MỘT SỐ CÁCH THỨC CÀI PHẦN MỀM CRACK (BẺ KHÓA) | Klickus
Có thể bạn quan tâm
MỘT SỐ CÁCH THỨC CÀI PHẦN MỀM CRACK (BẺ KHÓA)
Posted by Lonely Man on 02/10/2011 · 17 bình luận
Thân chào các bạn, hẳn bất kỳ ai trong chúng ta, khi đã sử dụng máy tính, cũng phải có một số kinh nghiệm nhất định trong mấy phi vụ cài đặt phần mềm. Vì một lẽ đơn giản là, nếu không biết cài phần mềm thì lấy đâu ra phần mềm để dùng. Phải không các bạn nhỉ?
Hẳn nhiên, thường khi chúng ta cần một phần mềm nào đó, nếu chưa có sẵn hoặc không tải từ Internet về được, thì một giải pháp khá đơn giản mà ai cũng nghĩ đến là chạy như bay ra mua một cái đĩa phần mềm ngoài tiệm đĩa.
Thế nhưng, đâu cứ mua về là dùng được ngay, mà ta còn phải xem xem nó có tương thích với hệ điều hành không, rồi yêu cầu cấu hình máy thế nào, lại thêm các yêu cầu đi kèm thế nào, rồi phải cài đặt ra sao nữa, khi đấy mới gọi là xong các thủ tục hùm bà lằng để mà ta có thể xài được nó.
Trong các bước này, hẳn nhiên ta sẽ rất dể thấy là bước đầu khá là dễ, chỉ cần mua đĩa về là ta đã có đầy đủ các thông tin để kiểm tra đối chiếu xem tính tương thích của phần mềm với chiếc máy tính thân yêu đã ổn chưa. Nhưng còn bước cuối, đây là bước có thể nói là quan trọng nhất trong các bước kia vì đơn giản là nếu không cài phần mềm vào máy thì lấy đâu ra mà chạy, có phải không các bạn?
Ở đây, để tránh làm loãng nội dung, Lonely_man chỉ xin trình bày bước cuối cùng trong các bước cài đặt phần mềm vào máy. Mà có lẽ hóc búa nhất là cài những phần mềm có bản quyền, hay các bạn quen gọi là phần mềm có phí hay phần mềm thương mại.
Đầu tiên, khi đã chắc chắn rằng phần mềm tương thích hoàn toàn với máy tính và hệ điều hành cũng như các phần mềm khác đã có sẵn trong máy, bạn hãy đưa đĩa CD/DVD chứa phần mềm cần cài đặt vào trong ổ đĩa (bước này mà không có là coi như các bạn khỏi làm gì tiếp luôn nhé hé hé)
Sau khi đã đưa đĩa vào máy, sẽ có 4 trường hợp xảy ra:
– Một là máy tính sẽ tự động mở thư mục ổ đĩa đó ra (Windows Explorer)
– Hai là máy tính sẽ hỏi bạn xem cần làm gì với nội dung trên đĩa (Autoplay).
– Ba là máy tính tự chạy phần mềm cài đặt có trên đĩa (AUTORUN)
– Bốn là máy tính không làm gì hết, mọi thứ vẫn trơ trơ. (khá phổ biến)
Nếu ta dùng tiêu chí chi phí mua phần mềm để phân biệt thì có hai loại là:
– Phần mềm miễn phí: cách cài phần mềm loại này chủ yếu khó tùy vào phần mềm, nhưng chắc chắn một điều là bạn không cần phải bỏ tiền ra mua hay tìm cách bẻ khóa (crack) khi dùng các phần mềm dạng này.
– Phần mềm có phí: đương nhiên bạn phải bỏ tiền ra mua phần mềm nếu muốn dùng nó một cách đường đường chính chính, còn nếu như bạn thích xài chùa thì: Xin hãy đọc bài viết này của Lonely_man để có thêm kinh nghiệm cài phần mềm crack.
Đối với các phần mềm có phí, một điều mà chúng ta thường thấy là nhà sản xuất sẽ có vài biện pháp để buộc khách hàng phải trả tiền khi dùng sản phẩm của họ:
– Phần mềm là bản dùng thử, bị hạn chế tính năng và thời gian sử dụng.
– Phần mềm là bản dùng thử, không hạn chế tính năng, bị hạn chế thời gian.
– Phần mềm là bản dùng thử, hạn chế tính năng, không hạn chế thời gian.
– Phần mềm là bản chính thức, không hạn chế tính năng, bị hạn chế thời gian.
– Phần mềm là bản chính thức, bị hạn chế tính năng, không hạn chế thời gian.
– Phần mềm là bản chính thức, bị hạn chế tính năng và thời gian sử dụng.
Và cho dù các phần mềm thuộc vào dạng nào trong các dạng trên thì Lonely_man cũng xin cho các bạn biết một số sự thật ẩn giấu đằng sau các chiêu thức của nhà sản xuất phần mềm như sau:
– Hầu hết các phiên bản dùng thử đều đồng thời là phiên bản chính thức.
– Phần lớn các phần mềm đều có thể bị bẻ khóa.
– Dù có nhiều cách bẻ khóa phần mềm, nhưng nguyên tắc cũng chỉ có một mà thôi.
Ở đây, Lonely_man xin giải thích sơ qua cho các bạn hiểu về 3 điểm vừa nêu:
Thứ nhất, vì sao lại nói là Hầu hết các phiên bản dùng thử đều đồng thời là phiên bản chính thức. Điều này có nghĩa là khi bạn cầm trong tay một phiên bản phần mềm mà khi cài vào máy, nó nói đây là phiên bản dùng thử, bạn phải trả tiền để có phiên bản chính thức của phần mềm thì thực ra là nó đang nói dối các bạn đấy, vì phiên bản bạn đang có trong tay chính là phiên bản chính thức rồi, cái bạn cần làm chỉ là một mã khóa để khiến nó biến thành phiên bản chính thức thôi, thật là thú vị phải không nào?
Thứ hai, tại sao lại nói là phần lớn các phần mềm đều có thể bị bẻ khóa. Một điều đơn giản rất dễ hiểu ở đây là, khi nhà sản xuất bắt tay vào làm một phần mềm, họ phải cố thúc đẩy càng nhanh dự án phần mềm càng tốt để đưa sản phẩm ra ngoài thị trường, bán để thu hồi vốn và lãi. Nếu họ chậm đưa ra chừng nào thì sẽ rất khó để cạnh tranh chừng ấy vì hiện nay có vô số các công ty phần mềm lớn nhỏ khắp thế giới, nếu họ chỉ chăm chăm nghiên cứu công nghệ khóa phần mềm để không ai bẻ khóa được thì sẽ rất mất thời gian và đôi khi là gây ảnh hưởng đến bản thân các tính năng chính của phần mềm (là các tính năng mà người dùng cần ở phần mềm đó, ví dụ chỉnh sửa ảnh, tải bài hát, …). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp các nhà sản xuất phần mềm lớn, nhân lực họ rất nhiều, vốn họ rất mạnh và tất nhiên là các chiến lược, kế hoạch của họ cũng rất bài bản, chuyên nghiệp, xuất sắc, do đó, họ có điều kiện để nghiên cứu và phát triển, tích hợp các công nghệ khóa phần mềm mới, tốt hơn, an toàn, bền vững hơn và hiển nhiên là khó bẻ khóa hơn, và trong một khoảng thời gian nào đó, một chừng mực nào đó, ta có thể nói là họ đã tạo ra những phần mềm không bẻ khóa được (đây cũng chỉ là điều mang tính tương đối vì sau một thời gian dài được các chuyên gia hacker và cracker nghiên cứu, có thể nó lại bị bẻ khóa mà thôi, vì chẳng có gì là tuyệt đối cả).
Thứ ba, lý do mà Lonely_man nói Dù có nhiều cách bẻ khóa phần mềm, nhưng nguyên tắc cũng chỉ có một mà thôi là: vì thực ra, cơ chế hoạt động của các bộ khóa phần mềm chỉ dựa trên một nguyên tắc duy nhất: sử dụng các kỹ thuật, công nghệ mã hóa, kiểm tra, để ngăn chặn việc can thiệp vào phần lõi của phần mềm, nơi mà nếu truy cập được thì các hacker, cracker sẽ hạ gục phần mềm một cách rất nhanh chóng. Nhìn chung nguyên lý này nói ra thì đơn giản nhưng bên trong nó là cả một lượng kiến thức khổng lồ nên Lonely_man sẽ không nói nhiều về phần này.
Và bây giờ, Lonely_man sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt các phần mềm có bản quyền đã được crack, tựu chung thì bao gồm chủ yếu các cách như sau:
- Trong khi cài đặt phần mềm, cần phải điền mã số giấy phép, license key (còn gọi là khóa bản quyền) hợp lệ để tiếp tục cài đặt, cách này khá đơn giản.
- Trong khi cài đặt phần mềm, cần phải điền nhiều loại mã số, license key, authorization code, activation code, từ cái này sẽ sinh ra cái kia, nói chung là khá phức tạp.
- Sau khi cài đặt phần mềm, cần phải điền tên người dùng, Username, mã số giấy phép, license key, để chuyển từ bản dùng thử thành bản chính thức hoặc để tiếp tục sử dụng phần mềm đã cài trên máy.
- Sau khi cài đặt phần mềm, cần phải chép đè một hoặc nhiều tập tin đã bẻ khóa, cracked files, vào thư mục cài đặt phần mềm, installation folder (hoặc thư mục khác được chỉ định tùy theo phần mềm), các tập tin này sẽ thay thế các tập tin cùng tên chưa được bẻ khóa (trong cùng thư mục).
Sau khi cài đặt phần mềm, cần phải tiến hành một số bước đặc thù như chạy công cụ tạo mã đăng ký, chạy ứng dụng đăng ký khóa, chạy tập tin đăng ký khóa, Key Generator, Patcher, Registry File, License File, …, (tùy theo phần mềm) để mở khóa phần mềm.
Dưới đây sẽ là chỉ dẫn chi tiết cùng với một số hình ảnh ví dụ của các cách cài đặt trên:
1. Trong trường hợp này, bạn cần có dãy mã số sản phẩm, còn gọi là mã số giấy phép của phần mềm.
Sau khi điền mã số đúng (nếu bạn nhập sai sẽ bị báo lỗi) vào ô trống, bạn hãy nhấn Continue, và tiếp tục quá trình cài đặt như bình thường.
2. Khi bạn đang cài đặt phần mềm, bạn được yêu cầu nhập vào dãy số bản quyền (Serial Number) để tiếp tục cài phiên bản chính thức (Full version), sau khi nhập xong, hãy nhấn Next để tiếp tục.
Sau đó, bạn sẽ lại được yêu cầu kích hoạt phần mềm như hình trên, nếu không kích hoạt, bạn sẽ không sử dụng được phần mềm này.
Thông thường, bạn hãy chọn phần kích hoạt thông qua điện thoại dùng Hệ thống kích hoạt phần mềm (Automated Activation System), không được chọn chế độ kích hoạt Thông qua Internet (Over the Internet) vì khi sử dụng chế độ này, phần mềm sẽ bị kiểm tra thông qua mạng lưới hệ thống của nhà sản xuất để xác thực thông tin, mà như vậy thì gần như chắc chắn việc kích hoạt sẽ thất bại.
Sau đó, bạn nhấn nút Next để tiếp tục kích hoạt Thông qua điện thoại (chỉ gọi như vậy thôi chứ bạn sẽ dùng mã tự tạo để kích hoạt, không cần dùng điện thoại gì cả :)).
Rồi, bạn mở ứng dụng tạo mã ra (Key Generator – Key Maker), để sẵn đó, lại chuyển qua bên cửa sổ kích hoạt, bạn copy Activation Number rồi paste vào khung Activation Number của ứng dụng Keygen.
Tiếp theo, ấn Generate Auth Code, khi đã có được Authorization Code, bạn copy & paste từng cụm 4 số hoặc tự điền vào trong chuỗi khung Authorization Code của cửa sổ kích hoạt phần mềm.
Cuối cùng, bạn chỉ việc nhấn nút Activate để kết thúc quá trình kích hoạt lại. Và đừng quên đóng cửa sổ Keygen đi nhé.
3. Khi bạn đã hoàn tất quá trình cài đặt phần mềm, khi mở phần mềm lên để sử dụng, bạn sẽ được yêu cầu nhập vào tên người dùng (Username hoặc Name) và mã đăng ký (Registration Code).
Nếu bạn có keygen đi kèm, hãy chạy keygen và điền vào Name rồi nhấn nút Generate để đăng ký phần mềm.
Sau đó, copy và paste Name và Registration Code từ cửa sổ keygen vào cửa sổ Enter Code của phần mềm (ví dụ minh họa).
4. Đối với trường hợp này, cái chúng ta cần không phải là một mã khóa phần mềm (nhưng nếu bạn dùng phiên bản thật đã mua thì vẫn dùng được như bình thường) mà là một tập tin .exe đã được bẻ khóa để thay thế cho tập tin .exe của phần mềm vừa cài. Như vậy, ta lại có thể dùng phần mềm này mà không còn lo lắng về vấn đề khóa bản quyền nữa rồi.
5. Cách dùng Key Generator (keygen) chắc các bạn đã rõ như các phần hướng dẫn trên, nên ở đây Lonely_man sẽ chỉ nói về các cách thức đặc biệt khác đối với việc cài các phần mềm dạng crack.
– Thứ nhất là cách dùng các tập tin .reg để thay đổi các khóa cài phần mềm trong máy. Việc bạn cần làm khi có một tập tin như thế này chỉ là nhấp đúp chuột (double click) vào nó và khi hiện ra một thông báo thành công thì nhấp nút OK để đóng nó lại.
– Thứ hai là cách dùng ứng dụng Patch (vá tập tin) đi kèm trong các gói phần mềm crack. Khi bạn đã cài xong phần mềm, điều duy nhát bạn cần làm để hoàn tất đăng ký phần mềm chỉ là chạy ứng dụng patch đi kèm rồi ấn vào nút Patch trong cửa sổ của ứng dụng Patch và chọn thư mục đã cài phần mềm để nó tự động thay thế các tập tin gốc thành các tập tin bẻ khóa, điều này cũng rất hữu hiệu khi bạn bị phát sinh lỗi phần mềm, cập nhật bị lỗi có thể dùng ngay bản vá này (ứng dụng patch) để đưa tập tin nguồn về lại nguyên trạng crack ban đầu, tránh cho bạn những rắc rối không đáng có.
Lonely_man sẽ thường xuyên cập nhật thêm các cách cài phần mềm crack mới nếu có.
Mong các bạn hãy đón đọc và ủng hộ klickus.com nhé.
Chúc các bạn luôn thành công và gặp nhiều may mắn trong năm mới Tân Mão.
Chia sẻ:
- X
Có liên quan
Tập tin được lưu ở: Công nghệ, Tin học · Tagged with crack, phần mềm
Từ khóa » Cách Crack ứng Dụng
-
Hướng Dẫn Crack Phần Mềm Bất Kì, Tự Học Crack Phần Mềm Tại ...
-
Cách Crack Tất Cả Các Phần Mềm
-
Hướng Dẫn Crack Phần Mềm Bất Kỳ - Thả Rông
-
Tự Học Crack Phần Mềm – Hướng Dẫn Chi Tiết - Irvine11
-
Crack Là Gì? Tại Sao Lại Không Nên Xài Game, Phần Mềm Crack
-
Cách Crack Phần Mềm - My
-
Tự Học Crack Phần Mềm – Hướng Dẫn Chi Tiết - .vn
-
8 Cách Nhanh Chóng Giúp Bạn Crack ứng Dụng Trên MacBook - Ap24h
-
Cách Học Crack Và Patch 1 Phần Mềm Bất Kì
-
Cách Học Crack Và Patch 1 Phần Mềm Bất Kì - YouTube
-
Cách Crack Phần Mềm
-
Tự Học Crack Phần Mềm – Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Hướng Dẫn Cách Crack Phần Mềm - Dhlamnghiep