Một Số "card Màn Hình Onboard" Phổ Biến Trong Máy Tính - Góc Học IT
Có thể bạn quan tâm
Khi chọn mua hoặc sử dụng máy tính, chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về khái niệm “card đồ họa onboard”. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu đúng về khái niệm này hay chưa? Bài này sẽ có câu trả lời rất thú vị dành cho bạn. Sau đó, chúng ta cùng điểm qua các đặc điểm kỹ thuật của một số “card màn hình onboard” phổ biến trên máy tính nhé!
1. Hiểu đúng về khái niệm “card màn hình onboard”
1.1. Phân biệt khái niệm GPU và card màn hình
Để hiểu đúng về khái niệm “card màn hình onboard”, chúng ta cần hiểu rõ về GPU (Graphics Processing Unit) và card màn hình là gì? GPU là một con chip có nhiệm vụ xử lý dữ liệu hình ảnh và xuất ra các cổng kết nối đến màn hình hiển thị. Do đó, một máy tính không có GPU thì không thể nào xuất hình ảnh lên màn hình được.
GPU thường bị nhầm lẫn với “card màn hình” (còn gọi là card đồ họa). Card màn hình là một thiết bị điện tử bao gồm cả GPU, VRAM, hệ thống tản nhiệt, các mạch bán dẫn, có thể có các cổng kết nối.
1.2. Card màn hình onboard là gì?
Trong các thế hệ mainboard Desktop đời cũ sẽ tích hợp một con chip GPU trên mainboard. Người ta gọi đó là “card màn hình onboard“. Tuy nhiên, các “card màn hình onboard” thường có sức mạnh xử lý kém. Chính vì vậy, các card màn hình mạnh mẽ chuyên dụng (Dedicated Graphics Card) – còn gọi là “card rời” ra đời. Các “card rời” thường được gắn với mainboard qua cổng PCI hoặc PCIe.
Hãng sản xuất CPU là Intel đã từng có giải pháp tích hợp GPU vào chipset Bắc. Sau này, Intel tích hợp GPU với CPU. Intel gọi chúng là iGPU (Integrated Graphics Processing Unit) – đơn vị xử lý đồ họa tích hợp. Chúng ta thường gọi iGPU là “card màn hình onboard”. Rõ ràng là sai khái niệm nhưng do thói quen sử dụng mà đến bây giờ chúng ta vẫn thường gọi iGPU là “card màn hình onboard”.
Các máy tính Laptop đòi hỏi các linh kiện nhỏ gọn nên thường sử dụng iGPU. Nhưng iGPU thì sức mạnh xử lý đồ họa không thể tốt bằng “card rời”. Nhưng “card rời” trên Laptop thì thường được tích hợp trên mainboard Laptop với kích thước nhỏ gọn gồm GPU, VRAM, hệ thống tản nhiệt, các mạch bán dẫn.
Tóm lại, “card màn hình onboard” là chỉ một GPU được tích hợp trên mainboard. “Card màn hình onboard” đã được dừng sản xuất rất lâu. Sau này, GPU được tích hợp trong chipset Bắc hoặc CPU thì được gọi là iGPU (Integrated Graphics Processing Unit). Nhưng iGPU thì có sức mạnh không được cao lắm nên các card màn hình chuyên dụng (Dedicated Graphics Card) ra đời.
2. Một số “card onboard” của Intel
Các “card onboard” của Intel được gọi là iGPU (Integrated Graphics Processing Unit). iGPU gồm các dòng chính là:
Intel HD Graphics
Là dòng iGPU được giới thiệu lần đầu vào năm 2010. Tiếp theo đó, Intel Iris Graphics và Intel Iris Pro Graphics là các dòng iGPU được ra mắt vào năm 2013. Intel HD Graphics và Intel Iris Graphics không có bộ nhớ riêng. Chúng sẽ lấy một phần bộ nhớ RAM để lưu các dữ liệu hình ảnh khi xử lý. Còn Intel Iris Pro Graphics được nhúng thêm bộ nhớ eDRAM.
Ngoài ra, một bản nâng cấp của Intel HD Graphics là dòng Intel UHD Graphics được giới thiệu trên CPU Intel thế hệ thứ 8 là Coffee Lake vào năm 2017. Intel UHD Graphics có khả năng hỗ trợ màn hình với độ phân giải 4K.
Intel Iris Plus Graphics
Được tích hợp cùng các CPU Intel thế hệ hệ 7 là Kaby Lake. Đây là dòng iGPU có hiệu năng cao hơn dòng Intel HD, Iris, Iris Pro.
Intel Iris Xe Graphics
Được tích hợp cùng các CPU Intel thế hệ thứ 11. Đây là “card onboard” mạnh nhất của Intel đến nay (01/01/2022). Intel Iris Xe Graphics có khả năng hỗ trợ màn hình với độ phân giải 8K hoặc 4K HDR.
2.1. Các thế hệ CPU của Intel tích hợp những iGPU nào?
Thế hệ CPU của Intel | Những iGPU được tích hợp |
CPU Intel® thế hệ thứ 2 | HD Intel® 3000, HD Intel® 2000 |
CPU Intel® thế hệ thứ 3 | HD Intel® 4000, HD Intel® 2500 |
CPU Intel® thế hệ thứ 4 | Intel® Iris® Pro 5200, Intel® Iris® 5100, HD Intel® 5000, HD Intel® 4600, HD Intel® 4400, HD Intel® 4200 |
CPU Intel® thế hệ thứ 5 | Intel® Iris® Pro 6200, Intel® Iris® 6100, HD Intel® 6000, HD Intel® 5500, HD Intel® 5300 |
CPU Intel® thế hệ thứ 6 | Intel® Iris® Pro 580, Intel® Iris® 550, Intel® Iris® 540, HD Intel® 530, HD Intel® 520, HD Intel® 515, HD Intel® 510 |
CPU Intel® thế hệ thứ 7 | Intel® Iris® Plus 655, Intel® Iris® Plus 650, Intel® Iris® Plus 640, HD Intel® P630, HD Intel® 630, HD Intel® 620, HD Intel® 615, HD Intel® 610, HD Intel® 505, HD Intel® 500 |
CPU Intel® thế hệ thứ 8 | Intel® Iris® Plus 645, Intel® UHD 630, UHD Intel® 620, Intel® UHD 617, Intel® UHD 615, Intel® UHD 610, Intel® UHD 605 |
CPU Intel® thế hệ thứ 9 | UHD Intel® 630, Intel® Iris® 655 |
CPU Intel® thế hệ thứ 10 | Intel® Iris® Plus, Intel® Core™ UHD dành riêng cho CPU Intel® thế hệ thứ 10 |
CPU Intel® thế hệ thứ 11 | Intel® UHD 750, Intel® UHD 730, Intel® Core™ UHD dành riêng cho CPU Intel® thế hệ thứ 11, Intel® Iris® Xᵉ |
CPU Intel® thế hệ thứ 12 | Intel® UHD Graphics 770 |
2.2. Đặc điểm kỹ thuật của một số “card onboard” của Intel
Intel® HD 3000/4000
Tên “card onboard” | Intel® HD 3000 | HD Intel® 4000 |
Tần số đồ họa cơ bản | 650 MHz | 650 MHz |
Tần số đồ họa tối đa | 1.15 GHz | 1.05 GHz |
Chuẩn kết nối đầu ra | eDP/DP/HDMI/SDVO/CRT | N/A |
Số màn hình hỗ trợ | 2 | 3 |
Intel® HD 5500/6000
Tên “card onboard” | HD Intel® 5500 | HD Intel® 6000 |
Tần số đồ họa cơ bản | 300 MHz | 300 MHz |
Tần số đồ họa tối đa | 850 MHz | 950 MHz |
Bộ nhớ đồ họa tối đa | 16 GB | 16 GB |
Độ Phân Giải Tối Đa (HDMI) | 2560×1600@60Hz | 2560X1600@60Hz |
Độ Phân Giải Tối Đa (DP) | 3840×2160@60Hz | 3840×2160@60Hz |
Chuẩn kết nối đầu ra | eDP/DP/HDMI | eDP/DP/HDMI |
Số màn hình hỗ trợ | 3 | 3 |
Intel® Iris® Pro 6200/6100
Tên “card onboard” | Intel® Iris® Pro 6200 | Intel® Iris® 6100 |
Tần số đồ họa cơ bản | 300 MHz | 300 MHz |
Tần số đồ họa tối đa | 1.05 GHz | 1.00 GHz |
Bộ nhớ đồ họa tối đa | 32 GB | 16 GB |
Độ Phân Giải Tối Đa (HDMI) | 2560×1600@60Hz | 2560×1600@60Hz |
Độ Phân Giải Tối Đa (DP) | 3840×2160@60Hz | 3840×2160@60Hz |
Chuẩn kết nối đầu ra | eDP/DP/HDMI/VGA | eDP/DP/HDMI |
Số màn hình hỗ trợ | 3 | 3 |
Intel® Iris® Plus/ Intel® Iris® Plus 655
Tên “card onboard” | Intel® Iris® Plus | Intel® Iris® Plus 655 |
Tần số đồ họa cơ bản | 300 MHz | 300 MHz |
Tần số đồ họa tối đa | 1.05 GHz | 1.15 GHz |
Bộ nhớ đồ họa tối đa | 32 GB – eRAM 128 MB | N/A |
Độ Phân Giải Tối Đa (HDMI) | 4096 x 2304@60Hz | 4096×2304@30Hz |
Độ Phân Giải Tối Đa (DP) | 5120 x 3200@60Hz | 4096×2304@60Hz |
Độ Phân Giải Tối Đa (eDP) | 5120 x 3200@60Hz | 4096×2304@60Hz |
Hỗ Trợ 4K | Có với tần số 60Hz | N/A |
Chuẩn kết nối đầu ra | eDP/DP/HDMI | eDP/DP/HDMI/DVI |
Số màn hình hỗ trợ | 3 | 3 |
Intel® Iris® Xᵉ
Tên “card onboard” | Intel® Iris® Xᵉ |
Tần số đồ họa tối đa | 1.30 GHz |
Độ Phân Giải Tối Đa (HDMI) | 4096×2304@60Hz |
Độ Phân Giải Tối Đa (DP) | 7680×4320@60Hz |
Độ Phân Giải Tối Đa (eDP) | 4096×2304@60Hz |
Chuẩn kết nối đầu ra | eDP 1.4b, MIPI-DSI 2.0, DP 1.4, HDMI 2.0b |
Số màn hình hỗ trợ | 4 |
Lưu ý: Hãng sản xuất CPU AMD thì không gọi các “card onboard” là iGPU. AMD thiết kế một loạt bộ vi xử lý 64-bit mà tích hợp cả CPU và GPU trong một khối thống nhất. AMD gọi là Accelerated Processing Unit (APU).
Tham khảo: Hỗ trợ đồ họa ® Intel, AMD Graphics
- Tra cứu các mạch cấp nguồn trên mainboard Laptop
- Các loại khe cắm RAM trên mainboard
- Nguyên lý cấp nguồn chờ trên mainboard Laptop
- Tháo lắp thùng máy Desktop
- Hướng dẫn tạo máy ảo với phần mềm VMware Workstation
Từ khóa » Card đồ Hoạ Onboard
-
Tất Tần Tật Card đồ Họa Onboard Của Intel: Liệu Bạn đã Biết Hết Chưa?
-
Card Màn Hình Onboard Là Gì? Có Chơi được Liên Minh? - FPT Shop
-
Card Rời Và Card Onboard Là Gì? Bộ Phần Này Có Công Dụng Gì?
-
VGA Là Gì? So Sánh Card Màn Hình Onboard Và Card Rời
-
Tổng Hợp Các Card đồ Họa Onboard Trên Laptop - Điện Máy XANH
-
Tìm Hiểu Dòng Card đồ Họa Tích Hợp - Điện Máy XANH
-
#Card Màn Hình Onboard Là Gì & Cách Phân Biệt
-
Card Onboard Là Gì? Các Loại Card Đồ Họa Tích Hợp Phổ Biến
-
Card Onboard Là Gì? |Sức Mạnh Của Card Onboard
-
[Tips] Tìm Hiểu Và Cách Phân Biệt Card Màn Hình (rời Và Onboard)
-
Card Màn Hình Onboard Giá Tốt Tháng 8, 2022 | Mua Ngay - Shopee
-
Hướng Dẫn Tắt Card đồ Họa Onboard để Sử Dụng Card Rời Trên Windows
-
Tất Tần Tật Card đồ Họa Onboard Của Intel: Liệu Bạn đã Biết Hết Chưa?