MỘT SỐ CÁCH GIÚP BÉ BIẾT LẬT, BÒ, ĐI VÀ NÓI NHANH NHẤT

Nội dung

  • 1. Cách giúp bé lật nhanh nhất
  • 2. Gợi ý một số phương pháp tập lật cho bé
  • 3. Cách giúp bé biết ngồi và biết bò nhanh nhất
  • 4. Gợi ý một số phương pháp tập bò và ngồi cho bé
  • 5. Cách giúp bé biết đi nhanh nhất
  • 6. Gợi ý một số phương pháp tập đi cho bé
  • 7. Cách giúp bé biết nói nhanh nhất
  • 8. Gợi ý một số phương pháp tập nói cho bé

Làm cha mẹ không có niềm vui nào bằng việc nhìn thấy con lớn khôn mỗi ngày. Những cử chỉ, hành vi nhỏ nhất như lật, bò đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của con. Thế nhưng, ba mẹ đã biết cách giúp bé lật nhanh nhất cũng như dạy bé tập bò và đi nhanh nhất trong những năm tháng đầu đời chưa? 

1. Cách giúp bé lật nhanh nhất

Các bà mẹ bỉm sữa thường đặt ra câu hỏi ”Bé bao nhiêu tháng là biết lật?” Thông thường, trẻ sơ sinh bắt đầu có những động thái sẵn sàng lật khá sớm lúc 3 – 4 tháng tuổi.

Đầu tiên, bé có thể chuyển mình từ tư thế nằm sấp, áp bụng xuống giường sang nằm ngửa. Sau một khoảng thời gian tiếp đến, khi trẻ sơ sinh được 5 – 6 tháng tuổi và có hệ xương, cơ chắc khỏe hơn, bé có thể lật sấp lại, từ nằm ngửa với lưng tiếp xúc với giường sang nằm sấp.

cách giúp bé biết lật bò nhanh nhất

Tập lật cho trẻ hằng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe

Vì vậy, theo các chuyên gia của PamperMe, mẹ nên dành 20 phút mỗi ngày để tập cho bé lật và chia ra nhiều lần nhỏ, mỗi lần diễn ra từ 3 – 5 phút.

Bài tập lật theo phương pháp truyền thống buộc bé yêu của bạn nằm sấp trên sàn nhà và bé phải luôn ngẩng đầu lên phía trên. Khi mẹ dạy bé tập lật, có thể hát cho bé nghe, nói chuyện với bé,… . Điều này sẽ mang lại kết quả tốt hơn và giúp bé cảm thấy hào hứng tập luyện hơn.

2. Gợi ý một số phương pháp tập lật cho bé

  • Cho trẻ nằm sấp, ngẩng đầu lên, lúc này các bắp cơ ở cổ và lưng đã có thể chịu lực. Mẹ có thể để đồ chơi của bé ở trên cao một chút và gọi bé ngẩng đầu lên. Mẹ nên vừa chơi vừa trò chuyện cùng bé. Không cần lật người bé lại để bé quen với tư thế này.
  • Cho bé nằm ngửa, mẹ hãy đưa tay xuống phía dưới lưng bé, đỡ lấy lưng để bé có thể lật người lại. Nếu như sau khi lật qua bé tự đè lên cánh tay và rút ra không được, bạn có thể giúp bé rồi tập cho bé tự rút tay ra.
  • Mẹ cho bé nằm nghiêng, đỡ lưng giúp bé lật người qua bên phải hoặc bên trái. Mẹ có thể gọi bé từ một hướng khác, dùng đồ chơi “dụ” bé để bé có thể tìm ra cách tốt nhất khi di chuyển thân người.
  • Mẹ có thể khuyến khích bé tập lật qua trò chơi. Ban đầu mẹ cầm đồ chơi ở gần và gọi bé trườn đến. Sau đó từ từ tăng dần khoảng cách.
phương pháp tập lật cho trẻ

Khi trẻ nằm ngửa, mẹ đặt tay dưới lưng bé và lật người lại

  • Một số bé biết lật ngửa khi được 3 tháng tuổi. Đến tháng thứ 5 và thứ 6 bé biết lật úp và có thể nhấc đầu lên cao, chống tay, cong lưng lại đồng thời cũng có thể nhấc ngực lên khỏi mặt đất, đá chân và bơi bằng hai tay. Tất cả những hoạt động này giúp các cơ bắp của bé tiếp tục phát triển.
  • Có bé sẽ không bao giờ học lật mà chuyển hẳn sang giai đoạn bò và ngồi. Mẹ cũng đừng quá lo lắng, miễn sao bé học được các kỹ năng mới và ngày càng phát triển là ổn. Việc học lật được xem là bước đệm cho bé học ngồi và bò. Khi cổ, lưng, chân và cánh tay của bé khỏe mạnh hơn thì bé sẽ sớm biết ngồi và bò.
  • Tuy nhiên nếu bé của bạn đã 6 tháng nhưng không hề thích thú với các hoạt động lật hay ngồi và cũng không thích thú với môi trường xung quanh thì mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Xem thêm: Cách tăng chiều cao cho bé sơ sinh an toàn hiệu quả mà lại dễ áp dụng

3. Cách giúp bé biết ngồi và biết bò nhanh nhất

Thông thường ở vào tháng thứ 6 trở đi bé đã có thể biết ngồi và biết bò nhưng cũng có những bé phát triển chậm hơn so với độ tuổi này khiến không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng về tình trạng chậm phát triển của con. Tuy nhiên ngồi và bò không phải kỹ năng được đánh dấu quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính.

Bé không ngồi vững hay chậm biết bò thậm chí không trải qua giai đoạn tập bò hầu như không có liên quan đến thể chất và trí tuệ. Bạn không cần quá lo lắng. Đơn giản là bé thích “nhảy cóc” qua giai đoạn này, tiến thẳng tới giai đoạn học đi.

cách giúp bé biết bò và biết ngồi

Làm thế nào để giúp trẻ biết bò và biết ngồi nhanh?

4. Gợi ý một số phương pháp tập bò và ngồi cho bé

  • Khi trẻ được 6 – 8 tháng, bạn nên cho trẻ tập ngồi dựa lưng vào bố mẹ hay vào gối tựa. Bạn có thể lấy gối xếp chồng lại và để em bé ngồi ở giữa hoặc ôm con dựa vào người. Cũng có thể mua cho bé cái gối tập ngồi để bé quen dần cảm giác lấy thăng bằng và ngồi thẳng lưng .
  • Sau đó tập bò cho con. Trước tiên, hãy để trẻ tập bò trên giường và đặt đồ chơi mà trẻ thích lên phía trước với cự ly gần để khuyến khích trẻ trườn đến lấy. Sau đó, hãy đặt trẻ ở tư thế bò, nếu trẻ không biết dùng lực để bò thì người lớn có thể giữ chân trẻ chuyển động về phía trước từng tí, từng tí một, dần dần giúp trẻ nắm được đồ vật.
  • Khi trẻ đã quen với các thao tác bò, bạn có thể cho trẻ xuống sàn nhà để tập bò vì không gian trên giường đã trở nên nhỏ bé. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo an toàn cho bé. Hãy bao bọc tất cả các ổ cắm điện, đặt các vật bọc mềm quanh cạnh bàn sắc, khóa các ngăn kéo. Đảm bảo rằng, các đồ đạc trong nhà vững chắc, ví dụ như kệ sách nên được bắt vít vào tường và dây kéo rèm cửa nên để ngoài tầm với của trẻ. Tất cả các loại: cúc áo, tiền xu, viên bi và những vật nhọn linh tinh khác đểu chắc chắn không có trong phòng bé tập bò để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Có một số bé không biết bò do cha mẹ đặt bé nằm ngửa gần như cả ngày từ khi mới sinh và bé không có dịp để luyện tập cho cơ bụng của mình. Các bé sẽ gặp khó khăn trong việc nắm vững những cử động cần thiết để bò.
  • Hãy nhớ đặt bé ở mọi tư thế để bé phát triển đều đặn các cơ bắp, giúp ích cho việc vận động cho trẻ sơ sinh. Theo các bác sĩ, nên đặt trẻ nằm sấp mỗi khi bạn ở gần trẻ. Nếu con bạn không thích, hãy đặt bé nằm sấp vài lần/ngày, một lần vài phút và tăng thời lượng dần lên. Nếu bé vẫn không bò, bạn cũng đừng lo lắng quá, vì không có căn cứ nào cho thấy: những em bé chậm biết bò, bỏ qua giai đoạn bò có sức khỏe cơ bắp yếu hơn, hoặc các vấn đề liên quan đến tăng trưởng toàn diện của bé.
  • Trước khi biết bò, bé sẽ có những phản xạ rất tự nhiên. Ví dụ: khi bạn cù vào lòng bàn tay bé, những ngón tay của bé sẽ cúp vào quanh ngón tay của bạn và chân bé đạp tung ra khi giật mình, hoặc vung vẩy khi có tiếng ồn.
Có thể mẹ chưa biết: Massage cho trẻ sơ sinh giúp tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ chính, bao gồm cơ bụng, lưng, và chân. Khi bé được mát xa đều đặn, các cơ bắp này trở nên mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập bò và ngồi.

5. Cách giúp bé biết đi nhanh nhất

Đa số những trẻ bình thường khỏe mạnh thì khoảng 4 – 7 tháng tuổi là bắt đầu tập ngồi, 7 – 10 tháng tuổi sẽ học bò, 8 – 9 tháng tuổi có thể đứng và giữ thăng bằng, đến khoảng 9 – 12 tháng tuổi thì trẻ có thể tự đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Chính vì vậy, giai đoạn tốt nhất để tập đi cho trẻ là khi trẻ đã tự mình đứng vững và thường là sau 1 tuổi.

Vì sao phải là độ tuổi này mới thích hợp cho trẻ chính thức tập đi? Nguyên nhân chủ yếu là do lúc này, hệ xương, cột sống, cơ bắp tứ chi của trẻ đều đã phát triển tương đối hoàn thiện, đủ khả năng chống đỡ sức nặng của cơ thể nên khi bước đi sẽ thuận lợi hơn.

cách giúp bé đi nhanh nhất

Cần xem xét tình trạng sức khỏe của bé để có cách hỗ trợ trẻ tập đi phù hợp

Rất nhiều phụ huynh cứ muốn con mình phải nhanh biết đi và biết các kỹ năng khác mà quên xem xét tình trạng sức khỏe, thể chất của trẻ. Sự nôn nóng của bạn có thể làm hạn chế quá trình trẻ tập luyện, có thể gây hại cho xương khớp còn non yếu nếu phương pháp dẫn dắt trẻ không hợp lý.

6. Gợi ý một số phương pháp tập đi cho bé

Trẻ bắt đầu tập đi là lúc trẻ rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong từng cử chỉ nhỏ. Cha mẹ không nên nôn nóng tập cho trẻ đi quá sớm, dễ làm cho chân bé vòng kiềng. Tập đi sớm cũng ảnh hưởng đến cột sống của bé. Khi nào bé bắt đầu muốn tập đi, bạn hãy giúp bé bằng cách:

  • Dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình, như vậy dễ gây trật cổ tay hay xương vai bé. Bạn có thể quỳ gối trước mặt bé và đỡ bé bằng hai tay khi bé di chuyển trong nhà cho đến khi bé đã đi thành thạo thì bạn có thể dùng tay dắt bé đi.
  • Hạn chế bế bé, chỉ nên bế lúc cần thiết. Ngoài ra, bạn hãy để bé được tự do ngồi và nằm chơi. Những bé quen được bế bồng sẽ không thích tập đi nữa.
cách giúp bé lật đi

Nhẹ nhàng dìu bé tập đi từng bước

  • Khi bạn thay quần áo cho bé, hãy để bé đứng. Bé đứng nhiều sẽ chắc khỏe cơ, xương chân, là tiền đề rất tốt để tập đi.
  • Nên lót sàn nhà bằng những miếng xốp hoặc đệm để bước chân bé được vững hơn, không bị trơn trượt, đồng thời bảo vệ bé khi ngã.
  • Khi bé biết đứng vịn tay vào đồ vật, bạn có thể huấn luyện bé vịn tay vào ghế, thành giường để bước từng bước, di chuyển từ ghế này sang ghế khác.
  • Cha mẹ có thể đặt một món đồ chơi nhiều màu sắc đu đưa trước mặt bé để khơi dậy sự ham thích của bé, thôi thúc bé bước về phía trước.
  • Bạn không cần sử dụng xe tập đi cho trẻ. Thực tế cho thấy, xe không giúp trẻ nhanh biết đi hơn mà có thể ảnh hưởng đến xương của trẻ, dễ gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc khác.

7. Cách giúp bé biết nói nhanh nhất

Ngay từ phút giây bé yêu chào đời, chắc hẳn bạn sẽ mong mỏi từng ngày thấy bé biết lật, biết bò, biết ngồi, biết đứng, biết lẫm chẫm bước đi những bước đầu tiên và đặc biệt vẫn trông mong nhất ngày bé bập bẹ, ê a tiếng “mẹ”, tiếng “ba” phải không nào.

Tất nhiên, trẻ sẽ phát triển theo từng giai đoạn nhất định tùy theo độ tuổi, khả năng thiên bẩm và các đặc tính về môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Cùng PamperMe tìm hiểu qua một số cách hay ho sau nhé!

cách giúp bé biết nói

Hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ theo từng độ tuổi

8. Gợi ý một số phương pháp tập nói cho bé

8.1. Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ

Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ về tất cả các vấn đề diễn ra trong cuộc sống, về những suy nghĩ, tình cảm của bạn đối với trẻ ngay từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ, trẻ vừa chào đời và lớn lên từng ngày nhé.

8.2. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc từ sớm

Có thể bạn không biết nhưng các bé rất thích nghe nhạc đấy, đặc biệt là những bản nhạc có tiết tấu vui nhộn, bé sẽ lắc lư, nhịp nhàng theo điệu nhạc để cảm nhận giai điệu, ngôn từ trong đó. Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc vừa có tác dụng phát triển ngôn từ của trẻ vừa kích thích trẻ nhanh biết nói một cách hiệu quả đấy, có nhiều trẻ còn biết ê a theo điệu nhạc trước khi biết nói nữa mà.

8.3. Đọc sách cho bé

Đọc sách cho bé là cách tuyệt vời để bé tiếp xúc với những từ vựng mới, cách các câu được ghép lại với nhau và từ câu chuyện trôi chảy. Khi còn nhỏ, bé sẽ thích thú với âm thanh và giọng nói của bạn. Khi mới biết đi, bé sẽ thích những câu chuyện và hình ảnh. Khi là trẻ mẫu giáo, bé thậm chí có thể nhảy vào kể cho bạn nghe chuyện gì đang xảy ra trong một cuốn sách.

8.4. Đọc tên các đồ vật quen thuộc

Mỗi khi thấy những đồ vật quen thuộc trong nhà, bố mẹ nên đọc tên đồ vật đó cho trẻ nghe vài lần, sau đó hỏi lại con: “Đó là cái gì?”. Lúc này, trí nhớ của trẻ sẽ phải vận động để ghi nhớ những gì mình vừa được học. Đây là một cách dạy trẻ biết nói sớm rất hay và thú vị mà nhiều bố mẹ đã áp dụng.

Đọc tên các đồ vật quen thuộc

Cho trẻ tiếp xúc và đọc tên các đồ vật quen thuộc là cách tập nói cho trẻ hiệu quả

8.5. Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên

Những chuyến đi chơi như tới vườn bách thú, công viên, bảo tàng… không những giúp trẻ mở rộng kiến thức mà còn khiến con mạnh dạn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội giao tiếp hơn. Đặc biệt, việc này giúp mở rộng vốn từ vựng của trẻ vì con được tiếp xúc với nhiều đồ vật lạ cũng như các loài động, thực vật mới lạ.

Bên cạnh các cách giúp trẻ biết lật, bò, đi và nói hiệu quả nêu trên thì có một phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện mà ba mẹ không nên bỏ qua đó chính là bơi thủy liệu. Các hoạt động trong môi trường nước ấm của hồ bơi thủy liệu không chỉ làm tăng cường sự phát triển cơ bắp mà còn kích thích phát triển kỹ năng vận động của bé. Nhờ vậy, trẻ biết lật, bò, đi và nói nhanh hơn.

Tìm hiểu thêm: Có nên cho bé bơi thủy liệu hay không?

Trên đây là những cách mà chuyên gia PamperMe cung cấp đến các bạn cách giúp bé lật cũng như dạy bé tập bò và đi nhanh nhất. Hy vọng sẽ mang lại hữu ích cho các mẹ bỉm.

4/5 - (3 đánh giá)
  • Facebook
  • LinkedIn

Từ khóa » Bò Biết Nói