh tế từ mô hình VAC 
  • Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An: Tổ chức Hội nghị giao ban công tác Khuyến nông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An: Tổ chức Hội nghị giao ban công tác Khuyến nông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Thư viện ảnh a1-8.jpg a6-16.jpg a2-9.jpg a7-19.jpg a3-5.jpg a5-11.jpg a35-1.jpg a34-1.jpg a33-2.jpg a37-1.jpg a36.jpg a30.jpg a31-1.jpg a32.jpg a25-2.jpg Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Các Con ốc Bươu Vàng Trong Một Ruộng Lúa