Một Số Chiến Công Trong đấu Tranh Chống Phản động Của Lực Lượng ...

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, làm lòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Lực lượng Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, là thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ và bảo vệ quần chúng nhân dân. Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của cả nước. Trong đó, với vai trò là lực lượng lòng cốt đấu tranh với các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị, lực lượng Công an nhân dân đã đánh thắng nhiều chuyên án, dập tắt âm mưu và hoạt động của các cá nhân, tổ chức chống đối, giữ vững an ninh quốc gia, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Từ khi thống nhất đất nước đến nay, lực lượng Công an nhân dân luôn nỗ lực, cố gắng, chủ động đấu tranh, làm thất bại các hoạt động chiến tranh xâm nhập, chống phá, bạo loạn lật đổ của các cá nhân, tổ chức phản động trong và ngoài nước. Trong đó, một số chiến công lớn, thể hiện đậm nét dấu ấn của lực lượng an ninh nhân dân là:

Đấu tranh chống FULRO.

Các trinh sát An ninh Công an tỉnh bàn phương án đấu tranh truy bắt FULRO (ảnh chụp năm 1984).

Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức – FULRO (đọc là Phun-rô, tiếng Pháp: Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées) là một tổ chức liên minh chính trị – quân sự của các sắc tộc Cao nguyên Trung phần, Chăm, Khmer, được thành lập từ năm 1964 và hoạt động ở vùng Tây Nguyên.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, đã phá vỡ kế hoạch Fulro do Mỹ và các thế lực thù địch chi phối, chỉ đạo. Trong bối cảnh miền nam những ngày đầu giải phóng, các đối tượng cầm đầu Fulro cho là thời cơ đến, đã nổi lên hoạt động vũ trang đánh cướp vũ khí của quân ngụy và chiếm cứ một số buôn làng, chống phá cách mạng và đòi chia sẻ quyền lực với ta. Chúng tiếp tục phát triển tổ chức, lực lượng lên tới khoảng 20.000 đến 25.000 tên.

Trước tình hình đó, Khu ủy Khu 6 đã thành lập Ban chỉ đạo truy quét Fulro do Thường vụ Khu ủy phụ trách, bên dưới là Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Từ tháng 8-1975, ta đã mở các đợt cao điểm truy quét Fulro, bao vây, đánh vào các mục tiêu trọng điểm, các toán cụm chỉ huy, cầm đầu, các đơn vị vũ trang quan trọng của chúng. Trong hai năm 1975 – 1976, ta đã làm rã 8.405 đối tượng Fulro ở rừng, bóc gỡ 12.140 cơ sở của chúng ở buôn, ấp, thu hàng nghìn súng các loại, trong đó có 20 tên đầu sỏ, buộc chúng phải phân tán lực lượng.

Ở Tây Nguyên, Fulro vẫn duy trì củng cố tổ chức hoạt động mạnh cả trong buôn làng và ngoài rừng. Chúng chuẩn bị cả “công hàm” để gửi các nước Anh, Pháp, Mỹ và LHQ kêu gọi giúp đỡ. Chúng còn quan hệ móc nối, câu kết với số ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động cũ, với số phản động là người dân tộc thiểu số miền bắc di cư và những phần tử phản động trong tôn giáo, nhất là trong đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, hoạt động nhen nhóm tổ chức phản động chống phá ta rất quyết liệt. Trong hai năm 1977 – 1978, chúng đã gây ra hàng trăm vụ tập kích, phục kích, làm chết 190 người, làm bị thương 318 người, cướp đi hàng trăm súng, phá hủy, đốt phá nhiều xe ô-tô, kho tàng, trụ sở xã. Chúng còn mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Ðồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.

Ngày 2-2-1977, Ban Bí thư T.Ư Ðảng ra Chỉ thị số 04-CT/TƯ về việc tiếp tục phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị, truy quét Fulro, bảo vệ an ninh chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên và nam Khu 6 cũ. Ngày 20-8-1980, Chính phủ ra Chỉ thị số 268/CP “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị, giải quyết cơ bản vấn đề Fulro ở các tỉnh Tây Nguyên”.

Ðược sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), lực lượng công an các cấp đã đẩy mạnh các mặt công tác nghiệp vụ trinh sát, nắm chắc tình hình để có chủ trương, kế hoạch đấu tranh phù hợp; xác lập và đấu tranh thắng lợi hàng chục chuyên án các loại. Một số chuyên án lớn qua đấu tranh đã giúp cơ quan an ninh hiểu rõ hơn nội tình của tổ chức Fulro, tạo ra được bước ngoặt trong quá trình đấu tranh giải quyết vấn đề này ở địa phương và trên toàn Tây Nguyên. Ðiển hình là Chuyên án F384 đấu tranh lôi kéo số Fulro ly khai ở địa bàn Ðác Min, Ðác Nông – Ðác Lắc, gọi hàng 47 đối tượng, bóc gỡ một khung chính quyền ngầm cấp xã, kịp thời ngăn chặn âm mưu thành lập tổ chức Fulro mới của người Mơ Nông.

Công tác vận động quần chúng kêu gọi số Fulro ở rừng trở về được đẩy mạnh; kết hợp triển khai các công tác, biện pháp nghiệp vụ khác, đã hạn chế, ngăn chặn hoạt động vũ trang chống phá của Fulro, làm rã các cụm toán của chúng ở rừng, đẩy nhanh sự tan rã của tổ chức, lực lượng Fulro.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động vẫn âm mưu đẩy mạnh các hoạt động chống phá Việt Nam. Ở nước ngoài, cái gọi là Bộ Quốc phòng Fulro chủ trương đưa lực lượng về địa bàn Tây Nguyên để khảo sát, tìm địa điểm lập mật cứ. Chúng lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của ta để kích động, lôi kéo quần chúng, chia rẽ đồng bào dân tộc thiểu số với người Kinh, với Ðảng, chính quyền. Lực lượng Fulro vẫn phân tán thành nhiều toán nhỏ, đột nhập các buôn ấp để tuyên truyền gây thanh thế, xây dựng cơ sở ngầm, khống chế cán bộ cơ sở, lấy tiếp tế, cướp lương thực.

https://www.facebook.com/myau2094/posts/1650092235154393Lực lượng công an đã tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo và trực tiếp tham gia với các ban ngành, lực lượng khác vạch trần những luận điệu lừa bịp, lôi kéo quần chúng của bọn Fulro. Các công tác, biện pháp nghiệp vụ tiếp tục được đẩy mạnh ở các địa phương. Tại Lâm Ðồng, ta đấu tranh Chuyên án F485, thu được nhiều kết quả, bắt sống toàn bộ toán Fulro thuộc “quân khu 4” của chúng góp phần giải quyết cơ bản lực lượng vũ trang Fulro ở ngoài rừng. Chuyên án T108 đấu tranh với tổ chức và hoạt động của quân khu 2 Fulro cũng kết thúc thắng lợi. Ðến năm 1990, ta đã làm tan rã hệ thống tổ chức lực lượng Fulro ở vùng này, đánh bật bọn chỉ huy đầu sỏ ra khỏi địa bàn thuộc tỉnh Gia Lai, bóc gỡ gần 1.000 cơ sở với 18 khung chính quyền ngầm cấp xã, hàng trăm khung chính quyền ngầm thôn của chúng.

Sau 17 năm kiên cường đấu tranh, lực lượng công an cùng quân và dân các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận vượt qua bao khó khăn gian khổ, hy sinh, đã làm tan rã hoàn toàn tổ chức, lực lượng Fulro. Vấn đề Fulro được giải quyết triệt để, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Đấu tranh làm thất bại hoạt động của tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia giải phóng Việt Nam” – chuyên án HM29.

Hoàng Cơ Minh và đồng bọn

Sau khi chạy trốn sang Mỹ, ngày 30/4/1980, Hoàng Cơ Minh, nguyên Chuẩn tướng, Phó đề đốc phụ tá hành quân, Tư lệnh vùng 2 Duyên hải của ngụy quyền Sài Gòn cùng một số tay chân đã tổ chức họp báo ra mắt “Mặt trận Quốc gia giải phóng Việt Nam”. Sau khi công khai ra mắt “Mặt trận” tại Mỹ, Hoàng Cơ Minh thành lập tiếp cái gọi là “Việt Nam canh tân cách mạng” (gọi tắt là Việt Tân) rồi vạch kế hoạch cho người, vũ khí xâm nhập về Việt Nam. Tổ chức này lấy cờ ba sọc của ngụy quyền Sài Gòn làm cờ mặt trận, lấy cờ màu xanh có bông mai trắng 6 cánh làm cờ đảng; soạn thảo hiến chương của mặt trận; xuất bản “báo kháng chiến” và đặt trụ sở tổng vụ hải ngoại ở Mỹ; tìm cách móc nối với chính quyền Thái Lan, coi đó là bàn đạp để huấn luyện phiến quân, xâm nhập về nước.

Đáng chú ý, qua điều tra, lực lượng An ninh Việt Nam làm rõ tổ chức phản động lưu vong này còn vạch ra chương trình hoạt động gồm 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1 – từ năm 1978 đến 1980, tuyển mộ nhân lực ở nước ngoài, trong các trại tị nạn ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, đặt ra mục tiêu và đường lối hoạt động.

Giai đoạn 2 – từ năm 1980 đến 1983, lập chương trình kích động ý thức chống Cộng trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đề ra phương thức quyên góp tiền bạc, tuyển mộ người ở nước ngoài lẫn trong nước rồi huấn luyện thành các nhóm nòng cốt.

Giai đoạn 3 – từ năm 1983 đến 1986, tiến hành xây dựng “hạ tầng cơ sở kháng chiến hạt nhân”, mở rộng địa bàn hoạt động.

Giai đoạn 4 – từ năm 1986 đến 1990, tổ chức đánh chiếm một số thôn, xã, vô hiệu hóa chính quyền cơ sở, làm bàn đạp cho hoạt động vũ trang.

Giai đoạn 5 – năm 1992, đồng loạt nổi dậy, bạo loạn lật đổ chính quyền.

https://www.facebook.com/myau2094/posts/1650092235154393​_Để triệt phá tổ chức phản động này, chuyên án HM29 được xác lập.

Thực hiện xong giai đoạn 1, năm 1981 Hoàng Cơ Minh được sự ủng hộ của một số nhân vật cực hữu trong chính quyền Thái Lan, đã thành lập các căn cứ mang mật danh 14, 27, 81, 83 và 84 trong vùng rừng núi huyện Bunthơrích, thuộc tỉnh Udon, lập đài phát thanh, in báo, huấn luyện cho hơn 200 tên biệt kích để tung về Việt Nam. Hướng xâm nhập, xây dựng mật cứ trong nước được chúng ấn định là địa bàn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khi các mật cứ đã hình thành, chúng sẽ tuyển mộ, móc nối người trong nước đưa ra mật cứ huấn luyện. Được bọn phản động quốc tế cung cấp tài chính, vũ khí, thiết lập đường dây liên lạc giữa chúng và những kẻ cầm đầu trong tổ chức “Mặt trận Khmer Crôm” cùng bọn thổ phỉ Lào, Hoàng Cơ Minh hí hửng tưởng rằng thời cơ đã đến.

Tuy nhiên, do chủ động làm tốt công tác nghiệp vụ, kết hợp phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ Tổ quốc, Cơ quan An ninh Việt Nam đã nắm được mọi hoạt động của “Mặt trận”, “Việt Tân” từ rất sớm. Đặc biệt hơn nữa, vào thời điểm này Cơ quan An ninh Việt Nam đang triển khai thắng lợi Chuyên án CM12 mà đối tượng là hai tên phản động Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cầm đầu, đưa người và vũ khí xâm nhập Việt Nam bằng đường biển.

Thông qua hàng trăm tên bị bắt – kể cả những tên chóp bu, Cơ quan An ninh Việt Nam một lần nữa lại nắm chắc mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động của “Việt Tân”. Chủ động nắm chắc tình hình địch, chủ động xây dựng thế trận đồng thời kết hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng Lào, Campuchia, Cơ quan An ninh Việt Nam đã đập tan cái gọi là những cuộc hành quân “Đông tiến”.

Đầu tháng 5/1986, Hoàng Cơ Minh phát động cuộc hành quân “Đông tiến 1”, đưa người và vũ khí về Việt Nam thì ngày 15/5, nó đã bị đánh cho tơi bời với 51 tên bị tiêu diệt – trong đó có tên cầm đầu là Dương Văn Tư. Đến ngày 28/8/1987, cuộc hành quân “Đông tiến 2” lại chung số phận với “Đông tiến 1”: 151 tên bị tiêu diệt, trong đó có Hoàng Cơ Minh.

Lần thứ ba, ngày 22/8/1989, Đào Bá Kế cùng 67 tên trong cuộc hành quân “Đông tiến 3”, bị tiêu diệt hoàn toàn mà không một tên nào đặt được chân lên Tây Nguyên, Trung Bộ hay Đông Nam Bộ. Điều đó đã khẳng định kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt” với hướng chủ yếu là “trong nổi dậy, ngoài đánh vào” của bọn phản động quốc tế, bị phá sản hoàn toàn.

Chuyên án HM29 kết thúc bằng việc xóa sổ toàn bộ lực lượng của tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia giải phóng Việt Nam” căn cứ tại Thái Lan do Hoàng Cơ Minh cầm đầu.

Tổng Hợp

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, làm lòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gin trật tự an toàn xã hội. Lực lượng...

Từ khóa » đấu Tranh Chống Fulro