Một Số Biện Pháp Xây Dựng Lớp Học Yêu Thương, An Toàn ở Trường ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Mầm non - Tiểu học
Một số biện pháp xây dựng lớp học yêu thương, an toàn ở trường tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.66 KB, 18 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcBÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾNKính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện Phú NinhTên đề tài sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng lớp học yêu thương, an toànở trường tiểu học.1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Sáng kiến này được áp dụng trong công tác giảng dạy lớp ba và có thể ápdụng cho tất cả học sinh ở các trường tiểu học.3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:Sáng kiến đã áp dụng trong năm học 2019 - 2020.4. Mô tả bản chất của sáng kiến:4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:Giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hộiloài người. Giáo dục là nền tảng để xây dựng xã hội, là cơ sở, là tiền đề để quyếtđịnh sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết cơ bản, cầnthiết về khoa học nói chung, về cuộc sống nói riêng. Không những thế, giáo dụccòn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Trong sứmệnh chung đó, giáo dục ở bậc tiểu học là vô cùng quan trọng, là nền tảng choviệc học tập tiếp theo của các em. Và từng ngày giáo dục luôn đổi mới để cácem luôn được học tập tốt và được rèn luyện tốt phù hợp với sự phát triển của xãhội.Trong năm học này là năm học cũng có khá nhiều thay đổi trong giáo dục.Trong đó có việc triển khai kế hoạch dạy học theo hướng thực hiện chương trìnhgiáo dục phổ thông mới 2018, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và nănglực cho học sinh, cùng với việc triển khai nhiều nội dung trong việc thực hiệnnhiệm vụ ở trường tiểu học. Trong đó có triển khai đến tất cả cán bộ giáo viên,nhân viên về kế hoạch thực hiện Xây dựng trường học hạnh phúc.Trường học hạnh phúc là gì? Qua học tập, theo tôi được hiểu đơn giản lànơi mà tất cả mọi người, từ học sinh đến thầy cô giáo, kể cả phụ huynh, mỗingày đến đây đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. Trường học hạnhphúc” là nơi thầy cô, học sinh và phụ huynh đều được hạnh phúc. Nơi ấy khôngcó bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hànhxử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo. Đây chính là kết quả củaviệc tạo dựng các hành vi ứng xử chuẩn mực của những thầy cô có đạo đứctrong sáng, lòng yêu nghề và sự tận tâm, tận lực với học sinh, tâm huyết với sựnghiệp trồng người.Có ba tiêu chí quan trọng để xây dựng nên một trường học hạnh phúc đó làyêu thương, an toàn và tôn trọng. Qua đó, tôi cũng thấy được vai trò của việcxây dựng ngôi trường hạnh phúc cũng như nhiệm vụ của giáo viên cần phải làm1gì để thực hiện tốt nội dung theo kế hoạch trên. Chính vì lẽ đó, mà tôi đã tậptrung nghiên cứu, chọn và áp dụng đề tài "Một số biện pháp xây dựng lớp họcyêu thương, an toàn ở trường tiểu học". Ở đây tôi đã tập trung nói đến hai trongba tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc, đó là yêu thương và an toàn.* Về tiêu chí yêu thương: nội hàm của tiêu chí này là sự quan tâm, chia sẻ,tin tưởng, hỗ trợ và bao dung. Yêu thương trước hết là sự quan tâm giữa cácthầy, cô giáo với nhau, giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với họcsinh. Từ sự quan tâm đó sẽ là sự chia sẻ, hỗ trợ các em trong học tập và cuộcsống.* Về tiêu chí an toàn: Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinhthần. Giáo viên, học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác vàtinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trướchết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Sự tổn thương về tinh thần thậm chí cònnguy hiểm hơn là tổn thương về thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời.Trong quá trình giáo dục, các giải pháp thích hợp để thực hiện chủ điểm: "Đi học là hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là một ngày vui" là nội dung bao quáttất cả các hoạt động của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinhtích cực". Thực hiện theo chỉ thị số 40/2018 CT BGĐT ngày 22/7/2008 của Bộgiáo dục và đào tạo, phong trào này đã được triển khai thực hiện trong nhiềunăm học qua. Cũng đã được bản thân hưởng ứng và thực hiện nhiều mô hìnhgiáo dục hiệu quả. Trong năm học 2019 - 2020 này, toàn trường trong huyệnPhú Ninh tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng “Môi trường giáo dục thânthiện” theo kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục thân thiện của phòng giáodục đào tạo huyện Phú Ninh và cũng đã được đưa vào tổ chức hội thi. Chính vìlẽ đó mà tôi cũng đã chú trọng hơn môi trường học tập của các em và hiện đượcdần hoàn thiện hơn. Các em được sống, học tập, vui chơi trong một môi trườngxanh, sạch, đẹp, an toàn. Tạo động lực cho các em càng thêm yêu quý trườnglớp, thầy cô, bạn bè, các em ham thích đến trường.Thế nhưng trên thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh chưa thật sự thấyđược niềm vui trong mỗi ngày đến trường. Các em cùng cha mẹ học sinh còn lolắng nhiều, chưa thật sự tin tưởng và an tâm trong việc học của con. Hiện nay,đối với học sinh tiểu học nói chung, lớp ba do tôi chủ nhiệm nói riêng, không íthọc sinh đến trường như là một nghĩa vụ hơn là niềm vui, khao khát học hỏi.Bên cạnh đó, môi trường giáo dục cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền giáo dục,đặt biệt là giáo dục tiểu học. Môi trường học tập trường lớp chưa thật sự tạo chocác em có điều kiện vui chơi, học tập trong môi trường giáo dục thân thiện.Không gian trường lớp chưa đủ rộng và chưa được xanh, thoáng mát. Nênthường ngày các em chủ yếu lo học và không có nhiều thời gian vui đùa hoặctham gia vào các hoạt động giáo dục bổ ích của nhà trường, liên đội hay địaphương tổ chức.Ngay từ đầu năm học, khi chưa áp dụng đề tài sáng kiến mà hôm nay tôimuốn nói đến, nhìn chung các em hoạt động còn chậm chạp, thiếu tự tin. Các emchưa mạnh dạn trình bày ý kiến, chưa hăng say trong học tập. Các em ngồingoan, chăm chú cô giáo giảng bài mà sao trên gương mặt các em tôi cảm nhậnđược, các em không hứng thú học tập. Phần lớn sao không thấy các em hào2hứng khi nghe có tiếng trống giờ ra chơi. Về chất lượng học tập thời điểm giữakì một trong năm học qua, các em hoàn thành tốt môn học không nhiều. Vềnăng lực và phẩm chất vẫn còn một số em thực hiện chưa tốt ở một số mặt. Vàđâu đó, vẫn còn có em chưa thật sự ham thích đến trường, các em còn lo sợ phảihọc tập. Bên cạnh đó, cha mẹ vẫn còn chưa hoàn toàn đặt niềm tin về giáo viên.Điều đó đã cho tôi thấy được, hiện nay giáo viên, học sinh và cả phụ huynh chưathật sự hạnh phúc.Từ thực trạng đó với sự cần thiết là phải tạo niềm vui, tạo hứng thú, độnglực, sự tin tưởng, tạo môi trường giáo dục thân thiện. Có như vậy mới giúp cácem học tập và tham gia tốt các hoạt động nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trongviệc xây dựng lớp học yêu thương, an toàn mà tôi đang nói đến trong đề tài.4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm củagiải pháp đã biết:Cha ông ta thường nói: “Hạt giống tốt phải được gieo ở mảnh đất tốt thì mớiphát triển được”. Mảnh đất ấy chính là môi trường sống để con người và vạn vậtphát triển. Đối với học sinh, ngoài gia đình, xã hội một môi trường không thểthiếu để các em trưởng thành đó là trường học. Trường học là ngôi nhà thứ haicủa các em học sinh. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách của học sinh. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tâmsinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và phát triển. Nên trong học tập,làm việc hàng ngày các em sẽ ít tập trung chú ý nếu các em không có sự hamthích. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học.Nếu các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ralười biếng, ham chơi, kết hợp sự thiếu quan tâm của gia đình sẽ dẫn đến khôngham học.Qua học tập nội dung chuyên đề Xây dựng trường học hạnh phúc, bản thânđã thấy được sự cần thiết phải làm gì trong quá trình dạy học. Chính vì lẽ đó, tôiđã tập trung và muốn nói đến biện pháp để thực hiện xây dựng lớp học yêuthương, an toàn. Đó cũng chính là điều tôi muốn nói đến hai trong ba tiêu chíXây dựng ngôi trường hạnh phúc.Ở lứa tuổi này học sinh tiểu học, tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắtchước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốtđể giáo viên tạo sự hứng thú, niềm tin và động lực học tập cho các em. Nếu hàngngày khi đến trường chúng ta cho các em được vui chơi, sinh hoạt, các em đượchoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ cóđược nhiều niềm vui khi đến lớp.Dưới áp lực của xã hội, gia đình và nhiều áp lực khác lên học sinh, việc đếntrường nếu chỉ có chăm chăm vào việc dạy kiến thức mà quên đi những nhu cầukhác của các em là một khiếm khuyết lớn. Rất nhiều năm chúng ta chỉ có chútrọng vào học kiến thức, học ngày học đêm mà không có những hoạt động ngoạikhóa để cho các em có khoảng thời gian nghỉ ngơi, điều này tạo cho học sinh nỗisợ hãi khi đi học. Nhiều giáo viên lại quên đi một việc hết sức quan trọng tronghoạt động giáo dục của mình, đó là sự gần gũi, chia sẻ với học sinh, nắm bắt tâmtư, nguyện vọng của các em để có phương pháp giáo dục hiệu quả nhất. Thầy cô3phải đồng hành với học sinh trong cuộc sống, chỉ bảo và cùng các em vượt quanhững áp lực từ phía gia đình và xã hội.Ngoài chương trình học, giáo viên cũng là một động lực giúp học sinh tìmthấy niềm vui, sự sáng tạo trong học tập. Một khi giáo viên vẫn còn yêu cầu họcsinh tiểu học thuộc làu bài, vẫn yêu cầu viết theo một khuôn mẫu nhất định thìkhông thể giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập. Bài giảng trên lớp củagiáo viên còn hời hợt thì học sinh không thể yêu thích môn học và các em sẽkhông được vui vẻ khi đến. Nội dung chương trình, sách giáo khoa còn khá nặngnề. Giáo viên vừa phải thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng, vừaphải tích hợp nhiều nội dung giáo dục như môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệuquả năng lượng, biển và hải đảo, kỹ năng sống, quốc phòng an ninh, lịch sử địaphương…Mặc dù phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hướng cá thể hóa hoạtđộng đã được đưa vào áp dụng trong giáo dục tiểu học nhưng do từ lâu nay, giáoviên đã quen với việc dạy học cho số đông, truyền thụ kiến thức một chiều, thờigian dành cho hoạt động tích cực trong giờ học không nhiều nên thường cónhiều học sinh chỉ thụ động tiếp nhận nên chưa làm chuyển biến tốt chất lượnggiáo dục. Tâm lý ngại sử dụng các hình thức học tập tự khám phá kiến thức theotừng nhóm nhỏ của học sinh sẽ làm mất thời gian. Chính vì vậy, trong quá trìnhgiáo dục học sinh tiểu học, giáo viên cần quan tâm đến tâm lý, thái độ, mức độham thích của học sinh, tạo điều kiện cho các em thể hiện năng lực của mình sẽphát huy được năng lực riêng của từng em. Từ đó, các em luôn hạnh phúc khiđến trường.4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giảipháp:Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất trường học, đảm bảokhông gian cho học sinh học tập, vui chơi. Tổ chức nhiều hoạt động để các emtham gia và được trải nghiệm thực tế.4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:Trước thực trạng của giáo dục học sinh như đã nêu trên, tôi thấy cần phảitìm ra những biện pháp thiết thực để tạo cho các em được ham thích đến trường,tạo sự tin tưởng, động lực trong học tập, các em thể hiện được sự yêu thương vàan toàn khi đến trường cũng như về nhà góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.Xuất phát từ mong muốn đó, tôi đã nghiên cứu áp dụng có hiệu quả cao qua giáodục học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 do tôi chủ nhiệm nói riêngbằng các biện pháp sau:4.4.1. Biện pháp để học sinh hiểu và thực hiện tốt hai trong ba tiêu chí xâydựng trường học hạnh phúc đó là yêu thương và an toàn:* Về việc xây dựng lớp học yêu thương: nội hàm của tiêu chí này là sựquan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao dung. Yêu thương trước hết là sựquan tâm giữa các thầy, cô giáo với nhau, giữa học sinh với học sinh và giữagiáo viên với học sinh. Từ sự quan tâm đó sẽ là sự chia sẻ, hỗ trợ các em tronghọc tập và cuộc sống.- Về sự quan tâm:4Thầy, cô quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến học trò và học sinh quantâm đến nhau. Nếu thờ ơ, vô cảm thì chúng ta không hạnh phúc được. Trước tiênlà sự quan tâm của thầy cô đến với học sinh của mình. Tất cả các thầy cô đềuquan tâm đến học sinh và nhất là học sinh của lớp mình chủ nhiệm. Nhưng làmthế nào để sự quan tâm đó đem lại hiệu quả giáo dục cao đó là điều không dễ.Ngay từ đầu năm học mới, giáo viên tổ chức đối thoại với học sinh, tạo diễn đànđể các em giao tiếp, mạnh dạn trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, nói lên nhữngđề xuất, kiến nghị của mình. Nhưng không phải chỉ dừng lại ở việc lắng nghe họcsinh nói, kiến nghị hay đề xuất, mà quan trọng tôi cùng các em, phải hành động đểđáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh.Ở đây, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến họcsinh. Quan tâm với tất cả bằng tình yêu thương, trách nhiệm và chỉ dừng lại ởkhuôn khổ vừa là một người cô, vừa là một người bạn. Tôi thường trò chuyệncởi mở với học sinh bằng những cuộc trò chuyện tạo sự thân mật và gần gũi.Luôn quan sát, theo dõi từng hoạt động của từng học sinh để hiểu các em cần gìvà có mong muốn gì. Rồi để có biện pháp giúp các em đạt được trong điều kiệncó thể. Và một trong những việc làm giúp nâng cao hiệu quả giáo dục về sựquan tâm đó là khi yêu cầu hay giao một nhiệm vụ cụ thể nào đó cho cá nhâncũng như tập thể lớp là tôi luôn chú trọng hỏi các em về kết quả. Điều đó khôngchỉ giúp nâng cao hiệu quả giáo dục mà còn cho học sinh thấy được sự quan tâmcủa cô đối với các em.Mặt khác, tôi còn luôn chú trọng giúp các em biết quan tâm đến người khácvà trước tiên là biết quan tâm lẫn nhau trong học tập. Điều này không phải mộtsớm một chiều mà hình thành cho các em được. Bởi đâu đó, các em còn nhỏ,chưa hiểu hết chuyện và cũng như chưa biết thể hiện sự quan tâm. Để giáo dụccác em biết quan tâm, tôi thường nêu gương qua những câu chuyện và thực tếtrong lớp. Qua đó, giúp các em thấy được nhờ sự quan tâm lẫn nhau mà đã đemđến tình bạn luôn gắn kết, mọi hoạt động học tập, vui chơi trở nên nhẹ nhàng vàmang đến cho chúng ta nhiều niềm vui và hạnh phúc.- Về chia sẻ:Mỗi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một môi trường cuộc sống khácnhau. Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó, sự chia sẻ cho đi, nhận lạisẽ tạo ra một sự gần gũi và không có khoảng cách. Đối với học sinh tiểu học, cácem còn nhỏ, giáo viên cũng rất dễ dàng hình thành cho các em biết chia sẻ ở mộtviệc làm thiết thực ngay trước mắt. Nhưng để hình thành cho các e biết tự nhậnra việc cần chia sẻ và thực hiện việc chia sẻ là không dễ. Bởi việc cần chia sẻđâu phải lúc nào cũng xảy ra để hướng các em có thói quen biết chia sẻ. Để làmđược điều này, tôi thường giúp các em nhận ra việc cần chia sẻ. Việc cần chia sẻcó khi là niềm vui, nỗi buồn, có khi là vật chất. Nếu có việc làm cụ thể thì giúpcác em nhận ra niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảmthông chia sẻ.Giáo viên chủ nhiệm phải yêu thương và có trách nhiệm cao với học sinh,biết gắn kết và xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, biết quan tâm, yêuthương, chia sẻ, giúp đỡ nhau..., để mỗi ngày các em đến lớp học với niềm vui,yêu bạn bè, thầy cô, mái trường. Để làm được điều này đối với giáo viên không5phải dễ dàng đem lại hiệu quả như mong muốn được. Trước tiên, tôi quan tâm, tròchuyện thân mật với các em, tất cả bằng một tình yêu thương học sinh. Chú ýnhững biểu hiện của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượnghọc sinh. Điều mà tôi nhận thấy học sinh biết yêu thương chia sẻ với bạn bè đóchính là việc tôi quan tâm công bằng với các em. Tạo các hoạt động mang tínhđoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Giáo viên thường xuyên tổ chức các buổi tiếp học sinh, phụ huynh học sinh đểkịp thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các em nhằm phối hợp vớigia đình trong giáo dục học sinh. Đặc biệt là hoạt động của phòng tư vấn tâm lýhọc sinh phải đi vào chiều sâu, giáo viên làm công tác tư vấn không chỉ nhiệt tình,tâm huyết, yêu thương học trò mà còn phải hiểu biết nhiều lĩnh vực kiến thức đểcó thể giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc, định hướng thái độ, hành vi chocác em trong việc xử lý những tình huống trong thực tiễn. Trên thực tế, không phảihọc sinh nào khi gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống cũng mạnh dạn, dámđối diện với giáo viên để trao đổi, chia sẻ. Bên cạnh đó, tôi thường hỏi để giúpcác em nhận ra việc làm nào mà chúng ta cần chia sẻ ? Theo em, việc đó chúngta cần chia sẻ như thế nào ? Sự chia sẻ đó đem lại lợi ích gì cho người được emchia sẻ và cho cả chính em ? Đồng thời thường nêu gương những cá nhân biếtchia sẻ trong học tập cũng như trong cuộc sống.- Về sự tin tưởng lẫn nhau:Thầy, cô tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng học sinh và ngược lại. Hoài nghi, đốkỵ sẽ không hạnh phúc được. Chúng ta có niềm tìn thì sẽ có sức mạnh và chấpcánh ước mơ.Trong cuộc sống nói chung trong lớp học nói riêng, để tạo sự tin tưởng lẫnnhau thật sự khó. Bởi, có những việc hiện ra trước mắt nhưng lại có thể ngườitrong cuộc mới hiểu được sự thật của sự việc đó. Đối với giáo viên cần luôn thểhiện sự tin tưởng đối với các em. Ở điều này, tôi luôn cẩn thận trong mọi tìnhhuống, từ lời nói đến việc làm tránh việc để học sinh nhận ra cô không tin tưởngtrò. Bởi, việc không tin tưởng ở các em không những làm cho các em buồn, luône ngại trong giao tiếp mà còn dần dần làm cho các em trở nên không cần chongười khác phải tin mình, không muốn bày tỏ suy nghĩ.Đối với học sinh tiểu học, các em còn nhỏ, chưa tư duy nhiều, các em chỉ tintưởng vào những gì các em nhìn thấy. Chính vì lẻ đó, tôi luôn tạo sự tin tưởng ởcác em đối với tôi. Trước tiên phải yêu thương, gần gũi với học sinh. Chỉnh chutừng lời nói và việc làm để các em hoàn toàn tin tưởng cô mà an tâm học tập.Đồng thời tạo niềm tin yêu từ phía cha mẹ học sinh và mọi người xung quanh.Có như vậy, học sinh mới thêm phần tin tưởng về cô của mình.- Về sự hỗ trợ:Hỗ trợ về tinh thần bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ.Qua hỗ trợ tình cảm sẽ nảy nở, ích kỷ cá nhân là kẻ thù của hạnh phúc. Mọithành quả của chúng ta mang lại không thể chỉ một cá nhân ai đó có thể làmđược. Vì đâu đó không hỗ trợ về vật chất thì cũng hỗ trợ về tinh thần. Chính vìlẽ đó mà chúng ta cần phải biết quan tâm hỗ trợ lẫn nhau. Có như vậy mới đemlại niềm vui và hạnh phúc cho chính người hỗ trợ và cho người được hỗ trợ.Trong quá trình học tập của học sinh, tôi thường tổ chức các hoạt động thể hiện6sự đoàn kết trong nhóm mới đem lại kết quả. Để khi các em thấy được ở bạn cócần sự hỗ trợ của mình cũng như mình cần sự hỗ trợ của bạn mới đem lại kết củachung cho nhóm. Từ đó, dần hình thành cho các em biết quan tâm hỗ trợ lẫnnhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.Bên cạnh đó, tôi nêu dẫn chứng cụ thể để giúp học sinh nhận ra lợi ích rấtlớn từ sự hỗ trợ vật chất mang lại. Ví dụ như để có được một phòng học sạch,được trang trí đẹp như lớp chúng ta chính là nhờ sự hỗ trợ không chỉ về côngsức và cả vật chất từ cô mà phần lớn là từ cha mẹ các em và cả các em. Cũngchính sự hỗ trợ đó mới đem lại hiệu quả cao trong xây dựng lớp học nói riêng vàgiáo dục học sinh nói chung.- Về sự bao dung:Không ai có thể hoàn hảo, không ai tránh khỏi sai lầm nhưng khi đã có sựbao dung thì mọi việc sẽ được nhìn nhận rất nhẹ nhàng. Trước tiên, giáo viênphải có lòng vị tha, biết tha thứ, là người gương mẫu biết bao dung. Bởi, họcsinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 do tôi chủ nhiệm nói riêng các em dễcó lỗi, mà giáo viên không có sự bao dung sẽ làm cho không khí học trở nênnặng nề. Các em sẽ luôn trong cảm giác mệt mỏi, chán học. Điều đó dẫn đến côvà trò không thể hạnh phúc mỗi ngày đến trường. Đồng thời, rèn luyện cho cácem biết bao dung với bạn bè, mọi người trước những lỗi họ làm. Và cũng chỉ vídụ cụ thể về sự bao dung bao giờ cũng có giới hạn, chừng mực nào đó trong mộtsự việc cụ thể.* Về việc xây dựng lớp học an toàn:Xây dựng một lớp học an toàn là để học sinh đến trường phải an toàn về thểchất và tinh thần. Giáo viên, học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạmvề thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà.Trước tiên là một giáo viên khi đứng lớp, tôi luôn rèn luyện đạo đức nhàgiáo. Không dùng lời nói, các hình thức phạt khi học sinh có lỗi gây phản tácdụng giáo dục. Lời nói thể hiện sự tế nhị, thân thiện không làm học sinh buồn.Luôn là lời nói động viên, khuyến khích với tất cả vì sự tiến bộ của học sinh.Để các em đến trường được vui vẻ, an tâm học tập, cha mẹ học sinh được antâm gửi con em đến trường, đòi hỏi giáo viên phải có trọng trách rất lớn. Đặcbiệt là học sinh tiểu học, khi đến lớp, học sinh vui chơi để các em luôn an toàn,không bị bạn bè, anh chị lớp khác treo ghẹo, xúc phạm cả về thể xác và tinhthần, không ngừng quan sát, theo dõi đến hoạt động, biểu hiện của các em mộtcách chặc chẽ. Thường xuyên nhắc nhỡ các em học tập, vui chơi an toàn. Luôntrò chuyện, hỏi thăm, nhắc nhở chung trong lớp về có điều gì em không vui, emsợ hãi, lo lắng hay có ai dọa nạt, các em phải báo với cô ngay. Nếu thấy có emnào đó, có biểu hiện khác lạ là tôi gặp riêng để tìm hiểu rồi có cách giáo dục kịpthời.An toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Từ điềunày, trong quá trình giáo dục, tôi luôn chú ý theo dõi sự phát triển về thể chấtcủa các em. Trước tiên theo dõi về sức khỏe của các em như theo dõi chính sứckhỏe của con em mình. Bởi các em còn nhỏ, chưa biết tự chăm sóc bản thân vàcó em chưa mạnh dạn nói với cô về sức khỏe của mình. Chính vì lẽ đó, mỗingày đến lớp, tôi thường quan sát nét mặt, biểu hiện, cử chỉ của các em trong7lớp. Qua đó, nhiều lần tôi đã phát hiện học sinh mệt mỏi, xanh xao. Khi đó, tôiđến hỏi thăm và biết được có em đang ốm, có em chưa ăn mai, có em do giađình có chuyện không vui,… Từ đó, theo dõi để kịp động viên khi em có chuyệnbuồn, mua thức ăn kịp thời cho em nếu em chưa ăn. Bảo các em lo ăn khi có emđã mua thức ăn đem theo mà đã đến giờ vào lớp nên bỏ vào hộc bàn. Nếu cácem bị ốm, tôi liên lạc với phụ huynh để hỏi thăm và để cùng lấy ý kiến cha mẹhọc sinh nên để cháu tiếp tục học hay phụ huynh đến đón cháu về.Bên cạnh đó, từ lúc nhận được công văn hỏa tốc của sở giáo dục đào tạotỉnh Quảng Nam, phòng giáo dục và đào tạo huyện Phú Ninh về việc hướng dẫntăng cường phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rútcorona gây ra, bản thân đã hướng dẫn cụ thể đến với học sinh, đồng thời liên lạctrực tiếp với cha mẹ học sinh theo tinh thần chỉ đạo từ công văn. Bản thân hoàntoàn không gây hoan mang lo lắng đến học sinh và phụ huynh. Đây là lúc màbản thân luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh, phụ huynh an tâm mà đảm bảoan toàn cho học sinh.Trước tiên bằng lời nói để đem lại sự an tâm cho học sinh và phụ huynh.Hơn nào hết lúc này tôi luôn bình tĩnh triển khai nội dung công văn, nói cho họcsinh hiểu cách phòng chống một cách nhẹ nhàng, trong không khí trò chuyệnthật vui và thoải mái. Đối với việc triển khai giữ vệ sinh, tuy có phần chú trọnghơn mọi khi nhưng tôi chỉ hướng dẫn học sinh một cách nhẹ nhàng, xem nhưviệc làm giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp mỗi ngày, không đặt nặng việc làmphòng tránh dịch để tránh gây lo sợ cho học sinh. Để học sinh thật sự an tâm màvẫn đảm bảo an toàn cho học sinh theo tinh thần chỉ đạo của công văn.4.4.2. Biện pháp tạo niềm vui, động lực cho học sinh khi đến trườngthông qua các hoạt động ở lớp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng lớp họcyêu thương, an toàn:* Tạo sự tin tưởng, gần gũi, thân thiết, yêu thương giữa thầy và tròVề giáo dục trong nhà trường trong tình hình mới, không chỉ dừng lại ở môitrường giáo dục kiến thức cho học sinh mà nơi đây còn là ngôi nhà để giáo dụcnhân cách, giáo dục cách làm người, để khi các em bước vào đời có đầy đủ kiếnthức và nhân cách đạo đức. Chính vì điều đó, ngay trong kế hoạch năm học củanhà trường trong năm học này cũng chú trọng vào nhiệm vụ "Dạy người".Hiểu được điều đó, khi đứng trên bục giảng trước hết tôi chú tâm thể hiệnlà người cha, người mẹ, phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Từng cử chỉ,lời nói và hành động là chỗ dựa và là niềm tin cho các em, tạo được sự gần gũi,thân thiết và luôn là người thấu hiểu, chia sẻ với học trò của mình. Bằng nhữnglời nói chia sẻ, lời động viên khích lệ, quan tâm thăm hỏi từng em sẽ giúp họcsinh thân thiết gần gũi với cô hơn.Trong mỗi giờ học, tôi luôn chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết học, nắm rõ mụctiêu giáo dục, lựa chọn phương pháp dạy học hiệu quả, tiết học nhẹ nhàng. Quađó, tôi tạo được hoạt động học tích cực cho học sinh, tạo cho các em luôn yêuthích học tập. Các em có niềm vui, sự tin tưởng, sẵn sàng bày tỏ ý kiến, vui vẻhợp tác. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học tôi luôn đối xử công bằng và quantâm đến học sinh bằng tất cả tình yêu thương. Điều đó sẽ giúp các em tin tường,yêu thương hơn về cô của mình.8* Giáo viên cùng với học sinh, phụ huynh tham gia xây dựng lớp họcthân thiện.Sự thành công của giáo dục là một phần đóng góp không nhỏ từ cha mẹhọc sinh. Nhất là trong thực hiện xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đểcác em "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Thực hiện được điều đó, trướctiên những nội dung, yêu cầu từ nhà trường đưa ra phải được triển khai cụ thểtrong cha mẹ học sinh ngay buổi họp đầu năm. Từ đó, có kế hoạch cụ thể củalớp để trao đổi với cha mẹ học sinh. Cho cha mẹ học sinh biết được đâu là việccần thiết mà thể hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con em.Trong quá trình dạy học, để các em có niềm vui, các em muốn đến trường,theo tôi, trước tiên, trường lớp phải sạch đẹp. Cảnh quan sư phạm trường họcbao gồm hệ thống cây xanh, đường đi lối lại trong khuôn viên, bồn hoa, thảm cỏ,khu vui chơi giải trí… phải khang trang. Trường học không nhất thiết phải quáto, hiện đại mà cần làm sao cho các em cảm nhận được nó xinh xắn với màu sơntươi sáng, với sân chơi sạch sẽ, có cây che bóng mát, có hoa lá trong sân, cónhững ghế đá ngồi đọc sách hay trò chuyện cùng bạn bè; lớp học cũng phảiđược trang trí hài hòa, phù hợp, thân thiện…Nói thì dễ và ai cũng muốn làm điều đó nhưng vẫn còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khách quan. Nhưng ở lớp, trong quá trình dạy học, tôi cùng với nhàtrường xây dựng. Mà trước tiên bản thân tôi tập trung xây dựng lớp học thânthiện. Cùng với sự đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường, cùng vớinguồn lực từ cha mẹ học sinh cũng như sự đóng góp của bản thân mà lớp họchiện giờ đã thể hiện được môi trường giáo dục thân thiện. Lớp học sạch, thoángmát, có góc thiên nhiên, góc thư viện, góc học tập, có góc trưng bày sản phẩmcủa các em… Nhìn chung khi bước vào lớp học thấy được sự thoải mái, tươivui, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên. Từ điều đó đã góp phần tạo cho các emthêm yêu trường, yêu lớp và cảm thấy thật thoải mái và an toàn khi đến lớp.Để đạt được điều đó, quan trọng nhất, quyết định nhất cũng chính là lời nóivà việc làm của thầy cô. Ngay từ đầu năm học, khi họp cha mẹ học sinh, kếhoạch xây dựng lớp học xanh, sạch đẹp được đưa ra để phụ huynh nắm, làm thếnào để được phụ huynh thống nhất cao. Phụ huynh có đồng tình thì học sinh mớicó được niềm tin ở thầy cô, các em thấy sự cần thiết của việc xây dựng lớp họcđể rồi các em bảo vệ và xây dựng lớp học mỗi ngày một đẹp hơn. Tôi thườnggiao nhiệm vụ cho học sinh đem cây cảnh, lọ hoa đến lớp để trang trí. Song songlà giao nhiệm vụ cụ thể cho các em chăm sóc mỗi ngày. Luôn nêu gương vàtuyên dương học sinh thực hiện tốt. Tạo cho các em niềm đam mê xây dựng vàbảo vệ lớp học. Các em luôn yêu thích giữ vệ sinh lớp, chăm sóc cây mỗi ngày.Vận động các em để sách ở góc thư viện lớp học để cùng nhau đọc. Giá sách cácem được một ngày phong phú, nhiều loại sách phù hợp với lứa tuổi của các em.* Tạo động lực, niềm đam mê, tích cực trong các hoạt động giáo dục kĩnăng sống cho học sinhMột trong các mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là thúcđẩy phong trào thi đua"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".Trang bị cho học sinh những thói quen lành mạnh, tích cực. Để thực hiện tốtmục tiêu đó, đòi hỏi giáo viên phải tạo cơ hội để tất cả học sinh đều được thể9hiện khả năng của mình trong một hoạt động cụ thể. Vì mỗi khi tham gia mộthoạt động nào trong cuộc sống cũng đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng sống. Ởlớp, tuy không nhiều thời gian cho các em hoạt động để giáo dục kĩ năng sống.Nhưng chỉ cần giáo viên tổ chức các hoạt động học tập tích cực để các em đóngvai, tự trải nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế. Khám phá thu thập từ nhữnghoạt động gần gũi với cuộc sống xung quanh các em thì việc giáo dục kĩ năngsống đem lại hiệu quả như mong muốn.Trong giảng dạy, để các em có những động lực thể hiện khả năng của mìnhtheo hướng tích cực, lành mạnh, tôi luôn đưa ra nội dung để các em kể lại cáccách mà các em thể hiện. Đặt ra nội dung thật gần gũi, rất quen thuộc mà các emđã từng gặp trong cuộc sống hằng ngày. Tuyên dương thật cụ thể, có giá trị vàtạo niềm tin yêu vào cuộc sống. Giúp cho các em hiểu được mỗi hoạt động đềucó thể đi đến nhiều cách để giải quyết. Nhưng để hướng cho các em làm điềutích cực, tôi thường nêu lên giá trị thực tiễn về những điều tích cực đem lại.Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống tôi luôn chú trọng kĩ năng thể hiện đạođức lối sống. Tạo cho các một kĩ năng sống hòa đồng, tự tin, thể hiện ứng xử vớibạn bè, mọi người thật thân thiện cụ thể bằng hành động cũng như lời nói.* Tạo niềm vui, động lực khi tham gia các hoạt động, phong trào thiđua do trường và liên đội phát độngTrong mỗi năm học, đều có các hoạt động và phong trào thi đua do nhàtrường và liên đội phát động. Để học sinh hăng say tham gia đòi hỏi người thầydạy học phải tận tâm, tận lực, thể hiện tính nhân văn và tình yêu thương. Vì nơiấy các em rất cần sự giúp đỡ của thầy cô để từng bước hoàn thành nhiệm vụ củamình. Mỗi nội dung hoạt động, phong trào thi đua khi giáo viên triển khai đếnhọc sinh luôn nêu rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu cho học sinh hiểu. Tôi chú trọnghơn việc nói lên cho học sinh biết được kết quả sau mỗi nội dung đem lại niềmvui gì cho chúng ta cũng như người có liên quan. Mỗi nội dung, hoạt động gì dotrường triển khai đều đem lại cái đích cuối cùng là nhằm góp phần giáo dục chocác em phát triển một cách toàn diện.Mỗi khi tham gia hội thi do trường và liên đội tổ chức, tôi rất nổ lực phấnđấu, tận tụy trong mọi phong trào thi đua. Tạo động lực thi đua cho học sinh nhưlà động lực của chính mình. Tạo niềm vui cho các em tham gia hoạt động. Mỗinội dung thi đều được luyện tập nhẹ nhàng, không dồn ép học sinh. Nhưng phảiđưa ra yêu cầu tối thiểu, mức độ đạt được sau tập luyện thật cụ thể. Vì đốitượng học sinh tham gia dự thi không phải lúc nào cũng như mình mong muốn,mỗi em có năng lực thi khác nhau.Tuy vậy, nhưng điều mà tôi giúp đỡ học sinh tham gia hội thi đạt hiệu quảcao với tôi trước tiên là tạo niềm vui, động lực, niềm hăng say luyện tập. Tập từdễ cho đến khó, từ từng bước đơn giản nhất đến phức tạp hơn. Chia lộ trìnhluyện tập theo thời gian phù hợp. Phát hiện lỗi sai là một bước hết sức quantrọng. Phát hiện từng lỗi nhỏ để uốn nắn, sửa. Lúc này tôi luôn chú trọng vàotừng lời nói để các em thấy được lỗi mà vui vẻ, cố gắng làm tốt. Phải dùng lờinói nhẹ nhàng, động viên vì sự tiến bộ của học sinh. Cố gắng kiềm chế trước sựluyện tập khó tiến bộ củacác em để tạo không khí luyện tập vui tươi, thật sựthoải mái mới đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt tôi chú trọng hơn khi tập luyện,10luôn nói cho các em thấy sự tiến bộ của các em, nói lên những điều các em làmđược, tuyên dương, tạo cho các em có động lực, yêu thích luyện tập.* Tổ chức trò chơi trong học tập và sau các hoạt động học sinh có biểuhiện mệt mỏiTrong dạy học để góp phần nâng cao được hiệu quả giáo dục, hoạt động tròchơi góp phần không nhỏ khi tạo niềm vui, hứng thú, phát huy năng lực của họcsinh. Tạo cho các em biết đoàn kết, biết cùng nhau tham gia. Chính vì vậy, tôiluôn chú trọng hoạt động trò chơi. Trò chơi không cầu kì mà hết sức ngắn gọn,nhẹ nhàng, gây được sự hứng thú trong học sinh.Tôi thường tổ chức cho các emtrò chơi lồng ghép khi dạy học kiến thức mới, củng cố bài học và trò chơi vậnđộng sau mỗi khi mệt mỏi.Khi lồng ghép trò chơi trong hoạt động giúp học sinh lĩnh hội kiến thứcmới, giáo viên phải chú trọng về nội dung bài tập. Nội dung cho hoạt động đóphải nhẹ nhàng, kiến thức mở, có khi trong thực tế các em đã biết ít nhiều nhưngchưa thật sự khắc sâu. Khi tổ chức trò chơi để củng cố nội dung bài học tôithường chú trọng vào hình thức chơi. Tổ chức cho tất cả học sinh đều đượctham gia và luôn mang tính tập thể, rất hạn chế tổ chức tham gia cá nhân. Nộidung trò chơi phải là kiến thức cần nắm vững mà các em vừa học. Trò chơi nhẹnhàng, học sinh không cần suy nghĩ, làm việc nhiều khi tham gia trò chơi.Còn đối với trò chơi giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi sau một hoạt động,thời gian làm việc, tôi thường tập trung vào hoạt động múa, hát, vài động tác vậnđộng chân tay, hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp với thực tế và thời gian tổ chức.* Phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng nâng cao hiệu quả xây dựnglớp học yêu thương, an toàn.Giáo viên thường xuyên tổ chức các buổi tiếp học sinh, phụ huynh học sinh đểkịp thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các em nhằm phối hợp vớigia đình trong giáo dục học sinh. Giáo viên tư vấn không chỉ nhiệt tình, tâm huyết,yêu thương học trò để có thể giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc, định hướngthái độ, hành vi cho các em trong việc xử lý những tình huống trong thực tiễn.Trên thực tế, không phải học sinh nào khi gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộcsống cũng mạnh dạn, dám đối diện với giáo viên để trao đổi, chia sẻ.Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh là nhiệm vụ then chốt trong hiệu quảgiáo dục. Để các em vui vẻ, an tâm đến trường thì theo tôi trước tiên là tạo niềmtin yêu trong cha mẹ học sinh. Phụ huynh có niềm tin đối với cô giáo, thầy giáothì con em cũng tạo thêm niềm tin yêu hơn nữa đối với thầy, với cô. Tạo đượcniềm tin yêu đối với tất cả cha mẹ học sinh đây không phải là việc làm khónhưng cũng không dễ chút nào. Nhưng với tôi, trước tiên phải làm đúng, tận tâmtrong việc giảng dạy. Dành thời gian có thể trao đổi qua điện thoại hay gặp chamẹ học sinh khi cần mời đến trao đổi việc học tập của con em. Trao đổi thể hiệnsự tế nhị, tất cả vì sự tiến bộ của con em. Đặc biệt tôi chú trọng trao đổi nhiềuvới cha mẹ học sinh về từng mặt tiến bộ của con em. Tạo cho cha mẹ có niềmtin về kết quả học tập của con mình. Tạo niềm vui trong cuộc trao đổi trò chuyệnđể đem lại hiệu quả cao trong quá trình phát huy tối đa trách nhiệm từ cha mẹhọc sinh.11Trong thời gian học sinh mới nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid19, tôi có thường gọi điện thoại hỏi thăm về sức khỏe học sinh, qua đó trao đổivới phụ huynh về những nội dung giúp ccs em ôn tpj chương trình học kì I, cụthể phù hợp với từng đối tượng học sinh mà các em cần học trong thời gian này.Để phụ huynh cùng quan tâm giáo dục. Rồi sau đó gửi đề bài tập qua địa chỉgmail lớp để giúp học sinh làm bài ôn tập. Bài làm của học sinh được phụ huynhchụp hình gửi qua zalo để tôi kiểm tra và nhận xét phản hồi lại qua zalo cho phụhuynh. Cũng còn một số phụ huynh không thực hiện được, tôi gọi điện thoạitrao đổi với phụ huynh trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn bài. Trong quátrình kiểm tra bài của học sinh, sửa lỗi ghi ra giấy chụp hình gửi qua nhờ phụhuynh bày lại nội dung bài tập học sinh làm sai quả thật là khó. Tuy vậy, điềulàm tôi vui và có động lực để làm được điều đó là sự quan tâm của phụ huynhđối với con em là rất lớn. Phụ huynh luôn tích cực trao đổi, hợp tác với tôi trongthời gian nghỉ này.* Tạo niềm vui, động lực, sự tin tưởng qua đánh giá kết quả học tập củahọc sinh đảm bảo mục đích và nguyên tắc đánh giá theo đúng Thông tư quyđịnhĐể đạt được hiệu quả cao trong dạy học, tạo được niềm tin, có động lực, sựtin tưởng cho các em, tôi luôn chú trọng vào từng lời, từng dòng nhận xét đánhgiá kết quả học tập của học sinh thể hiện theo đúng Thông tư quy định. Trongmỗi lớp, khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng tham gia các hoạt động của cácem không đồng đều. Chính vì lẽ đó, trong lúc đánh giá nhận xét, tôi luôn chútrọng mức độ tiến bộ của mỗi em để tuyên dương. Kịp thời phát hiện những cốgắng, tiến bộ của từng học sinh từ những gì dù nhỏ nhất để động viên, khích lệvà kịp thời phát hiện những khó khăn để kịp thời rèn luyện, giúp đỡ cho các em.Chú trọng hơn những học sinh có khó khăn trong học tập, chậm tiếp thu.Đồng thời bằng những lời nói hết sức cởi mở nhưng cũng thật tế nhị để rồigặp gỡ, trao đổi cùng phụ huynh về việc học tập của con em cả những điều cácem hoàn thành tốt và những gì các em còn cần phải cố gắng để thực hiện tốt. Từđó, phụ huynh nắm được việc học tập của con em để cùng phối hợp giáo dục.Hơn nữa trong học tập việc kết hợp thực tiễn, kĩ năng sống của các em là hết sứcquan trọng và cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:* Trong năm học này khi tiếp tục áp dụng đề tài sáng kiến và đã đem lạihiệu quả như sau:- Các em đã biết quan tâm, chia sẻ cùng các bạn trong lớp. Có sự tin tưởngthầy cô, biết giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập. Đặc biết các em biết yêu thươngquý trọng bạn và tha thứ bao dung trước lỗi của bạn.- Trong năm học này, các luôn thể hiện vui vẻ, hòa đồng, yêu trường, yêulớp, quý mến thầy cô và luôn an tâm, an toàn khi đến trường cũng như về nhà.- Học sinh tích cực, tự giác học tập và yêu thích nhiều môn học.- Các em chăm ngoan, luôn vui vẻ, có động lực học tập.- Các em có động lực và tham gia đạt hiệu cao trong các hoạt động vàphong trào thi đua do trường và liên đội phát động. Cụ thể như:Tham gia tốt Hội12thi làm thiệp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 do Liên đội trường tổchức và đạt giải nhất (Ảnh thể hiện sản phẩm ở phần phụ lục).+ Các em tích cực tham gia nuôi heo đất gây quỹ để thực hiện phong trào "Chiếc áo mùa xuân tặng bạn", với quỹ heo đất chia bình quân học sinh mỗi emcũng nhiều và đạt nhì trong trường. Với hoạt động này, lớp đã mua quà tặng chohọc sinh thuộc diện hộ có khó hơn trong lớp.+ Và cũng trong năm học này, lớp đã hưởng ứng và tích cực thực hiện tốt kếhoạch "Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện". Tuy chưa được nhà trườngđánh giá qua cuộc thi "Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện" cấp trườngcũng như chuẩn bị tốt cho hội thi cấp huyện. Nhưng theo với kế hoạch nhàtrường đưa ra thì bản thân nhận thấy đã đạt hiệu quả cao như mong muốn và phùhợp với điều kiện của lớp học ở địa phương nơi đây. (Ảnh thể hiện kết quả thựchiện ở phần phụ lục).+ Kết quả đánh giá các môn học và phần năng lực phẩm chất đến thời điểmcuối kì I là đã đạt hơn mức chỉ tiêu kế hoạch đầu năm đã đề ra và cao hơn so vớicác lớp trong khối.5. Những thông tin cần được bảo mật : Không6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tác giả:Sáng kiến này tôi đã áp dụng ở học sinh lớp 3 và có thể áp dụng với tát cảhọc sinh tiểu học. Trong quá trình áp dụng sáng kiến đối với học sinh lớp 3 dotôi chủ nhiệm trong năm học này, đã đem lại hiệu quả giáo dục cao. Đã xâydựng được lớp học thật sự yêu thương và an toàn. Điều có thể nói đã đem lạihạnh phúc nhất đối với tôi đó là: học sinh yêu thương, tin tưởng, tôn trọng tôi rấtnhiều. Các em lúc nào cũng vui vẻ hợp tác và trò chuyện với tôi như là ngườibạn. Đặc biệt các em có phần chậm tiếp thu hơn trong lớp không còn buồn, mệtmỏi khi không làm tốt được hết các bài tập. Từ đó mà dẫn đến kết quả học tậpcủa các em ngày một nâng lên rõ rệt. Phụ huynh rất hài lòng về cách giáo dụccủa tôi.Qua thời gian áp dụng những biện pháp như đã nói trên, đã tạo được độnglực học tập cho các em. Tạo cho học sinh có niềm vui hăng say tham gia xâydựng môi trường giáo dục thân thiện. Các em có niềm vui, yêu thích và hăngsay, có động lực học tập ở tất cả các môn học, có niềm đam mê, tích cực trongcác hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Thực hiện hiệu quả khi tham gia các hoạtđộng, phong trào thi đua do trường và liên đội phát động. Công tác phối hợp vớicha mẹ học sinh đem lại hiệu quả. Tạo được sự thống nhất cao và niềm tin đốivới cha mẹ học sinh. Cha mẹ học sinh nhiệt tình, quan tâm đến quá trình học tậpcủa con em. Phụ huynh luôn tích cực hợp tác với giáo viên. Luôn an tâm tintưởng về quá trình giáo dục của bản thân.Tóm lại, những biện pháp mà tôi đã sử dụng có hiệu quả trong năm học nàynhư đã nêu ở trên, chúng ta nhận thấy không khó khăn gì cho giáo viên khi ápdụng, cũng như không nặng nề đối với các em khi học. Khi người thầy giáothường xuyên sử dụng và kết hợp hài hòa các biện pháp, sẽ tạo lớp học luôn vuivẻ. Học sinh thói quen tự tìm tòi, tự sửa lỗi, có khả năng tư duy, tránh việc lườitrong học tập, lúc nào cũng cho là quá khó. Giúp các em thấy được cái sai để sửa13mà vui vẻ, tự tin, có cố gắng để làm tốt. Luôn phấn đấu và chú tâm trong việchọc tập. Đồng thời, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh bộc lộ và phát triểntối đa khả năng của mình. Các em hăng say, yêu thích các hoạt động và phongtrào thi đua. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Đem lại thành công trongviệc thực hiện tốt xây dựng lớp học yêu thương, an toàn, góp phần nâng cao hiệuquả giáo dục cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng.Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thậtvà hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.Nơi nhận:- Như kính gửi;- Lưu: TĐ-KT14* Phần phụ lục:Một số hình ảnh thể hiện kết quả khi áp dụng sáng kiến trong thực tế ởlớp chủ nhiệm.HÌNH ẢNH TRANG TRÍ PHÒNG HỌC LỚP 3/3NĂM HỌC 2019-202015HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP 3/3NĂM HỌC 2019-202016Ảnh sản phẩm làm thiệp chúc mừng ngày 20/11củahọc sinh lớp 3/3 năm học 2019 - 20201718

Tài liệu liên quan

  • skkn một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện skkn một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện
    • 23
    • 589
    • 1
  • sáng kiến một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng chất lượng giáo dục toàn diên sáng kiến một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng chất lượng giáo dục toàn diên
    • 17
    • 685
    • 1
  • skkn một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới cho học sinh lớp 3 skkn một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới cho học sinh lớp 3
    • 15
    • 556
    • 1
  • Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5 Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5
    • 19
    • 230
    • 0
  • Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện   học sinh tích cực ở trường tiểu học nga thanh Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học nga thanh
    • 19
    • 181
    • 0
  • Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (seqap) ở trường tiểu học xuân lẹ Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (seqap) ở trường tiểu học xuân lẹ
    • 18
    • 118
    • 0
  • Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới (VNEN) Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới (VNEN)
    • 22
    • 131
    • 0
  • Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao chất luợng giáo dục học sinh tại lớp 6a trường tiểu học và trung học cơ sở nga văn Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao chất luợng giáo dục học sinh tại lớp 6a trường tiểu học và trung học cơ sở nga văn
    • 20
    • 160
    • 0
  • Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện   học sinh tích cực ở trường tiểu học nga thanh Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học nga thanh
    • 19
    • 136
    • 0
  • Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới (VNEN) Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới (VNEN)
    • 22
    • 64
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.34 MB - 18 trang) - Một số biện pháp xây dựng lớp học yêu thương, an toàn ở trường tiểu học. Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hình ảnh Lớp Học Yêu Thương